Thiếu vốn, ba dự án nhiệt điện của PVN tiếp tục 'mịt mù' ngày hoàn thành

Ba dự án nhiệt điện do PVN làm chủ đầu tư gồm Thái Bình 2, Sông Hậu 1 và Long Phú đang chậm tiến độ từ 16 tháng đến 2 năm do thiếu vốn và hàng loạt vướng mắc khác. Điều này gây lo ngại nguy cơ thiếu điện trong thời gian tới.
 
thieu von ba du an nhiet dien cua pvn tiep tuc mit mu ngay hoan thanh Phúc thẩm vụ PVN thiệt hại 800 tỉ đồng: Ông Đinh La Thăng không được giảm án
thieu von ba du an nhiet dien cua pvn tiep tuc mit mu ngay hoan thanh Phúc thẩm vụ PVN thiệt hại 800 tỉ đồng: Ông Đinh La Thăng đề nghị HĐXX tuyên mình vô tội
thieu von ba du an nhiet dien cua pvn tiep tuc mit mu ngay hoan thanh Phúc thẩm vụ PVN mất 800 tỉ đồng: Phiên tòa bất ngờ dừng sớm
thieu von ba du an nhiet dien cua pvn tiep tuc mit mu ngay hoan thanh

Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 đã hoàn thành trên 81% khối lượng nhưng đang trì trệ do thiếu vốn (Ảnh: TTO)

Ban chỉ đạo quốc gia về Phát triển điện lực vừa có báo cáo kết quả kiểm tra tình hình thực hiện các dự án nhiệt điện, trong đó, nhiều dự án nhiệt điện do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư đang bị chậm tiến độ.

Theo Báo cáo, PVN hiện đang tập trung thi công 3 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.600MW. Gồm nhiệt điện Thái Bình 2, nhiệt điện Sông Hậu 1 và nhiệt điện Long Phú.

Tuy nhiên, các dự án này đều đang chậm tiến độ từ 16 tháng đến 2 năm và có thể dài hơn do thiếu vốn. Cụ thể:

Dự án nhiệt điện Thái Bình 2 dự kiến đưa vào phát điện vào năm 2020 nhưng hiện nay tiến độ xây dựng bị chậm 2 năm so với kế hoạch ban đầu. Hiện tiến độ tổng thể của dự án mới đạt 82,3% và chưa xác định thời gian nào sẽ hoàn thành.

Nguyên nhân các tồn tại chủ yếu là do tổng thầu dự án là PVC bị hạn chế năng lực tài chính, thiếu kinh nghiệm thực hiện dự án. Một số gói thầu phụ bị kéo thời gian lựa chọn nhà thầu, có gói thầu vượt dự toán được duyệt. Thậm chí, PVC sử dụng tiền tạm ứng dự án vào mục đích khác ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án (theo báo cáo của PVN vào tháng 11/2017, số tiền này là 1.080 tỷ đồng).

Theo Bộ Công Thương, những khó khăn tồn đọng này rất phức tạp và liên quan đến nhiều Bộ, Ngành, vượt thẩm quyền giải quyết của Bộ.

Bên cạnh đó, theo ý kiến của Ngân hàng Nhà nước, các khoản gửi của PVN và các đơn vị thành viên khác tại ngân hàng Oceanbank sẽ được xử lý trong tổng thể phương án tái cơ cấu ngân hàng này và chi trả theo lộ trình sau khi được Thủ tướng chính phủ phê duyệt phương án tái cơ cấu.

Báo cáo cũng cho biết PVN đang tạm giải ngân vượt mức vốn chủ sở hữu của dự án. Cùng với đó, các ngân hàng nước ngoài ngưng giải ngân khoản vay do lo ngại liên quan tới việc khởi tố một số lãnh đạo PVN thời gian qua.

Trước những khó khăn về nguồn vốn, hiện PVN chưa có giải pháp khả thi để có thể huy động nguồn vốn vay trong nước còn thiếu.

Tương tự, dự án nhiệt điện Sông Hậu 1 cũng đang chậm tiến độ 2 năm so với dự kiến ban đầu đưa vào sử dụng năm 2021. Tổng tiến độ thực hiện dự án đến nay mới đạt 55,2% so với kế hoạch đặt ra 80,2%.

Dự án này chậm trễ cũng có nguyên nhân chính là chưa thu xếp được nguồn vốn, công tác nghiệm tu gặp kho khăn, một số hạng mục thi công kéo dài dẫn đến tăng chi phí,…

Dự án nhiệt điện Long Phú 1 dự kiến đưa vào hoạt động năm 2021 nhưng hiện đang bị chậm tiến độ 16-17 tháng. Hiện, tiến độ dự án mới đạt khoảng hơn 72%.

Một trong các nguyên nhân là do nhà thầu Power Machines (PM - Nga) bị đưa vào danh sách các công ty bị cấm vận bởi Bộ Tài chính Mỹ từ ngày 26/1/2018. Vì vậy, việc thực hiện công việc của hợp đồng EPC của liên danh nhà thầu PM bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nguy cơ tiến độ dự án tiếp tục chậm thêm.

Theo đánh giá sơ bộ của PM thì với lệnh cấm vận của Mỹ đối với PM, tiến độ của dự án sẽ bị chậm lên đến 36 tháng.

Trước tình trạng trên, Ban chỉ đạo yêu cầu Tập đoàn Dầu khí khẩn trương phân tích, đánh giá kỹ về pháp lý và thương mại về ảnh hưởng của lệnh cấm vận của Mỹ liên quan tới nhà thầu PM Nga đối với dự án nhiệt điện Long Phú 1 và đề xuất phương án xử lý. Mục tiêu cuối cùng là hợp đồng EPC vẫn tiếp tục được triển khai và giảm tối đa thiệt hại cho chủ đầu tư và các bên liên quan.

Được biết, dự án Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 nằm trong Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII điều chỉnh) và đang được áp dụng cơ chế đặc thù, đồng thời cũng là dự án nằm trong chương trình hợp tác kinh tế - thương mại, khoa học - kỹ thuật giữa hai Chính phủ Liên bang Nga và Việt Nam.

Dự án này được triển khai trên địa bàn huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng do PVN làm chủ đầu tư, khởi công xây dựng từ đầu năm 2011 và dự kiến sẽ hoàn thành, phát điện tổ máy số 1 vào năm 2014, tổ máy 2 vào năm 2015. Tuy nhiên, hiện nay tiến độ của dự án đang bị chậm nhiều so với kế hoạch.

Các dự án điện nói chung và nhiệt điện nói riêng đang khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ thiếu điện trong thời gian tới, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và hoạt động sản xuất kinh doanh.

Mới đây, Bộ Công thương cảnh báo trong các năm tới, nếu tiến độ đàm phán và xây dựng dự án điện không bảo đảm tiến độ sẽ gây rủi ro, khó khăn không nhỏ đối với hệ thống điện.

Trong khi đó, các chuyên gia cho rằng, hiện nay, nhu cầu tiêu thụ điện tăng trung bình khoảng 10%/năm, tình trạng nhiều dự án nhiệt điện lớn chậm tiến độ đồng loạt sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn cung điện, khả năng thiếu điện năm 2018, 2019 hoàn toàn có thể xảy ra, năm 2020 nguy cơ thiếu điện rất cao.

thieu von ba du an nhiet dien cua pvn tiep tuc mit mu ngay hoan thanh Nhà đầu tư Trung Quốc làm bao nhiêu dự án nhiệt điện ở Việt Nam?

Gần đây, có những đề xuất về nhà đầu tư Trung Quốc tham gia phát triển các dự án nhiệt điện ở Việt Nam. Vậy ...

thieu von ba du an nhiet dien cua pvn tiep tuc mit mu ngay hoan thanh Ông Đinh La Thăng: Vốn rót vào nhiệt điện Thái Bình 2 không thuộc trách nhiệm Chủ tịch PVN

Quá trình các luật sư xét hỏi nhằm làm rõ chi tiết vụ án, ông Đinh La Thăng luôn khẳng định, bản thân bị cáo ...

thieu von ba du an nhiet dien cua pvn tiep tuc mit mu ngay hoan thanh Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2: Nhiều sai phạm về đấu thầu

Cơ quan An ninh điều tra thuộc Bộ Công an vừa hoàn tất Kết luận điều tra, chuyển Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ...

chọn
Sắp xây toà nhà cao thứ ba Hà Nội?
Toà nhà Landmark 55 có tổng mức đầu tư 5.934 tỷ đồng, khi hoàn thành sẽ là toà nhà cao tầng thứ ba của Hà Nội, sau Keangnam Landmark và Lotte Center Hà Nội (65 tầng). Chủ đầu tư Taseco Land cho biết dự kiến quý II/2024 xin giấy phép xây dựng, quý III/2024 cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án.