Xét xử nhóm cựu lãnh đạo PVTEX chiều 28/8: Chung chi 20% cổ phần để được thành lập công ty 'sân sau'

Bị cáo Trần Trung Chí Hiếu, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị PVTEX và các đồng phạm liên quan các sai phạm tại PVTEX, bị cáo Đỗ Văn Hồng khai rằng, nếu không chung chi 20% cổ phần, thì không được thành lập Công ty PVTEX.KBC.

Bị cáo Đỗ Văn Hồng, nguyên là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty PVC Kinh Bắc thừa nhận, đã chủ động khai báo với cơ quan điều tra về việc năm 2010, bị can này đã chi cho Vũ Đình Duy (nguyên Tổng giám đốc PVTEX) và Trần Trung Chí Hiếu mỗi người 3 tỷ đồng thông qua việc góp cổ phần khi thành lập CTCP PVTEX KBC.

Theo lời khai của bị cáo Hồng, bị cáo nguyên là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty PVC Kinh Bắc. Công ty PVC Kinh Bắc đã liên danh với Heerim PVC nộp hồ sơ thầu dự án nhà ở của cán bộ công nhân PVTEX. Quá trình tham gia gói thầu này, bị cáo Hồng đã gặp gỡ Vũ Đình Duy, chủ đầu tư của dự án.

Khi làm việc với Vũ Đình Duy, bị cáo Hồng nhiều lần nghe Duy đề cập đến việc là sau khi Nhà máy xơ sợi Đình Vũ đi vào hoạt động, một số lĩnh vực cần có nhà cung cấp, trong đó đặc biệt cần nhà cung cấp lõi giấy để cuốn chỉ và bao bì.

“Tôi thấy việc làm ăn có hiệu quả nên đặt vấn đề xin tham gia đầu tư và được ông Duy đồng ý cho thành lập Công ty PVTEX Kinh Bắc. Cổ đông sáng lập ban đầu bao gồm PVC.KB, Công ty Đào Viên, PVTEX, các cá nhân khác gồm con gái tôi, ông Trần Mạnh Cường, bà Đỗ Thị Thùy Linh” – bị cáo Hồng khai.

Theo bị cáo Hồng, ban đầu PVTEX định góp bằng thương hiệu, nhưng cơ quan chức năng không chấp thuận, phải chuyển sang góp bằng tiền. Khi bị cáo xin lập công ty, ông Duy yêu cầu phải trả lại 20% cho ông Hiếu và ông Duy.

Cơ quan điều tra xác định, thực chất, Duy và bị can Hiếu không nộp tiền. Đỗ Văn Hồng là người phải nộp tiền thay để được thành lập PVTEX.KBC và để sau này được PVTEX tạo điều kiện cho công việc kinh doanh được thuận lợi. Số vốn góp này được đứng tên em dâu của Vũ Đình Duy và em rể của Trần Trung Chí Hiếu.

“Tôi thấy đây là việc người ta đang làm và tôi chen ngang nên đồng ý” – bị cáo Hồng lý giải vì sao phải đóng tiền cổ phần thay cho Trần Trung Chí Hiếu và Vũ Đình Duy.

Đối với dự án nhà ở cán bộ cán bộ, công nhân của PVTEX, Đỗ Văn Hồng với tư cách là người đại diện của Công ty PVC Kinh Bắc đã ký hợp đồng số 14 với PVTEX do Vũ Đình Duy đại diện.

Khi thực hiện hợp đồng, Công ty PVC Kinh Bắc đã được tạm ứng 2 lần. Lần tạm ứng thứ 2 với số tiền 20 tỷ đồng đã được Đỗ Văn Hồng sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như: trả công nợ của dự án, tạm ứng cho các đơn vị triển khai dự án, chi trả một số chi phí hành chính của Công ty PVC Kinh Bắc. Bản thân bị cáo Hồng đã tạm ứng cá nhân 2 lần với số tiền 5,3 tỷ đồng nhưng sau đó đã hoàn ứng.

Đối với sai phạm trọng việc thực hiện dự án nhà ở, thẩm phán Trương Việt Toàn đã hỏi bị cáo Hồng: “Hợp đồng số 14 có trái pháp luật hay không?”

Bị cáo Hồng ban đầu cho rằng, hợp đồng số 14 không trái pháp luật. Nhưng sau đó bị cáo thừa nhận khi bị điều tra, truy tố, bị cáo đã nhận thức được hành vi trái pháp luật.

Thẩm phán Trương Việt Toàn nhấn mạnh, theo phương án thiết kế phê duyệt, dự án nhà ở là nhà chung cư. Nhưng Hợp đồng số 14 đã thay đổi thành nhà liền kề chia lô. Vì thế, bản chất hợp đồng số 14 trái pháp luật và những điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng không có nhiều ý nghĩa.

17:03 16:28 16:11 15:37 15:08 15:01 14:36 14:22 14:07
17:03

Phiên tòa chiều nay kết thúc. Sáng mai, HĐXX tiếp tục làm việc.

16:28

Đại diện VKS hỏi bị cáo Hiếu

Quá trình hỏi, có nhiều câu trùng lặp, chủ tọa đề nghị đại diện VKS không hỏi lại những câu mà HĐXX đã hỏi. Bên cạnh đó, vị chủ tọa cũng nói với bị cáo Hiếu, với những câu đã trả lời rồi, bị cáo có thể không cần trả lời lại.

16:11

VKS tham gia xét hỏi

VKS hỏi bị cáo Hiếu: Bị cáo có ra công trường không?

Có ạ.

VKS: Thiết kế có đúng với ban đầu không?

Tôi không thể biết được.

VKS hỏi bị cáo Hồng: đề xuất tạm ứng lần 2 làm gì?

Tiếp tục hoàn thiện, mua sắm thiết bi điện nước, điều hòa.

VKS: Đã đưa vào công trình chưa?

Đã đưa một phần rồi ạ.

Thời điểm nào không thực hiện thi công công trình nữa?

Sau thời điểm đó, có những lần họp với nhau, tôi yêu cầu nhà thầu nộp tiền để đảm bảo thi công tiếp. Nhà thầu đã nộp được 1,5 tỷ tiền đảm bảo thi công.

15:37

Ông Đỗ Văn Quyền

HĐXX: 2011 ông giữ chức vụ gì?

Tháng 8/2011 được cử ra làm đại diện tại PVTEX.

HĐXX: Liên quan việc tạm ứng 20 tỷ đồng, ông có nhận được công văn số 03 phê duyệt khoản tạm ứng này của HĐQT không?

Không.

HĐXX: Anh Dương thư ký HĐQT vừa nói có gửi tất cả cho mọi người?

Dạ, đến sau này khi được cơ quan điều tra mời ra làm việc tôi mới biết việc này.

Đại diện PVN:

HĐXX: PVTEX lập dự án xây dựng nhà ở cho cán bộ công nhân nhà máy sơ sợi Đình Vũ, PVN biết không?

Quá trình thực hiện, PVN có nghị quyết của Đảng ủy tập đoàn PVN. Khi PVTEX chỉ định đơn vị thầu thì HĐQT PVN không can thiệp vì trước đó có chủ trương cho chỉ định thầu đối với giai đoạn 1 chứ không chỉ định cụ thể là PVC.KBC.

Quá trình thực hiện, những người đại diện phần vốn góp của PVN tại PVTEX phải có trách nhiệm. Các bị cáo mà có hành vi xâm phạm đến tài sản của PVN thì kính mong HĐXX xem xét giải quyết.

HĐXX: PVC.KBC có phải là thành viên của PVN không?

Đây là đơn vị cấp 3, là liên danh của PVC, không phải đơn vị thành viên của PVN.

15:08

"Bị cáo như bác sỹ xem sổ khám bệnh, đau bụng thì uống nhân sâm là tắc tử đấy"

Vũ Phương Nam (39 tuổi, nguyên Kế toán trưởng PVTEX)

HĐXX: Liên quan việc tạm ứng 20 tỷ đồng, bị cáo đã làm gì?

Bị cáo tham gia việc tạm ứng bắt đầu từ thời điểm nhận được hồ sơ từ phòng thương mại chuyển lên. Sau khi nhận được hồ sơ bị cáo ký theo mẫu và chuyển anh Vũ Đình Duy. Sau khi được TGĐ phê duyệt thì bị cáo làm thủ tục giải ngân.

HĐXX: Bị cáo có nắm rõ được hóa đơn đầu ra và chứng từ về không?

Dạ vâng

HĐXX: Có biết là tạm ứng sai không?

Thời điểm đó bị cáo nhận thức là 2 lần tạm ứng chưa vượt quá giá trị tối đa cho phép và trong nghị định bị cáo không thấy có điều khoản nào cấm tạm ứng nhiều lần cho nhà thầu. Việc tạm ứng này được hai bên thỏa thuận theo hợp đồng.

HĐXX: Có nghĩa là không sai?

Thời điểm tạm ứng rơi vào giáp Tết nguyên đán, thời điểm đó nghiên cứu nghị định 48 không kỹ nên không nhận thức được sai. Bây giờ bị cáo nhận thức được việc tạm ứng này là sai. Cụ thể ở đây là bị cáo tạm ứng vượt so với giá trị quy định là hơn 11 tỷ đồng.

HĐXX: Tức là bị cáo như bác sỹ xem sổ khám bệnh, đau bụng thì uống nhân sâm là tắc tử đấy.

Dạ.

HĐXX: Thời điểm này bị cáo nhận thức thế nào?

Bị cáo nhận thức được là sai ạ.

HĐXX: Liên quan thành lập PVTEX Kinh Bắc, bị cáo có biết gì về việc góp, rút vốn của PVTEX không?

Quá trình xin thành lập công ty này, bị cáo có nhận được báo cáo trình lên tập đoàn xin thành lập. Bị cáo có chuyển tiền góp vốn cổ đông 3 tỷ đồng. Tổng cộng các lần góp vốn là hơn 13 tỷ đồng tương đương 51%.

HĐXX: Khoản đầu tư này thế nào rồi?

PVTEX Kinh Bắc không được hoạt động liên tục do nhà máy sơ sợi Đình Vũ không hoạt động

15:01

Bà Toan – vợ bị cáo Hiếu:

HĐXX: Về việc đi nộp tiền góp vốn vào PVTEX Kinh Bắc, có đúng bà đi nộp tiền không?

Tôi đi nộp tiền theo lời chồng tôi. Việc làm ăn của chồng như nào thì tôi không biết. Tiền này là tiền vợ chồng tôi đi mượn.

HĐXX: Hiện nay nhà máy của PVTEX Kinh Bắc có hoạt động không?

Tôi không biết ạ. Trụ sở công ty này là ở Đông Du, Quế Võ, Bắc Ninh – quê vợ chồng tôi.

Bị cáo Đào Ngọ Hoàng:

HĐXX: Tại thời điểm đó bị cáo có biết tạm ứng là đúng hay sai không?

Dạ tại thời điểm đó bị cáo không nhận thức được sai. Sau này mới nhận thức được.

HĐXX: Số tiền tạm ứng được thu hồi như nào?

Được khấu trừ dần ạ.

HĐXX: Truy tố bị cáo với vai trò đồng phạm, bị cáo suy nghĩ như nào?

Khi được điều tra viên giải thích, bị cáo nhận ra được sai lầm của mình. Bị cáo thực hiện theo lãnh đạo của công ty. Ngoài ra, thời điểm đó nhu cầu nhà ở của công ty là rất cần thiết.

HĐXX: Bị cáo có thường xuyên xuống công trường không?

Không ạ vì trách nhiệm giám sát thuộc tổ giám sát.

HĐXX: Việc thay đổi thiết kế khu nhà ở có ảnh hưởng tới ăn ở của công nhân không?

Dạ thời điểm đó cũng đã xảy ra rồi.

Ông Trịnh Xuân Thanh được nhắc tên tại phiên tòa xử nhóm cựu lãnh đạo PVTEX Ông Trịnh Xuân Thanh được nhắc tên tại phiên tòa xử nhóm cựu lãnh đạo PVTEX

Tại bục khai báo, bị cáo cho biết, trong quá trình quản lý và điều hành, trên cương vị là Chủ tịch HĐQT đã quen ...

14:36

HĐXX: Liên quan tới việc thành lập PVTEX Kinh Bắc. Bị cáo có cổ phần ở đây không?

Đối với việc Thành lập PVTEX Kinh Bắc thì Duy có báo cáo với tôi là có công ty chỗ anh Hồng đề nghị thành lập công ty với tỷ lệ vốn góp PVTEX Kinh Bắc 70%, tôi 10%. Lúc đó tôi nói không có tiền góp vốn đâu, Duy nói anh không phải lo. Sau đó tôi báo cáo lên PVN. Khi đó 10% cổ phần tôi góp vốn đó là của vợ không phải như anh Hồng trình bày.

HĐXX: 10% góp như nào? Góp bằng cái gì?

Vì là cổ đông nên không phải góp vốn ngay từ đầu nên tôi đã thực hiện theo đúng trách nhiệm quyền hạn của mình.

HĐXX: Cổ phần đứng tên ai?

Trần Cường – em vợ tôi.

HĐXX: Bị cáo có bảo Cường đưa giấy tờ thủ tục gì không?

Trước đó Duy có bảo ai đứng tên thì anh đưa giấy tờ đây. Thì tôi đưa giấy tờ. Khi đó tôi bảo Trần Cường là tôi thành lập công ty. Tháng 3/2011 thì Duy có báo với tôi cần phải tăng vốn để kiểm soát công ty, 10% không kiểm soát được nên tôi đã thực hiện việc xin ý kiến cổ đông, HĐQT, tăng vốn của PVTEX lên 51%.

HĐXX: Góp 10% là ai góp?

Ông Duy.

HĐXX: Tại sao Duy phải góp cho bị cáo. Tôi hiểu đó là Duy muốn thành lập công ty đó. Đến khi cơ quan điều tra nói là ông Hồng, bà Toan góp thì tôi mới biết không phải Duy.

HĐXX: Tiền không phải của mình mà nhận?

Tôi đã trả lại

HĐXX: Trả chưa?

Thì Duy nói anh cứ cầm lấy khi nào cần thì em sẽ lấy sau.

HĐXX: Ngay từ văn bản thỏa thuận thành lập công ty đã có chữ ký của Trần Cường. Bị cáo được xem văn bản đó chưa?

Tôi chưa.

HĐXX: Quá trình xét xử, vợ bị cáo đã nộp biên lai 3 tỷ đồng ghi là khắc phục hậu quả. Bị cáo cũng có đơn đề nghị gia đình khắc phục hậu quả có đúng không?

Trước đây tôi nghĩ đó là tiền tôi nợ Duy nên tôi mới gửi thư về cho vợ bảo.

14:22

HĐXX hỏi bị cáo Trần Trung Chí Hiếu

live xet xu nhom cuu lanh dao pvtex chieu 288 chung chi 20 co phan de duoc thanh lap cong ty san sau

HĐXX: Chức vụ của bị cáo là do PVN chỉ định hay gì?

Do PVN giới thiệu và cổ đông bầu. Trước đó, bị cáo làm việc tại PVN.

HĐXX: Sáng nay bị cáo Hồng khai báo về việc ký kết hợp đồng số 14. Bị cáo có nắm được hợp đồng không? Bị cáo có đứng ra trực tiếp tham gia, thương thảo k?

Tôi không. Dự án này là từ trên tập đoàn.

HĐXX: Trình tự thủ tục phê duyệt thành lập dự án, kêu gọi đầu tư, trình tự phê duyệt của lãnh đạo cấp trên như nào?

Khi PVN có chủ trương, khi đó cán bộ công nhân viên xấp xỉ 1.000 người. Khi PVN có chủ trương, thống nhất cho vay vốn để xây dựng nhà ở cho cán bộ công nhân viên. Tập đoàn hỗ trợ xin UBND TP Hải Phòng cấp đất.

HĐXX: Việc lập dự án PVN có phê duyệt không?

Khi lập dự án đầu tư thì PVN không phê duyêt mà HĐQT xin ý kiến của PVN… Ông Vũ Đình Duy có văn bản gửi lên tập đoàn và tập đoàn có chủ trương chỉ định thầu cho nhà thầu PVC.KBC.

HĐXX: Nếu chỉ định thầu rồi thì cần gì mời thầu nữa?

Dạ đấy là quy định.

HĐXX: Với tư cách chủ tịch, đầu tư 1 dự án lớn như vậy, tại sao bị cáo không biết?

Dạ, sau khi ký hợp đồng, ban điều hành ở công trường thực hiện. Việc quyết toán do các phòng ban thực hiện. Tôi có ra công trường một 2 lần.

HĐXX: Việc đồng ý ứng vốn cho nhà thầu, bị cáo có kiểm tra việc sử dụng vốn như nào k? Khi đó nhu cầu nhà ở cho cán bộ công nhân viên là cấp bách. Ban điều hành đã báo cáo, đảm bảo giám sát. BC căn cứ trên cái đó phê duyệt chủ trương ứng vốn.

HĐXX: Khi nào dự án hoàn thành?

Theo cam kết của nhà thầu là khoảng 3 tháng.

HĐXX: Việc ứng vốn cho nhà thầu đúng hay sai?

Về nguyên tắc, khi cơ quan điều tra chỉ ra sai thì đó là sai. Còn tại thời điểm đó tôi không nhận thức được đó là sai.

HĐXX: tức bị cáo không biết ban điều hành làm bổ sung hợp đồng?

Cái đó là bắt buộc. Ban điều hành làm bổ sung hợp đồng. Bởi đây là quy định bắt buộc.

HĐXX: Nhà máy sơ sợi Đình Vũ thời điểm đó đã đi vào hoạt động chưa?

Chuẩn bị ạ. Lúc đó đã có khoảng 1.000 công nhân. Sau nhiều lần chạy thử, nhà máy được nghiệm thu vào năm 2013. Sau đó nhà máy phải tạm dừng sau khi chạy thử xong.

HĐXX: Bị cáo không làm việc ở PVTEX từ thời gian nào?

Ngày 15/6/2014. Lúc đó nhà máy đã hoạt động lại.

HĐXX: Tại sao bị cáo lại không làm nữa?

Lúc đó vì lí do cá nhân, mệt mỏi nên tôi dừng lại. Lúc đó Vũ Đình Duy vẫn ở đó.

HĐXX: Tạm ứng 20 tỷ đồng, bị cáo có thấy vi phạm không?

Cho đến bây giờ tôi nhận thấy mình đã sai. Tuy nhiên, nếu ban tổng giám đốc mà tìm thấy phụ lục hợp đồng, trình lên HĐQT thì không xảy ra sự việc này.

HĐXX: Lỗi chính thuộc về ai?

Do nhà thầu đã không thực hiện đúng cam kết. Về phía PVTEX, lỗi chính là do ban điều hành, là Vũ Đình Duy.

14:07

Bị cáo Đỗ Văn Hồng, nguyên là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty PVC Kinh Bắc thừa nhận, đã chủ động khai báo với cơ quan điều tra về việc năm 2010, bị can này đã chi cho Vũ Đình Duy (nguyên Tổng giám đốc PVTEX) và Trần Trung Chí Hiếu mỗi người 3 tỷ đồng thông qua việc góp cổ phần khi thành lập CTCP PVTEX KBC.

live xet xu nhom cuu lanh dao pvtex chieu 288 hoi lo 20 co phan de duoc thanh lap cong ty san sau
Bị cáo Đỗ Văn Hồng, nguyên là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty PVC Kinh Bắc

Theo lời khai của bị cáo Hồng, bị cáo nguyên là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty PVC Kinh Bắc. Công ty PVC Kinh Bắc đã liên danh với Heerim PVC nộp hồ sơ thầu dự án nhà ở của cán bộ công nhân PVTEX. Quá trình tham gia gói thầu này, bị cáo Hồng đã gặp gỡ Vũ Đình Duy, chủ đầu tư của dự án.

Khi làm việc với Vũ Đình Duy, bị cáo Hồng nhiều lần nghe Duy đề cập đến việc là sau khi Nhà máy xơ sợi Đình Vũ đi vào hoạt động, một số lĩnh vực cần có nhà cung cấp, trong đó đặc biệt cần nhà cung cấp lõi giấy để cuốn chỉ và bao bì.

“Tôi thấy việc làm ăn có hiệu quả nên đặt vấn đề xin tham gia đầu tư và được ông Duy đồng ý cho thành lập Công ty PVTEX Kinh Bắc. Cổ đông sáng lập ban đầu bao gồm PVC.KB, Công ty Đào Viên, PVTEX, các cá nhân khác gồm con gái tôi, ông Trần Mạnh Cường, bà Đỗ Thị Thùy Linh” – bị cáo Hồng khai.

Theo bị cáo Hồng, ban đầu PVTEX định góp bằng thương hiệu, nhưng cơ quan chức năng không chấp thuận, phải chuyển sang góp bằng tiền. Khi bị cáo xin lập công ty, ông Duy yêu cầu phải trả lại 20% cho ông Hiếu và ông Duy.

Cơ quan điều tra xác định, thực chất, Duy và bị can Hiếu không nộp tiền. Đỗ Văn Hồng là người phải nộp tiền thay để được thành lập PVTEX.KBC và để sau này được PVTEX tạo điều kiện cho công việc kinh doanh được thuận lợi. Số vốn góp này được đứng tên em dâu của Vũ Đình Duy và em rể của Trần Trung Chí Hiếu.

“Tôi thấy đây là việc người ta đang làm và tôi chen ngang nên đồng ý” – bị cáo Hồng lý giải vì sao phải đóng tiền cổ phần thay cho Trần Trung Chí Hiếu và Vũ Đình Duy.

Đối với dự án nhà ở cán bộ cán bộ, công nhân của PVTEX, Đỗ Văn Hồng với tư cách là người đại diện của Công ty PVC Kinh Bắc đã ký hợp đồng số 14 với PVTEX do Vũ Đình Duy đại diện.

Khi thực hiện hợp đồng, Công ty PVC Kinh Bắc đã được tạm ứng 2 lần. Lần tạm ứng thứ 2 với số tiền 20 tỷ đồng đã được Đỗ Văn Hồng sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như: trả công nợ của dự án, tạm ứng cho các đơn vị triển khai dự án, chi trả một số chi phí hành chính của Công ty PVC Kinh Bắc. Bản thân bị cáo Hồng đã tạm ứng cá nhân 2 lần với số tiền 5,3 tỷ đồng nhưng sau đó đã hoàn ứng.

Đối với sai phạm trọng việc thực hiện dự án nhà ở, thẩm phán Trương Việt Toàn đã hỏi bị cáo Hồng: “Hợp đồng số 14 có trái pháp luật hay không?”

Bị cáo Hồng ban đầu cho rằng, hợp đồng số 14 không trái pháp luật. Nhưng sau đó bị cáo thừa nhận khi bị điều tra, truy tố, bị cáo đã nhận thức được hành vi trái pháp luật.

Thẩm phán Trương Việt Toàn nhấn mạnh, theo phương án thiết kế phê duyệt, dự án nhà ở là nhà chung cư. Nhưng Hợp đồng số 14 đã thay đổi thành nhà liền kề chia lô. Vì thế, bản chất hợp đồng số 14 trái pháp luật và những điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng không có nhiều ý nghĩa.

Xét xử nhóm cựu lãnh đạo PVTEX sáng 28/8: Cáo buộc Trần Trung Chí Hiếu và Vũ Đình Duy nhận hối lộ, lập công ty 'sân sau' Xét xử nhóm cựu lãnh đạo PVTEX sáng 28/8: Cáo buộc Trần Trung Chí Hiếu và Vũ Đình Duy nhận hối lộ, lập công ty 'sân sau'

Hôm nay 28/8, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án sai phạm xảy ra tại công ty cổ phần ...

Hôm nay xét xử nhóm cựu lãnh đạo PVTEX, Vũ Đình Duy vẫn đang bỏ trốn Hôm nay xét xử nhóm cựu lãnh đạo PVTEX, Vũ Đình Duy vẫn đang bỏ trốn

Cố ý chỉ định nhà thầu không đúng quy định rồi sau đó ứng tiền xong không thực hiện dự án, Vũ Đình Duy và ...

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.