Ngày 28/8, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án sai phạm xảy ra tại công ty cổ phần Hóa dầu và xơ sợi dầu khí (PVTEX).
Theo cáo buộc, khoảng giữa năm 2010, Vũ Đình Duy (nguyên TGĐ PVTEX) và Đỗ Văn Hồng (nguyên chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ công ty cổ phần đầu tư - xây lắp dầu khí Kinh Bắc) trao đổi về việc liên kết thành lập công ty cổ phần PVTEX Kinh Bắc, nhằm mục đích sản xuất ống cuốn sợi, thùng carton để bán cho PVTEX.
PVTEX sẽ bao tiêu toàn bộ sản phẩm làm ra, đồng thời sẽ tạo điều kiện cho PVTEX Kinh Bắc được ưu tiên mua sản phẩn của PVTEX.Bị cáo Trần Trung Chí Hiếu trả lời thẩm vấn tại tòa
Đổi lại, Hồng phải chi tiền nộp cho Vũ Đình Duy và Trần Trung Chí Hiếu (nguyên Chủ tịch HĐQT PVTEX) mỗi người 10% cổ phần của công ty PVTEX Kinh Bắc, tương ứng 3 tỷ đồng.
Vũ Đình Duy nói Hồng phải nộp tiền cho Hiếu vì ông Hiếu là Chủ tịch HĐQT PVTEX, để thành lập được PVTEX Kinh Bắc phải được sự đồng ý của Hiếu, cũng như để sau này Hiếu tạo điều kiện cho việc kinh doanh của PVTEX Kinh Bắc được thuận lợi.
Cáo trạng cho rằng, Hồng nhận thấy việc thành lập PVTEX Kinh Bắc sẽ có khả năng sinh lời cao, bản thân lại được nắm giữ phần lớn cổ phần nên sẽ được hưởng lợi nhiều, nhưng nếu không đươc sự đồng tình của Hiếu và Duy thì không thể thực hiện được nên đã đồng ý với yêu cầu của Duy.
Trả lời thẩm vấn tại tòa, bà Nguyễn Thị Toan, vợ của bị cáo Hồng khai, tháng 1/2011, theo chỉ đạo của chồng, bà Toan mang 6 tỷ đồng - là số tiền vợ chồng bà vay mượn ra ngân hàng nộp vào tài khoản của công ty PVTEX Kinh Bắc.
Số tiền này chia đôi cho 2 người đứng tên là Đỗ Thị Thùy Linh và Trần Cường (hai người này là người thân mà Vũ Đình Duy là Trần Trung Chí Hiếu nhờ đứng tên cổ phần). Bà Toan cho hay, chỉ làm theo lời chồng, còn công việc kinh doanh của chồng thế nào, bà không hay biết.
Tại tòa, bị cáo Hiếu khẳng định, ông ta không hề biết số tiền 3 tỷ đồng cổ phần của mình ở PVTEX là tiền của bị cáo Hồng. Trước đó, Hiếu chỉ gặp bị cáo Hồng có một lần. Bị cáo Hiếu khai, chỉ biết số tiền 3 tỷ đồng này là tiền của bị cáo Hồng chi khi được CQĐT cho hay.
"Lúc đó tôi hiểu, 3 tỷ đồng này là tiền ông Vũ Đình Duy chi để góp cổ phần thay tôi. Sau này tôi nói trả lại ông Duy, nhưng Vũ Đình Duy bảo, anh cứ để đó, khi nào cần em sẽ lấy ngay", bị cáo Hiếu khai.
Trước câu hỏi của vị chủ tọa: "Khi bị cáo nhận số tiền 3 tỷ đồng thoái vốn, bị cáo thấy thế nào?", Hiếu trả lời: "Tôi nói sẽ trả cho ông Duy vì ông Duy nói khi nào cần sẽ lấy".
Theo cáo trạng, hành vi của bị cáo Hiếu đã phạm vào tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và nhận hối lộ.
Đối với bị cáo Hồng, VKS xác định, bị cáo có hành vi đưa 6 tỷ đồng cho Hiếu và Vũ Đình Duy thông qua việc góp cổ phần tại PVTEX Kinh Bắc, có dấu hiệu phạm tội đưa hối lộ.
Nhưng do Hồng bị ép buộc và đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, vì vậy CQĐT không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Hồng về hành vi này là có cơ sở.
Phiên tòa sáng nay nghỉ. Tiếp tục xét xử vào chiều 29/8
LS Vũ Xuân Toán hỏi bị cáo Hồng: Khi ký HĐ số 14, trong này có nhiều căn cứ như Nghị định 48, anh có đọc không?
Tôi không đọc nghị định này. Sau này ở cơ quan điều tra tôi mới được nghiên cứu Nghị định 48.
Luật sư: Đến thời điểm ra kết luận điều tra, dự án nhà ở cho công nhân xơ sợi Đình Vũ đã hoàn thành bao nhiêu %?
Khoảng 70%.
Năm 2015, anh có nộp cho PVTEX 1,5 tỷ đồng, lí do anh nộp: Đây không phải tiền hoàn ứng mà tiền để được thi công tiếp.
Luật sư: Cơ quan điều tra nói anh sử dụng 5,3 tỷ vào mục đích cá nhân?
Cái này tôi cũng đã thừa nhận sai phạm.
Luật sư: Trong hồ sơ vụ án, anh có đơn xin đề nghị các khoản tiền anh đã đưa hối lộ trước đó và tiền cơ quan thu giữ 250 triệu đồng để khắc phục hậu quả?
Tôi xuất phát từ nhận thức sai lầm của mình nên có đơn xin khắc phục.
Luật sư Nguyễn Huy Thiệp hỏi bị cáo Hồng: Về nguyên tắc, cổ đông sáng lập phải góp vốn trước hay sau khi được phép thành lập?
Theo hiểu biết của tôi thì sau khi thành lập doanh nghiệp, các cổ đông sáng lập góp vốn trong vòng 90 ngày còn các cổ đông cổ phần thì góp vốn trong vòng 3 năm.
Luật sư: Có khi nào anh nói hoặc thông báo cho anh Hiếu biết việc anh đã nộp 10% cổ đông?
Không.
Luật sư: Anh nộp cho anh Hiếu theo yêu cầu nào?
Tôi nộp hoàn toàn theo yêu cầu của Duy.
Luật sư: Hiện nay Duy không có mặt để xác định, kiểm chứng nội dung anh và anh Hiếu khai, việc đánh giá, kết luận có rõ ràng không?
Hiểu biết của tôi hạn chế, đánh giá là của thẩm phán và hội thẩm nhân dân.
Luật sư: Theo nhận thức của anh ai là người có trách nhiệm hoàn ứng?
PVC.KBC vì đây là công ty nhận tiền tạm ứng.
Luật sư bào chữa cho bị cáo Vũ Phương Nam gồm: LS Lê Văn Thiệp và LS Nguyễn Ngọc Luận.
LS Luận hỏi bị cáo Nam: Theo chức năng nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán và chức năng kế toán trưởng, bị cáo có trách nhiệm kiểm tra công trường không?
Không ạ.
Luật sư: Bị cáo có tham gia vào quá trình chỉ định thầu dự án nhà ở không?
Không ạ.
Luật sư: Bị cáo có tham gia đề xuất ký phụ lục 05 không?
Không tham gia.
Luật sư: Bị cáo có ký vào đề xuất tạm ứng 20 tỷ không hay chỉ ký vào giấy đề nghị thanh toán tiền tạm ứng?
Tôi chỉ ký vào giấy đề nghị thanh toán tiền tạm ứng.
Luật sư: Phụ lục hợp đồng có quyền sửa nội dung trong hợp đồng không?
Đối với nhận thức của bị cáo thì hai bên có thể thỏa thuận ký phụ lục bổ sung.
Luật sư Được hỏi ông Vũ Tiến Long:
Luật sư: Anh là giám đốc công trường, khi thi công, anh thấy khác bản thiết kế, anh báo cáo anh Duy đúng không?
Đúng ạ.
Luật sư: Anh có báo cáo anh Hiếu không?
Thời điểm này cũng lâu rồi nên tôi không nhớ ạ. Tôi có tranh cãi gay gắt với anh Duy. Lúc đó anh Hiếu là cấp trên ở HĐQT, tôi làm việc với anh Duy là chính.
Luật sư: Với 20 tỷ đồng, anh có phản ứng gì với anh Hiếu?
Tôi có cầm công văn sang anh Duy phê duyệt thì có to tiếng với anh Duy còn anh Hiếu là cấp trên. Việc anh Duy làm việc, báo cáo với anh Hiếu như nào thì tôi không rõ.
VKS: Khi Duy và Hồng trao đổi với nhau thì Duy có về báo cáo anh, trong đó có nêu 10% của anh thì sau đó anh ký công văn thành lập hay gì?
Tôi không nhớ.
VKS: Anh hiểu như nào về Duy nói góp 10%?
Tôi hiểu là Duy cho tôi mượn tiền đó góp.
Luật sư Đào Hữu Đăng hỏi tiếp bị cáo Hiếu:
Luật sư: Liên quan việc chỉ định thầu, như anh đã khai rằng việc chỉ định thầu có sự đồng ý, ủy quền, nhất trí của PVC và PVN. Tuy nhiên, theo quy định đấu thấu, anh vẫn phải tiến hành mời thầu đúng không?
Đúng ạ.
Luật sư: Nhiệm vụ của PVTEX lúc này là như nào?
Đánh giá năng lực nhà thầu.
Luật sư: Để đánh giá năng lực nhà thầu, PVTEX đã thành lập tổ đánh giá đúng không?
Đúng ạ.
Luật sư: Tổ này có báo cáo HĐQT kết quả như nào không?
Các tổ này do ban TGĐ thành lập. kết quả họ báo cáo ban TGĐ, không báo cáo HĐQT.
Luật sư: Tổ chuyên gia có kết luận đánh giá năng lực đủ điều kiện của nhà thầu, anh có nhận được không?
Tôi có nhận được.
Luật sư: Như vậy với chức năng của tổ chuyên gia, tổ chuyên gia đánh giá PVC.KBC đủ năng lực đúng không?
Đúng ạ.
Luật sư: Anh là người ký quyết định phê duyệt chỉ định thầu đúng không?
Đúng ạ.
Luật sư: Với trách nhiệm chủ tịch HĐQT bị cáo có trách nhiệm kiểm tra chi tiết, đánh giá hồ sơ nhà thầu không?
Không ạ.
Luật sư: Chỉ định như vậy có đủ điều kiện không?
Sau này đánh giá thì là không đủ điều kiện.
Luật sư: Thực tế dự án thi công không đúng quy định như vậy có trái với quy định của pháp luật không?
Theo tôi hiểu là trái pháp luật.
Luật sư: Từ việc có nguyên nhân chuyển đổi nhà tương đương sang liền kề, anh có biết biên bản thương thảo đàm phán hoàn thiện gói thầu giữa tổ chuyên gia đàm phán với PVTEX không?
Biên bản giữa tổ chuyên gia đàm phán với PVTEX.
Luật sư: Anh có xem kỹ nội dung không?
Tôi có đọc kỹ biên bản.
Luật sư: Biên bản và nội dung có sự nhập nhằng giũa nhà chung cư và liền kề anh có phát hiện không?
Chi tiết về kỹ thuật tôi không để ý lắm.
Luật sư: Theo quyết định phê duyệt dự án là xây nhà chung cư hay nhà liền kề?
Xây dựng nhà chung cư. Quyết định phê duyệt dự án là quyết định cao nhất.
Luật sư: Từ quyết định như này nhưng thực tế thi công là không đúng?
Đúng ạ. Không ai báo cáo tôi về vấn đề thi công trái với phê duyệt. Tôi đề nghị HĐXX xem xét cho tôi về vấn đề này.
Luật sư: Bị cáo có ký quyết định 13 phê duyệt chủ trương ứng vốn không?
Tôi có ký ạ.Trong quyết định có việc yêu cầu ban giám đốc phải giám sát việc sử dụng vốn.
Luật sư: Tức Ban giám đốc phải thực hiện theo trình tự thủ tục đúng không?
Đúng ạ.
Luật sư: Trong các bước đó thì bắt buộc phải ký phụ lục hợp đồng?
Đúng ạ. Phụ lục 05 không thông qua HĐQT và tôi không được biết điều này.
Luật sư: Không ký phụ lục 05 thì có thể ứng vốn được không?
không ký phụ lục thì không thể ứng vốn được.
Với trách nhiệm người đứng đầu tôi phải chịu trách nhiệm về việc ứng vốn đã xảy ra. Tuy nhiên, tôi xin HĐXX xem xét cho tôi. Ngay trong quyết định số 13, trong điều 3 có ghi là giao cho ban điều hành giám sát việc sử dụng vốn và báo cáo HĐQT xem việc sử dụng vốn có đúng không.
Về số tiền 3 tỷ góp vốn, bị cáo không biết về việc này.
Luật sư: Bị cáo có bao giờ bàn bạc với Hồng về việc tạm ứng 20 tỷ đồng cũng như việc thành lập PVTEX Kinh Bắc?
Không ạ.
Ông Duy trao đổi với tôi phương án thành lập công ty sau đó tôi trình các cấp có thẩm quyền theo quy định. Ông Duy nói phương án thành lập công ty do PVC.KBC nắm 70%, tôi 10%, Duy 10%... và tôi đồng ý với phương án đó. Tôi hoàn toàn không biết việc ông Duy có thỏa thuận như nào với ông Hồng.
HĐXX vào làm việc
Đại diện VKS tiếp tục hỏi bị cáo
Hỏi bị cáo Đào Ngọ Hoàng:
VKS: Căn cứ nào để đề xuất tạm ứng 20 tỷ đồng?
Bị cáo thấy không đủ điều kiện nhưng bị cáo thực hiện theo chỉ đạo của các sếp.
Vũ Phương Nam
VKS: Bị cáo có bút phê vào công văn 97 không?
Nhận được công văn đó, có bút phê của 2 lãnh đạo nên bị cáo có phê là theo dõi và lưu công văn.
Nghe vậy, đại diện VKS cho bị cáo xem lại bút tích trên công văn. Bị cáo nói chữ là của anh Duy.
VKS: Với tư cách kế toán trưởng, bị cáo có phải chịu trách nhiệm pháp lý trước khi trình ký cho TGĐ không?
Dạ có ạ.
VKS: Khi hồ sơ đề nghị tạm ứng 20 tỷ đồng đấy, bị cáo dựa trên hồ sơ chứng từ nào?
Bị cáo nhận được từ phòng thương mại chuyển lên. Gồm tờ trình thứ 2 của phòng thương mại trình; quyết định của HĐQT phê duyệt chủ trương tạm ứng; công văn nội bộ của TGĐ, biên bản làm việc giữa hai bên…
Bị cáo Hồng
VKS: Biên bản với Trần Cường là ai ký?
Tôi là người ký.
VKS: Biên bản Nguyễn Thị Toan chuyển 6 tỷ đồng nội dung là góp vốn đứng tên là Trần Cường là mấy tỷ, Đỗ Thùy Linh là mấy tỷ?
Cường 3 tỷ đồng, Linh 3 tỷ đồng.
Ngày 28/8, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án sai phạm xảy ra tại công ty cổ phần Hóa dầu và xơ sợi dầu khí (PVTEX).
Theo cáo buộc, khoảng giữa năm 2010, Vũ Đình Duy (nguyên TGĐ PVTEX) và Đỗ Văn Hồng (nguyên chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ công ty cổ phần đầu tư - xây lắp dầu khí Kinh Bắc) trao đổi về việc liên kết thành lập công ty cổ phần PVTEX Kinh Bắc, nhằm mục đích sản xuất ống cuốn sợi, thùng carton để bán cho PVTEX.
PVTEX sẽ bao tiêu toàn bộ sản phẩm làm ra, đồng thời sẽ tạo điều kiện cho PVTEX Kinh Bắc được ưu tiên mua sản phẩn của PVTEX.
Đổi lại, Hồng phải chi tiền nộp cho Vũ Đình Duy và Trần Trung Chí Hiếu (nguyên Chủ tịch HĐQT PVTEX) mỗi người 10% cổ phần của công ty PVTEX Kinh Bắc, tương ứng 3 tỷ đồng.
Vũ Đình Duy nói Hồng phải nộp tiền cho Hiếu vì ông Hiếu là Chủ tịch HĐQT PVTEX, để thành lập được PVTEX Kinh Bắc phải được sự đồng ý của Hiếu, cũng như để sau này Hiếu tạo điều kiện cho việc kinh doanh của PVTEX Kinh Bắc được thuận lợi.
Cáo trạng cho rằng, Hồng nhận thấy việc thành lập PVTEX Kinh Bắc sẽ có khả năng sinh lời cao, bản thân lại được nắm giữ phần lớn cổ phần nên sẽ được hưởng lợi nhiều, nhưng nếu không đươc sự đồng tình của Hiếu và Duy thì không thể thực hiện được nên đã đồng ý với yêu cầu của Duy.
Trả lời thẩm vấn tại tòa, bà Nguyễn Thị Toan, vợ của bị cáo Hồng khai, tháng 1/2011, theo chỉ đạo của chồng, bà Toan mang 6 tỷ đồng - là số tiền vợ chồng bà vay mượn ra ngân hàng nộp vào tài khoản của công ty PVTEX Kinh Bắc.
Số tiền này chia đôi cho 2 người đứng tên là Đỗ Thị Thùy Linh và Trần Cường (hai người này là người thân mà Vũ Đình Duy là Trần Trung Chí Hiếu nhờ đứng tên cổ phần). Bà Toan cho hay, chỉ làm theo lời chồng, còn công việc kinh doanh của chồng thế nào, bà không hay biết.
Tại tòa, bị cáo Hiếu khẳng định, ông ta không hề biết số tiền 3 tỷ đồng cổ phần của mình ở PVTEX là tiền của bị cáo Hồng. Trước đó, Hiếu chỉ gặp bị cáo Hồng có một lần. Bị cáo Hiếu khai, chỉ biết số tiền 3 tỷ đồng này là tiền của bị cáo Hồng chi khi được CQĐT cho hay.
"Lúc đó tôi hiểu, 3 tỷ đồng này là tiền ông Vũ Đình Duy chi để góp cổ phần thay tôi. Sau này tôi nói trả lại ông Duy, nhưng Vũ Đình Duy bảo, anh cứ để đó, khi nào cần em sẽ lấy ngay", bị cáo Hiếu khai.
Trước câu hỏi của vị chủ tọa: "Khi bị cáo nhận số tiền 3 tỷ đồng thoái vốn, bị cáo thấy thế nào?", Hiếu trả lời: "Tôi nói sẽ trả cho ông Duy vì ông Duy nói khi nào cần sẽ lấy".
Theo cáo trạng, hành vi của bị cáo Hiếu đã phạm vào tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và nhận hối lộ.
Đối với bị cáo Hồng, VKS xác định, bị cáo có hành vi đưa 6 tỷ đồng cho Hiếu và Vũ Đình Duy thông qua việc góp cổ phần tại PVTEX Kinh Bắc, có dấu hiệu phạm tội đưa hối lộ.
Nhưng do Hồng bị ép buộc và đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, vì vậy CQĐT không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Hồng về hành vi này là có cơ sở.
Ông Trịnh Xuân Thanh được nhắc tên tại phiên tòa xử nhóm cựu lãnh đạo PVTEX
Tại bục khai báo, bị cáo cho biết, trong quá trình quản lý và điều hành, trên cương vị là Chủ tịch HĐQT đã quen ... |
Xét xử nhóm cựu lãnh đạo PVTEX chiều 28/8: Chung chi 20% cổ phần để được thành lập công ty 'sân sau'
Bị cáo Trần Trung Chí Hiếu, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị PVTEX và các đồng phạm liên quan các sai phạm tại PVTEX, ... |