Theo kết luận thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng (thời kỳ 2011 - 2016) và đất đai, môi trường (thời kỳ 2006 - 2016), Thanh tra Chính phủ đã chỉ rõ một số vi phạm khi triển khai thực hiện một số dự án ở tỉnh này.
Một khu nhà ở xã hội ở Thái Bình. (Ảnh minh hoạ: HUD2).
Cụ thể, tại dự án Khu đô thị Tây Quốc lộ 10 tại huyện Đông Hưng, theo các hợp đồng vay vốn và thanh toán cho các nhà thầu thi công thì UBND huyện này đã huy động hơn 50 tỉ đồng tương ứng với 40.672 m2 đất phải giao cho các công ty đã ứng vốn.
Đến thời điểm thanh tra, 12,789 ha đất còn lại của dự án, UBND tỉnh Thái Bình chưa giao cho chủ đầu tư là liên danh công ty Phú Hưng - Lam Sơn để hoàn chỉnh hạ tầng đến đến chậm tiến độ đầu tư dự án.
Theo Thanh tra Chính phủ, việc giao đất không qua đấu giá là vi phạm qui định và trách nhiệm trong dự án này thuộc về các Sở Tài chính, TN&MT tỉnh Thái Bình, UBND huyện Đông Hưng và trách nhiệm chung của UBND tỉnh Thái Bình.
Ở dự án nhà ở xã hội do công ty TNHH Phát triển Đô thị và Xây dựng 379 làm chủ đầu tư, việc UBND tỉnh Thái Bình đưa cả diện tích bãi đỗ xe và diện tích đất ở thương mại để tính 20% diện tích đất thương mại được miễn tiền sử dụng đất là không đúng qui định của pháp luật.
Còn tại dự án đầu tư xây dựng cụm dân cư và trung tâm thương mại tổ 34 phường Trần Lãm, TP Thái Bình do công ty phát triển đầu tư Hà Nội làm chủ đầu tư, công ty này đã kí hợp đồng bán nhà cho khách hàng khi chưa làm các thủ tục về đất đai, chưa thực hiện các nghĩa vụ về tài chính với nhà nước.
Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra trách nhiệm này thuộc về các Sở Tài chính, TN&MT, Xây dựng, KH&ĐT Thái Bình, Cục Thuế Thái Bình và trách nhiệm chung của UBND tỉnh Thái Bình.
Trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội Thái Bình (HUD 2) tại TP Thái Bình, theo qui hoạch chi tiết được Thanh tra Chính phủ sử dụng làm căn cứ, diện tích đất xây dựng nhà ở xã hội là 1.561 m2, nhưng miễn tiền sử dụng đất với diện tích 879 m2 ((20% x 4.397,4 m2) là không đúng qui định.
Ở dự án này, kết luận thanh tra nêu rõ trách nhiệm thuộc về Hội đồng định giá đất của tỉnh, Sở Tài chính, Cục Thuế, Chủ đầu tư và trách nhiệm chung của UBND tỉnh Thái Bình.
Đồng thời, trong bản kết luận thanh tra này, Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra dự án đầu tư xây dựng công trình đường Thái Bình, Hà Nam đấu nối với đường cao tốc Cầu Giẽ, Ninh Bình do công ty TNHH Đầu tư xây dựng và Thương mại Phương Anh do bà Hoàng Thị Phương làm giám đốc làm chủ đầu tư trên tổng diện tích 26,6 ha thi công trong khoảng 2010 - 2017 nhưng đến nay chưa có quyết định giao đất.
Công ty Phương Anh được cấp giấy phép khai thác cát trên diện tích 7,5 ha tại khu bãi bồi ở xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, đã khai thác cát nhưng không thực hiện các thủ tục và nghĩa vụ tài chính về đất đai.
Không nhưng vậy, UBND các huyện Hưng Hà và Quỳnh Phụ (Thái Bình) còn thu hồi đất nông nghiệp bàn giao cho bà Phương và công ty Phương Anh sử dụng 8,04 ha đất để làm bãi tập kết vật liệu phục vụ thi công dự án đầu tư xây dựng đường Thái Hà nhưng chưa thực hiện các thủ tục về đất đai là vi phạm qui định ở Luật Đất đai 2003.
Còn ở dự án nâng bãi ổn định đê biển số 8 và dự án nắnn tuyến đê biển kết hợp giao thông huyện Thái Thuỵ, UBND tỉnh đã cho triển khai, đối ứng vốn cho các nhà thầu thi công trong khi chưa thực hiện đầy đủ thủ tục về đất đai theo qui định. Tuy nhiên, UBND tỉnh Thái Bình đã chủ động khắc phục vấn đề ở dự án này trước khi thời điểm thanh tra diễn ra.
Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra vấn đề ở dự án xây dựng và kinh doanh chợ Kỳ Bá (TP Thái Bình). Cụ thể, đến thời điểm thanh tra, dự án chưa được thực hiện các thủ tục về đất đai, chưa thực hiện các nghĩa vụ tài chính về đất đai, chưa thực hiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng, chưa có giấy phép xây dựng nhưng đã thi công xong phần hạ tầng kỹ thuât, xây thô xong phần shophouse và các ki ốt.
Toàn có tổng chiều dài 35,5 km, điểm đầu tại Km9+00, giao với Quốc lộ 37 mới tại Km2+384,15; điểm cuối tại Km44+500, vận tốc thiết kế 80 km/h, đấu nối với đường đầu cầu vượt sông Hồng tại xã Nam Phú, huyện Tiền Hải. Trong phạm vi Dự án còn hạng mục xây dựng cầu vượt sông Hồng dài khoảng 2,195 km đấu nối vào tuyến đường bộ ven biển tỉnh Nam Định.
Đây là dự án có ý nghĩa quan trọng đối với tỉnh Thái Bình, kết nối giao thông hành lang ven biển Bắc Bộ, mở rộng quỹ đất cho đầu tư sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên biển, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương có tuyến đường đi qua; tạo thuận lợi trong xử lý các tình huống cứu hộ, cứu nạn và ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu và tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh khu vực ven biển.
Cũng theo thông tin trên tờ báo này, Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương mại Phương Anh tiền thân là xí nghiệp xây dựng tư nhân Phương Anh, được thành lập cuối năm 2009. Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình đường sắt và đường bộ (chi tiết: đầu tư, xây dựng các công trình giao thông, gồm BOT, BT, BTO).
Giấy đăng ký kinh doanh thay đổi vào tháng 6/2017 thể hiện công ty đã tăng vốn điều lệ từ 1.256 tỉ đồng lên thành 2.267 tỉ đồng do bà Hoàng Thị Phương nắm giữ 63%. Hai cổ đông còn lại là Ngô Thị Phương Lan và Trần Thị Linh với tỉ lệ sở hữu tương ứng là 23,67% và 13,23%.
Nhà đất 17:24 | 23/09/2019
Nhà đất 15:39 | 21/09/2019
Nhà đất 08:33 | 21/09/2019
Kinh doanh 17:41 | 27/07/2019
Kinh doanh 23:22 | 23/07/2019
Pháp luật 18:32 | 02/06/2019
Giáo dục 10:55 | 01/06/2019
Pháp luật 14:34 | 30/05/2019