Vì sao ông Phùng Đình Thực được giảm 3 năm tù?

HĐXX cho rằng với hành vi cố ý làm trái, bị cáo Phùng Đình Thực cần phải chịu án tù giam. Tuy nhiên, thời điểm phạm tội, ông Thực phụ trách nhiều phần việc, chịu chỉ đạo quyết liệt từ bị cáo Đinh La Thăng.

Hơn 15h hôm nay (14/5), sau một tuần xét xử phúc thẩm, TAND Cấp cao tại Hà Nội đưa ra phán quyết đối với kháng cáo của Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch PVN) và 12 bị cáo trong vụ án Tham ô và Cố ý làm trái, xảy ra tại dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.

Căn cứ kết quả tranh tụng tại tòa, lời khai các bị cáo và người liên quan, HĐXX cấp phúc thẩm nhận định cấp sơ thẩm quy kết Đinh La Thăng lựa chọn PVC làm tổng thầu khi thiếu năng lực kinh nghiệp, không đảm bảo tài chính, trái chỉ đạo Chính phủ là có căn cứ.

Chủ tọa Nguyễn Văn Sơn cho rằng các bị cáo Đinh La Thăng, Phùng Đình Thực biết hợp đồng EPC thiếu cơ sở pháp lý nhưng vẫn chỉ đạo bị cáo Nguyễn Quốc Khánh chuyển đổi chủ thể hợp đồng EPC, tạm ứng tiền để PVC sử dụng tiền trái nguyên tắc, gây thiệt hại là có cơ sở. Tòa không chấp nhận kháng cáo của Đinh La Thăng và Phùng Đình Thực.

Khi quyết định mức án, tòa sơ thẩm đã xác định đúng vị trí của Đinh La Thăng nên hình phạt 13 năm tù là cần thiết, không nặng. Tại tòa phúc thẩm, bị cáo nhận trách nhiệm người đứng đầu nhưng không thừa nhận hành vi cố ý làm trái.

Hành động này là chưa thấy được trách nhiệm cá nhân, người đại diện pháp luật nên không có căn cứ áp dụng tình tiết giảm nhẹ. Việc gia đình nộp 1 tỷ không đáng kể so với số tiền phải bồi thường nên không được coi là tình tiết xét giảm án.

vi sao ong phung dinh thuc duoc giam 3 nam tu
Bị cáo Phùng Đình Thực - Nguyên Tổng Giám đốc PVN (Ảnh: TTXVN)

Bị cáo Phùng Đình Thực được tuyên mức án mới là 6 năm tù (mức án cấp sơ thẩm tuyên là 9 năm tù) và bồi thường 7,5 tỉ đồng về tội danh "Cố ý làm trái".

Điểm mấu chốt trong việc kết tội bị cáo này ở cấp sơ thẩm là 4 văn bản của Tổng Công ty điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPower) cùng Ban quản lý dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 gửi HĐTV, ban tổng giám đốc của PVN báo cáo về bất thường của hợp đồng EPC 33 (hợp đồng chỉ định tổng thầu thi công nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 trị giá 1,2 tỉ USD) cho Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).

Cấp sơ thẩm căn cứ vào lời khai của các bị cáo khác, nhân chứng và chính bị cáo Phùng Đình Thực thừa nhận tại cơ quan điều tra là đã nhận được các văn bản này để buộc tội cố ý làm trái.

Tại cấp phúc thẩm, bị cáo Thực đã thay đổi lời khai, khẳng định không nhận được các văn bản nêu trên. Theo bị cáo Thực, vì cán bộ điều tra đưa ra 4 văn bản mà trên đó đều có ghi nơi nhận là Tổng giám đốc PVN nên bị cáo thừa nhận là "nếu có gửi tới thì nhận được", nhưng sau đó kiểm tra lại trên hệ thống dữ liệu của PVN thì xác định không nhận được.

Tại toà, bị cáo Thực và các luật sư cung cấp chứng cứ chứng minh các văn bản này được chuyển cho các phó tổng giám đốc phụ trách chuyên môn, tổng giám đốc không nhận được. Các nhân chứng là nguyên chánh văn phòng và phó chánh văn phòng PVN xác nhận nội dung này tại toà.

Tính khách quan của nội dung này là hệ thống xử lý văn bản của PVN đều dùng phần mềm chuyên dụng, không thể can thiệp vào để thay đổi được.

Ngoài 4 văn bản nêu trên, còn một chứng cứ khác dùng để buộc tội bị cáo Thực là lời khai của ông Vũ Huy Quang (nguyên tổng giám đốc PVPower). Ông Quang khai rằng đã báo cáo trong cuộc họp giao ban về những bất thường trong hợp đồng EPC 33, nhưng biên bản cuộc họp và các nhân chứng, bị cáo từng tham gia cuộc họp đó đều khẳng định ông Quang không báo cáo nội dung này.

Đây là điểm mấu chốt mà các luật sư đã rất gay gắt khi tranh luận với đại diện VKS tại cấp phúc thẩm, khẳng định chứng cứ này không đáng tin cậy, vì ông Quang khai nhằm đổ lỗi cho người khác, trốn tránh trách nhiệm là người trực tiếp làm sai hồ sơ, trực tiếp ký hợp đồng EPC 33 - "nguyên nhân của mọi nguyên nhân" gây ra hậu quả vụ án.

HĐXX cấp phúc thẩm kết luận các bị cáo Phùng Đình Thực và Đinh La Thăng đều biết rõ các nội dung này nên không có căn cứ để thay đổi tội danh cho bị cáo Thực. Lời khai của các bị cáo Thăng, Thực tại cơ quan điều tra cùng nhiều bị cáo khác đã đủ căn cứ để xác định các bị cáo biết rõ sai phạm của hợp đồng EPC 33 nhưng vẫn ép ký và tạm ứng tiền.

Tuy nhiên, xét các tình tiết giảm nhẹ bổ sung tại cấp phúc thẩm nên bị cáo Thực được giảm án còn 6 năm tù.

Ngoài ra Tòa phúc thẩm nhận định có căn cứ xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt cho Lê Đình Mậu, Nguyễn Mạnh Tiến, Nguyễn Ngọc Quý. HĐXX thấy không có căn cứ giảm nhẹ hình phạt, giảm thời gian thử thách cho các bị cáo còn lại. Kháng cáo về phần trách nhiệm bồi thường dân sự của Đinh La Thăng và một số bị cáo cũng không được tòa chấp thuận.

Về tội Tham ô tài sản, thẩm phấn Nguyễn Văn Sơn nói cần giữ nguyên hình phạt chính, hình phạt bổ sung đối với các bị cáo để tăng sức răn đe.

Theo đó, HĐXX quyết định tuyên:

1. Đinh La Thăng: 13 năm tù, y án sơ thẩm

2. Phùng Đình Thực: 6 năm, giảm 3 năm tù so với án sơ thẩm

3. Nguyễn Quốc Khánh: 7 năm tù, giảm 2 năm tù so với án sơ thẩm

4. Vũ Đức Thuận: 6 năm tù tội Cố ý, 15 năm tù tội Tham ô, tổng 21 năm. Giảm 1 năm tù so với án sơ thẩm

5. Nguyễn Anh Minh: 16 năm tù tội Tham ô (y án sơ thẩm)

6. Lương Văn Hòa: 10 năm tù (y án sơ thẩm), phạt tiền 30 triệu đồng

7. Bùi Mạnh Hiển: 10 năm tù (y án án sơ thẩm)

8. Ninh Văn Quỳnh: 7 năm tù (y án sơ thẩm)

9. Lê Đình Mậu: 3 năm 6 tháng tù, giảm 1 năm tù so với sơ thẩm

10. Nguyễn Ngọc Quý: 5 năm 6 tháng tù, giảm 6 tháng tù so với sơ thẩm

11. Nguyễn Mạnh Tiến: 5 năm 6 tháng tù, giảm 6 tháng tù so với sơ thẩm

12. Phạm Tiến Đạt: 4 năm 6 tháng tù (y án sơ thẩm)

13. Trương Quốc Dũng: 17 tháng tù (rút kháng cáo)

14. Vũ Hồng Chương: 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo

15. Trần Văn Nguyên: 30 tháng tù cho hưởng án treo.

Về trách nhiệm dân sự, HĐXX tuyên y án so với cấp sơ thẩm, buộc các bị cáo phạm tội cố ý làm trái phải bồi thường cho PVN số tiền hơn 119,8 tỉ đồng.

Cụ thể, bị cáo Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh mỗi bị cáo bồi thường số tiền 30 tỉ đồng.

Các bị cáo Phùng Đình Thực, Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Xuân Sơn, Vũ Đức Thuận mỗi bị cáo phải bồi thường 7,5 tỉ đồng.

Các bị cáo Nguyễn Ngọc Quý, Nguyễn Mạnh Tiến, Ninh Văn Quỳnh mỗi bị cáo phải bồi thường 6 tỉ đồng.

Các bị cáo Trần Văn Nguyên, Vũ Hồng Chương, Phạm Tiến Đạt, Trương Quốc Dũng, Lê Đình Mậu mỗi người phải bồi thường số tiền hơn 2,36 tỉ đồng.

Buộc các bị cáo phạm tội tham ô phải bồi thường cho PVC số tiền hơn 11 tỉ đồng. Trong đó, Trịnh Xuân Thanh phải bồi thường gần 4,4 tỉ đồng, Vũ Đức Thuận bồi thường gần 1,2 tỉ đồng, Nguyễn Anh Minh bồi thường hơn 4 tỉ đồng, Lương Văn Hòa bồi thường 757 triệu, Bùi Mạnh Hiển bồi thường 775 triệu, Nguyễn Thành Quỳnh cùng vợ phải bồi thường hơn 760 triệu đồng.

Sau phiên tòa, gia đình bị cáo Nguyễn Quốc Khánh đã nộp đủ 7,5 tỉ đồng.

vi sao ong phung dinh thuc duoc giam 3 nam tu [Live] Xét xử vụ án tại Ngân hàng Đại Tín chiều 14/5: Thẩm vấn việc thu chi khống khoản tiền 5.256 tỷ đồng

Chiều nay (14/5), HĐXX tiếp tục mở phiên tòa xét xử Hứa Thị Phấn (SN 1947, nguyên Cố vấn Cao cấp HĐQT Ngân hàng Đại ...

vi sao ong phung dinh thuc duoc giam 3 nam tu Xét xử vụ án tại Ngân hàng Đại Tín sáng 14/5: Làm rõ hành vi hạch toán thu chi khống, gây thiệt hại hơn 5.256 tỷ đồng

Sáng nay (14/5), TAND TP HCM tiếp tục đưa vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và “Cố ý làm trái quy ...

chọn
Người trẻ 9X cần 26 năm thu nhập để mua căn hộ 3 tỷ đồng
Thống kê của batdongsan.com.vn, năm 2024, một cá nhân 9x cần khoảng 26 năm thu nhập để mua căn hộ trên với giá 3 tỷ đồng, trong điều kiện lãi suất huy động là 4,5%.