Tại phiên tòa sơ thẩm xét xử PVTEX (Công ty Cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí - PVTEX (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) liên quan đến việc “Cố ý làm trái” và “Nhận hối lộ” gây thất thoát 19 tỷ đồng sáng ngày 28/8, HĐXX TAND TP Hà Nội đã mời bị cáo Đỗ Văn Hồng (51 tuổi, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp dầu khí Kinh Bắc - PVC.KBC) lên xét hỏi đầu tiên.
Ông Đỗ Văn Hồng tại phiên tòa |
Tại bục khai báo, bị cáo cho biết, trong quá trình quản lý và điều hành, trên cương vị là Chủ tịch HĐQT đã quen Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch PVC) qua một số người giới thiệu. Trước thời điểm này, bị cáo chưa quen Vũ Đình Duy (nguyên Tổng giám đốc PVTEX) và Trần Trung Chí Hiếu (55 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT PVTEX).
Theo lời của bị cáo Hồng, quá trình thương thảo hợp đồng ký với PVtex thực hiện Dự án nhà ở cho cán bộ, nhân viên giai đoạn 1 với tên gọi hợp đồng số 14 (hợp đồng này có giá trị hơn 101 tỉ đồng).
Trả lời về việc có hay không việc chi hoa hồng cho hợp đồng này, bị cáo Hồng nói: “Trước và sau khi ký hợp đồng số 14, hoàn toàn không có số tiền chi hoa hồng cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào.
Tổng giá trị là hơn 101 tỉ đồng (giai đoạn 1). Để thực hiện hợp đồng này, PVC.KBC đã tổng hợp nguồn lực, trang thiết bị, nhân công, lập dự án thiết kế… Giữa PVC.KBC và HEERIM-PVC có thỏa thuận và được HEERIM ủy quyền nên PVC.KBC đã ký hợp đồng đó.
Trong hồ sơ dự án ban đầu, cựu TGĐ PVTEX Vũ Đình Duy đề xuất thay đổi thiết kế. Thời điểm tháng 1/2012, PVC Kinh Bắc đã nghiệm thu và xuất hóa đơn khoảng hơn 60 tỉ đồng.
Sau khi PVTex tạm ứng 15 tỷ đồng, Đỗ Văn Hồng đề nghị tạm ứng lần 2 bằng Công văn 497 gửi cho Vũ Đình Duy và được Duy đồng ý giải ngân 20 tỉ đồng vào khoảng tháng 1/2012.
Khi nhận tiền, bị cáo chỉ đạo các tổ chuyên môn, chi trả vào dự án nhà ở, trang trải chi phí hành chính (lương, thưởng…). Trong giai đoạn này, dự án vẫn được tiếp tục cho triển khai thi công. Ngoài ra, bị cáo sử dụng vào việc thanh toán công nợ; quá trình sau cũng đã được hoàn ứng.
HĐXX nêu lại nôi dung sau khi có tiền tạm ứng trong tài khoản, PVC Kinh Bắc đã bị ngân hàng trừ 4 tỉ đồng để đối trừ vào khoản vay trước đó.
Đỗ Văn Hồng cho biết, sau khi làm việc với CQĐT bị cáo mới biết về việc tạm ứng và sử dụng tiền hoàn ứng, khi đó mới biết mình sai phạm. Bị cáo thừa nhận đã nhận thức được sai phạm trong việc sử dụng tiền tạm ứng cho mục đích khác và mong muốn được khắc phục hậu quả.
Ngoài PVC Kinh Bắc, các đối tượng còn thành lập công ty PVTEX Kinh Bắc làm nhà cung cấp khi xây dựng nhà máy trên cơ sở đề nghị của Vũ Đình Duy.
Cổ đông sáng lập của PVTEX Kinh Bắc gồm: PVC Kinh Bắc, công ty Đào Tiên, Đỗ Thị Thu Hương (con gái Đỗ Văn Hồng) và một số số cổ đông khác. PVTEX góp vốn 10%, tương đương 3 tỉ đồng vào PVTEX Kinh Bắc.
“Để được thành lập PVTEX Kinh Bắc, Duy yêu cầu tôi phải góp cổ phần cho Duy và Hiếu Trần Trung Chí Hiếu (nguyên Chủ tịch HĐQT PVTex). Ông Duy cùng vài người có ý định thành lập công ty riêng, tôi là người chen ngang xin thành lập nên tôi phải nộp tiền; nếu tôi không nộp thì PVTEX Kinh Bắc chưa chắc được thành lập.” bị cáo Hồng nói.
[Live] Xét xử nhóm cựu lãnh đạo PVTEX chiều 28/8: Chung chi 20% cổ phần để được thành lập công ty 'sân sau'
Bị cáo Trần Trung Chí Hiếu, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị PVTEX và các đồng phạm liên quan các sai phạm tại PVTEX, ... |
Xét xử nhóm cựu lãnh đạo PVTEX sáng 28/8: Cáo buộc Trần Trung Chí Hiếu và Vũ Đình Duy nhận hối lộ, lập công ty 'sân sau'
Hôm nay 28/8, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án sai phạm xảy ra tại công ty cổ phần ... |
Hôm nay xét xử nhóm cựu lãnh đạo PVTEX, Vũ Đình Duy vẫn đang bỏ trốn
Cố ý chỉ định nhà thầu không đúng quy định rồi sau đó ứng tiền xong không thực hiện dự án, Vũ Đình Duy và ... |