Nhiều nước giảm mạnh dự án nhiệt điện than, Việt Nam thì sao?

Trao đổi với Dân trí, TS. Đào Trọng Tứ cho rằng, việc dừng hẳn các nhà máy nhiệt điện than thời điểm này sẽ là quyết định khó khăn. Nhưng cần xem xét giảm dần nhiệt điện than, đảm bảo sự bền vững của môi trường.
nhieu nuoc giam manh du an nhiet dien than viet nam thi sao

Đến năm 2030, ĐBSCL có 14 nhà máy nhiệt điện. Trong ảnh: Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải tại Trà Vinh đã hoạt động

Cần xem xét giảm dần nhiệt điện than

Thời gian qua, một loạt ngân hàng lớn tuyên bố ngừng tài trợ cho các dự án nhiệt điện than mới nhằm thực hiện cam kết hỗ trợ Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó nhiều nước cũng đang có xu hướng ngừng phát triển điện than.

Tại châu Âu, 109 dự án nhà máy nhiệt điện than đã bị hủy bỏ.

Tại Mỹ, 179 dự án nhiệt điện than mới đã bị ngăn chặn và 165 nhà máy đang vận hành đã ngừng hoạt động. Tương tự tại Trung Quốc, bắt đầu từ năm 2014, Chính phủ Trung Quốc cũng đã ra lệnh cấm cấp phép xây nhiệt điện than ở nhiều nơi.

Vậy ở Việt Nam thì sao, cần giải quyết bài toán về năng lượng này như thế nào? Để làm rõ hơn vấn đề này, Dân tríđã có cuộc trò chuyện với TS. Đào Trọng Tứ - Giám đốc trung tâm Phát triển bền vững Tài nguyên nước và Thích nghi biến đổi khí hậu, nguyên phó Tổng thư ký Ủy ban sông Mekong Việt Nam.

Ông Đào Trọng Tứ chia sẻ:

Trong nhiều năm trở lại đây, nhiều quốc gia trên thế giới đã có chủ trương giảm dần hoặc chấm dứt các nhà máy nhiệt điện than.

Trong đó, điển hình có Trung Quốc- một nước từng phát triển rất mạnh về nhiệt điện nhưng đến nay giảm rất mạnh. Năm 2016, nước này đã hủy bỏ 104 nhà máy điện than mới đang được xây dựng tại 13 tỉnh.

Còn ở Việt Nam, các nhà máy thủy điện hiện chiếm tỷ lệ lớn nhất 37,6%, sau đó đến các nhà máy nhiệt điện than chiếm 34, 3%.

Theo Quy hoạch điện VII vào năm 2020 tổng công suất của hệ thống điện dự kiến là 67.000 MW trong đó tỷ lệ điện than tăng lên 46%, trong khi thủy điện 26,4%, năng lượng tái tạo chỉ là 4,7%.

Đến năm 2030, tổng công suất của hệ thống là 137.000 MW, nhiệt điện than là chiếm 55,7%, năng lượng tái tạo 3,8%. Điều này đồng nghĩa số lượng nhà máy nhiệt điện than cũng tăng lên rất nhiều.

nhieu nuoc giam manh du an nhiet dien than viet nam thi sao

TS. Đào Trọng Tứ cho rằng việc dừng hẳn các nhà máy nhiệt điện than thời điểm này sẽ là quyết định khó khăn. Nhưng cần xem xét giảm dần nhiệt điện than

Với cơ cấu nguồn như dự báo, Việt Nam kỳ vọng sẽ dựa vào nguồn nhiệt điện than để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho phát triển.

Tuy nhiên sự lựa chọn này đã khiến dư luận băn khoăn và lo lắng vì nó đồng nghĩa với việc chấp nhận gia tăng ô nhiễm môi trường sống và đi vào con đường phát triển “nâu”, ngược lại với chiến lược “tăng trưởng xanh”.

Hiện nhiệt điện than đang đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu nguồn điện của Việt Nam. Tuy nhiên không ai có thể phủ nhận tác động từ các nhà máy nhiệt điện than là rất lớn đối với môi trường.

Hậu quả ô nhiễm từ các nhà máy nhiệt điện than gồm ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước.

Theo một nghiên cứu của Trung tâm phát triển sang tạo xanh GreenID, với tỷ lệ điện than ngày càng tăng, tro xỉ của từ các nhà máy điện than cũng ngày càng tăng.

Với 19 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành năm 2015, mỗi năm thải ra môi trường khoảng 10.000.000 tấn xỉ.

Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc, nhưng vấn đề ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước rất lớn. Môi trường nước đang ở mức báo động rất lớn. Nếu tiếp tục phát triển nhiệt điện thì tác động còn lớn hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, vấn đề làm sao hài hoà yếu tố môi trường và phát triển kinh tế không hề dễ. Tôi cho rằng, việc dừng hẳn các nhà máy nhiệt điện than thời điểm này sẽ là quyết định khó khăn. Nhưng cần xem xét giảm dần nhiệt điện than. Không đầu tư xây mới và có lộ trình giảm dần loại năng lượng này.

Vậy bài toán thay thế năng lượng ở đây cần được xử lý thế nào để vừa có thể đảm bảo được điện sử dụng cũng như đảm bảo môi trường, thưa ông?

Có hai giải pháp cần được đồng thời tiến hành, trước hết đó là có chính sách và chiến lược phát triển năng lượng tái tạo (gió, mặt trời, sóng biển, sinh khối…) và giảm dần sự phụ thuộc vào năng lượng từ nhiệt điện than.

Đó là cách thế giới chọn để giữ gìn được môi trường sống của con người, đảm bảo sự bền vững của môi trường.

Ở Việt Nam, cơ hội cho năng lượng điện tái tạo là rất lớn. Nhưng làm thế nào để hiện thực hóa. Tiến trình phát triển và chuyển đổi mạnh mẽ sang phát triển năng lượng tái tạo cần sự thay đổi về nhận thức, đầu tư kỹ thuật và công nghệ khai thác cùng với chính sách để tạo sự hấp dẫn đầu tư.

Đồng thời chính sách và chiến lược sử dụng hiệu quả điện năng cần được đẩy mạnh hơn, triệt để hơn. Có một thực tế là việc sử dụng hiệu quả điện năng của Việt Nam rất thấp, lãng phí lớn.

Theo PGS, TS. Bùi Huy Phùng - Hội đồng phản biện Tạp chí Năng lượng Việt Nam, hiện nay, công nghiệp Việt Nam tiêu thụ 52,5% điện năng, 38,6% tổng năng lượng thượng mại (NLTM) mà chỉ làm ra 32,5% GDP, trong đó sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, thép... được đánh giá là tiêu tốn nhiều năng lượng.

Trong khi đó nông - lâm - ngư nghiệp vốn là những ngành tiêu thụ ít năng lượng (vừa qua chỉ tiêu thụ 1,4% tổng điện năng, 1,28 % tổng NLTM mà đem lại 22% GDP).

Năng lượng tái tạo: Dù có khó khăn nhưng vẫn phải làm

Phát triển năng lượng tái tạo là giải pháp quan trọng để tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế. Tuy nhiên thực tế vấn đề này còn được cho là rất khó khăn đối với Việt Nam, thưa ông?

Chúng ta biết năng lượng tái tạo (NLTT) mang lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường, tuy nhiên, dạng năng lượng này chưa được phát triển nhanh, rộng tại Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân.

Về chính sách, mặc dù, trong thời gian qua, Chính phủ đã có các chính sách hỗ trợ phát triển NLTT, tuy nhiên, các nhà đầu tư đánh giá chính sách hỗ trợ của Việt Nam vẫn chưa đồng bộ và thấp so với các nước trên thế giới.

Về kỹ thuật hầu hết các thiết bị làm dự án Việt Nam không sản xuất được mà phải nhập khẩu. Như nhập khẩu turbine gió của Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc làm cho giá thành đầu tư, giá năng lượng cao.

Cần giải quyết các vấn đề quan trọng như tích hợp năng lượng tái tạo, phát triển mạng lưới, tự động hóa lưới điện và lưới điện siêu nhỏ.

Đồng thời cung cấp đầy đủ công nghệ trong chuỗi giá trị điện năng, đảm bảo độ an toàn và tin cậy của dòng điện.

Mặc dù nhiệt điện than có nhiều tác động lớn đến sức khỏe con người, môi trường, nhưng việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện than tạo nên công suất lớn với diện tích đất chiếm dụng không lớn, công nghệ đã trải qua hàng thế kỷ hoàn thiện, cung cấp nguồn điện ổn định cao, và suất đầu tư được cho là rẻ khi chi phí môi trường được tính không đầy đủ.

Trong khi đó, nếu làm hệ thống nhà máy điện năng lượng gió mặt trời có cùng công suất thì diện tích này phải tăng lên rất nhiều lần. Công nghệ lại đang hoàn chỉnh và giá thành hiện cao hơn.

Bên cạnh đó, nguồn năng lượng này phụ thuộc vào thiên nhiên, thời tiết. Do vậy các vấn đề kỹ thuật đang trong quá trình hoàn chỉnh để tạo được nguồn điện ổn định cho nguồn cung…

Tuy nhiên, con đường phát triển năng lượng tái tạo, tạo nguồn năng lượng xanh cho Việt Nam đan được nhìn nhận ngày càng rõ ràng. Cần đẩy mạnh tăng tỷ lệ đóng góp của năng lượng tái tạo để thay thế năng lượng hóa thạch ở mức độ cao hơn trong quy hoạch điện hiện tại.

Cùng với lộ trình xây dựng thị trường điện cạnh tranh, giá điện năng đang đi theo cơ chế thị trường trong khi đó, giá điện từ nguồn năng lượng tái tạo có xu hướng ngày càng giảm tạo điều kiện cho sự phát triển và cạnh tranh của nguồn năng lượng này với nhiệt điện than nhất là than nhập khẩu.

Để giúp phát triển nguồn năng lượng tái tạo trong tương lai, cần dỡ bỏ các rào cản về chính sách, chi phí môi trường xã hội phải trở thành một yếu tố cấu thành giá điện để tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa năng lượng tái tạo và nhiên liệu hóa thạch và cần xây dựng Luật năng lượng tái tạo trong tương lai gần.

Bài học từ Trung Quốc cho thấy, một báo cáo mới của Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính (IEEFA) nghiên cứu cho thấy nỗ lực của Trung Quốc nhằm đứng đầu thế giới và đặt nền móng quốc tế cho việc sản xuất năng lượng tái tạo.

Báo cáo nói rằng vào năm 2017, tổng đầu tư của Trung Quốc vào các dự án năng lượng sạch tương ứng với hơn 44 tỷ USD - một sự gia tăng đáng kể so với 32 tỷ USD của năm 2016.

Do vậy việc đẩy mạnh các nguồn năng lượng tái tạo để thay thế dù có khó khăn nhưng vẫn phải làm, vẫn phải hướng tới để khắc phục.

Phát triển năng lượng tái tạo đã và sẽ mang lại lợi ích không gì có thể so sánh được đó là môi trường sống trong lành hơn cho con người và thiên nhiên hôm nay cũng như các thế hệ mai sau.

Xin cám ơn ông về cuộc trò chuyện!

nhieu nuoc giam manh du an nhiet dien than viet nam thi sao 'Mắc kẹt' tại dự án nhiệt điện tỷ đô, PVN đưa ra loạt kiến nghị 'giải cứu' về vốn

Trong một văn bản mới đây gửi các cấp có thẩm quyền, một loạt các kiến nghị về vốn được Tập đoàn Dầu khí Việt ...

nhieu nuoc giam manh du an nhiet dien than viet nam thi sao Bao nhiêu dự án nhiệt điện BOT đang chậm tiến độ hoặc nằm trên giấy?

Các dự án nguồn điện mới tại miền Nam chủ yếu là điện than, thực hiện theo hình thức BOT. Tuy nhiên đến nay, gần ...

nhieu nuoc giam manh du an nhiet dien than viet nam thi sao Biến tro, xỉ nhà máy nhiệt điện thành vật liệu xây dựng, tháo gỡ khó khăn tiêu thụ

Bộ Công Thương vừa có báo cáo về tình hình thực hiện các dự án trong quy hoạch điện VII điều chỉnh và giải pháp ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.