Trong vụ án“Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Nhận hối lộ” xảy ra tại CTCP Hóa dầu và Sơ sợi Dầu khí (PVTex) sẽ được TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử vào hôm nay (28/8), sai phạm của Vũ Đình Duy (nguyên TGĐ PVTex) đã được Cơ quan CSĐT làm rõ.
Tuy nhiên, sau khi hành vi phạm tội bị phát hiện, Vũ Đình Duy đã bỏ trốn, Cơ quan CSĐT đã ra quyết định truy nã vào ngày 26/6/2017.
Do thời gian điều tra đã hết nhưng chưa bắt được Vũ Đình Duy nên ngày 11/6/2018, Cơ quan CSĐT ra Quyết định tách vụ án hình sự, Quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án và Quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can đối với Vũ Đình Duy, khi bắt được Duy sẽ tiếp tục điều tra xử lý.
Theo Cáo trạng của Viện KSND Tối cao, nguyên TGĐ PVTex Vũ Đình Duy đã có hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, quyết định lựa chọn nhà thầu thực hiện Dự án không đúng năng lực, kinh nghiệm…
Cụ thể, PVC.KBC không đủ năng lực, kinh nghiệm nhưng vẫn được chỉ định và ký hợp đồng cùng nhà thầu liên danh HEERIM-PVC thực hiện gói thầu “Lập dự án đầu tư, thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công xây lắp Khu nhà ở cho cán bộ công nhân viên” của PVTex. Liên danh nhà thầu này đã thi công trái với thiết kế cơ sở được duyệt.
Bị can Vũ Đình Duy, nguyên TGĐ PVTex. |
Bên cạnh đó, Vũ Đình Duy còn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về tạm ứng trong hợp đồng xây dựng, trực tiếp thực hiện và chỉ đạo cán bộ dưới quyền làm thủ tục tạm ứng 20 tỷ đồng cho PVC.KBC, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 19,4 tỷ đồng.
Ngoài ra, Vũ Đình Duy còn lợi dụng chức vụ quyền hạn và sự ảnh hưởng của mình, buộc Đỗ Văn Hồng (nguyên Chủ tịch HĐQT, kiêm TGĐ PVC.KBC) phải đưa 3 tỷ đồng để hưởng lợi cá nhân.
Như vậy, hành vi của Vũ Đình Duy đã phạm 2 tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Nhận hối lộ”. Qua lời khai của bị cáo Hồng, Hồng đã phải chi phí cho Vũ Đình Duy hơn 8,8 tỷ đồng để sửa nhà, góp cổ phần cho Duy tại PVC.KBC.
Cũng theo cáo trạng, sau khi được tạm ứng 25 tỷ đồng khi thực hiện một số hạng mục tại Dự án xây dựng nhà máy Polyester Đình Vũ, Đỗ Văn Hồng đã không sử dụng vào Dự án.
Nhưng Hồng và PVC.KBC vẫn hoàn thành các phần việc theo Hợp đồng, vì vậy, CQĐT không xử lý hình sự đối với bị can Hồng về sai phạm trong việc đề xuất tạm ứng, sử dụng sai mục đích. Tuy nhiên, hành vi này có liên quan đến việc mua bán, chuyển nhượng 3.400m2 đất tại thị trấn Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) nên CQĐT tiếp tục điều tra làm rõ.
Phiên tòa tạm nghỉ, chiều 13h30 xét xử tiếp
Sau giải lao, tòa hỏi đại diện Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí về vụ kiện kinh tế với Công ty CP ĐT và Xây lắp Dầu khí Kinh Bắc ra TAND quận Hải An (Hải Phòng) kết quả ra sao.
Đại diện nói: Đầu 2017 công ty cổ phần hóa dầu đã khợi kiện PVC Kinh Bắc ra tòa Hải An. Sau đó vài tháng thì có vụ án khởi kiện cá nhân bên công ty nên vụ án này đã tạm đình chỉ, chờ kết quả của vụ án này.
Nhận được câu trả lời trên, HĐXX thẩm vấn bị cáo Đỗ Văn Hồng (Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ PVC.KBC).
Đỗ Văn Hồng (SN 12/03/1967, trú tại đường Trần Hưng Đạo, phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) nguyên là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty PVC.KBC. Đỗ Văn Hồng có hành vi đề xuất PVTex tạm ứng số tiền 20 tỉ đồng cho PVC.KBC với lí do để có kinh phí thực hiện hợp đồng trái quy định. Sau khi nhận tiền tạm ứng, Hồng sử dụng sai mục đích, không tiếp tục thực hiện hợp đồng, gây thiệt hại cho dự án hơn 19 tỉ đồng và tiền lãi kì hạn phát sinh gần 300 triệu đồng. |
Trả lời câu hỏi của HĐXX về việc cổ đông sáng lập của Kinh Bắc là ai? ông Hồng cho biết gồm Công ty Đào Viên, Tổng Công ty PVC cùng một số cá nhân khác. Trong đó, Tổng Công ty PVC góp vốn bằng thương hiệu tương đương 5%.
Cũng trong phần này, bị cáo Hồng khai về việc quen biết Trịnh Xuân Thanh qua một số người giới thiệu, đó là Đặng Văn thắng, Phó giám đốc PVC. Thời điểm đó, ông ta cũng chưa quen biết với Trần Trung Chí Hiếu.
Tại bục khai báo, Hồng còn khẳng định khi ký hợp đồng số 14 có tổng giá trị giai đoạn 1 xác định là hơn 101 tỷ đồng thuộc Dự án nhà ở cho cán bộ, công nhân viên nhà máy sơ sợi Đình Vũ, ông ta không phải chi phí cho ai.
Về dự án nhà ở cán bộ công nhân viên và một số dự án bất động sản như chung cư ở Lê Văn Lương, Khách sạn dầu khí Kinh Bắc thì cũng đang trên đường làm thủ tục. Thời điểm này vốn của PVC Kinh Bắc đang báo động về tiền.
Khi góp vốn vào PVC Kinh Bắc, bị cáo cũng vay nợ nhiều để góp vốn.
HĐXX: Khi nhận được số tiền tạm ứng 20 tỷ đồng, bị cáo làm gì?
Bị cáo sử dụng trang trải vào dự án nhà ở (thanh toán cho chi phí tạm ứng trước đó và thi công); chi lương, tiền tết, đặc biệt trong đó có tạm ứng mang tính chất cá và thanh toán công nợ do đang thời điểm tết. Sau đó, bị cáo có hoàn ứng lại công ty.
Trước đó, Vũ Đình Duy có vay của bị cáo một số tiền, bị cáo muốn ép ông ấy trả. Ông ấy có trả bị cáo được hơn 1,5 tỷ, bị cáo đã sai cấp dưới nhận tiền và triển khai thực hiện chi vào công trường.
HĐXX: Lúc được tạm ứng, PVC Kinh Bắc bị ngân hàng trừ luôn 4 tỷ nợ, còn 16 tỷ?
Đúng ạ. Ngân hàng đối trừ luôn khoản vay trước đó.
HĐXX:Kết quả điều tra cho thấy là PVC Kinh Bắc thi công cầm chừng sau đó dừng lại?
Dạ, bị cáo muốn nhanh chóng kết thúc vụ án.
HĐXX: Trong việc sử dụng sai số tiền tạm ứng, bị cáo có nhận thức được sai phạm không?
Bị cáo nhận thấy mình sử dụng tiền tạm ứng là sai, bị cáo nhận thức được sai phạm đó nên bị cáo hết sức khai báo.
HĐXX: PVTEX Kinh Bắc được thành lập như nào?
Giai đoạn thức hiện hợp đồng số 14, bị cáo có thường xuyên gặp gỡ ông Vũ Đình Duy. Lúc đó ô Duy có nói cần một công ty làm lõi giấy cuốn sợi tơ. Do đó, tôi đặt vấn đề xin đầu tư giai đoạn đó nên ông Duy đồng ý cho thành lập PVTEX Kinh Bắc.
Cổ đông sáng lập gồm PVC Kinh Bắc, Công ty Đào Viên, Đỗ thị Thu Hương – con gái tôi, ông Trần Cường, Đỗ Thị Thùy Linh. Trong đó, PVTEX góp 10% giai đoạn đầu. Ban đầu họ định góp bằng thương hiệu nhưng không được cơ quan chức năng đồng ý, 10% là 3 tỷ đồng, vốn điều lệ của Công ty này là 30 tỷ đồng.
HĐXX: Trong hồ sơ vụ án có thể hiện bị cáo có ký hợp đồng xây dựng 1 căn nhà ở Hoàng Hoa Thám. Bị cáo nói sao về điều này?
Lúc đó ông Duy có nói mới mua miếng đất ở đó nên tôi triển khai. Sau đó, người ta nói thì tôi với ông ấy có ký hợp đồng. Lúc đó, Duy có đưa cho tôi 1,5 tỷ đồng.
HĐXX: Khi nào bàn bạc với Chí Hiếu?
Bị cáo hoàn toàn không trao đổi với Chí Hiếu.
HĐXX: Tại sao lại phải góp 10% cho Hiếu vào PVTEX Kinh Bắc.
Bị cáo thực hiện góp theo 20% mà Duy nói và để công việc được thuận lợi. Thực tế, công việc cũng hết sức thuận lợi. Sau này khi thành lập xong, PVTEX đã đi vào hoạt động và có bán sản phẩm cho PVTEX.
HĐXX: Bị cáo tự khai hay cơ quan điều tra điều tra ra việc góp 20% vào PVTEX Kinh Bắc cho Duy và Chí Hiếu?
Bị cáo tự khai báo. Quá trình điều tra, bị cáo hiểu cách tốt nhất là thành khẩn khai báo.
Hiện tại các tài sản đó đang bị cầm cố, các cổ phần sở hữu tại các công ty PVC Kinh Bắc, PVTEX Kinh Bắc.
HĐXX: Bị cáo thấy trách nhiệm của mình như nào trong việc sử dụng số tiền tạm ứng 20 tỷ đồng?
Bị cáo nhận thức được trách nhiệm của mình. Bị cáo thấy rõ sai lầm của mình trong việc sử dụng sai đó. Chính từ xuất phát nhận thức sai lầm nên bị cáo chủ động xin khắc phục hậu quả ạ.
HĐXX: Theo bị cáo, hợp đồng số 14 có đúng không? Chưa bàn về chuyện tạm ứng hợp đồng, phải thêm nọ thêm kia. Tổng thể nó có đúng pháp luật không?
Theo tôi là đúng ạ.
HĐXX: Dự án được phê duyệt thiết kế như nào?
Tôi là người làm doanh nghiệp, đề nghị được ký hợp đồng đó.
HĐXX: Tổng thể bị cáo có thấy hợp đồng số 14 đúng không?
Sau này khi nghe truy tố, bị cáo mới nhận thức được sai phạm còn thời điểm đó bị cáo vẫn nhận thức được nó là đúng.
Đại diện VKS công bố cáo trạng xong, chủ tọa cho biết HĐXX có nhận được biên lai do vợ bị cáo Trần Trung Chí Hiếu nộp biên lai nộp tiền 3 tỷ đồng. Ngoài ra, HĐXX cũng nhận được một số đơn khác.
Ông Trần Trung Trí Hiếu sinh năm 1963, là tiến sĩ Kinh tế. Tháng 4/2008, ông Hiếu là Ủy viên HĐQT Công ty cổ phần chứng khoán dầu khí. Tháng 12/2008 ông Trần Trung Chí Hiếu được Đại hội đồng cổ đông PVTex bầu vào chức vụ chủ tịch HĐQT công ty, thay cho ông Nguyễn Minh Đạo. Tháng 10/2014, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên, Đại hội đã thông qua việc miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT đối với ông Trần Trung Chí Hiếu “theo nguyện vọng cá nhân” và đã bầu ông Phạm Anh Tuấn thay thế ông Hiếu giữ chức vụ này. Rời PVTex, ông Trần Trung Chí Hiếu chuyển sang một công ty khác cũng thuộc ngành Dầu khí là Công ty Cổ phần Thương mại Dầu khí (Petechim). Ngày 1/7/2015 Hội đồng quản trị Petechim đã bổ nhiệm ông Hiếu vào vị trí thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng giám đốc phụ trách tài chính của công ty này. Đồng thời ông Hiếu cũng là người đại diện phần vốn của Petechim tại Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Tràng An tại Petechim. |
Sau đó, HĐXX tuyên bố nghỉ giải lao ít phút.
HĐXX vào làm việc
PVTex chính thức hoạt động từ năm 2008 và cũng trong năm đó, Hội đồng quản trị PVTex phê duyệt dự án xơ sợi Đình Vũ với tổng mức đầu tư gần 325 triệu USD, tương đương 5.437 tỷ đồng tính theo tỷ giá tại thời điểm đó. Tuy nhiên sau khi bàn giao và đi vào sản xuất từ tháng 8/2013, dự án này liên tục thua lỗ hơn 1.472 tỷ đồng. Cụ thể, năm 2012 lỗ hơn 21 tỷ đồng; năm 2013 lỗ 366 tỷ đồng và năm 2014 lỗ 1.085 tỷ đồng. Do lỗ nặng nên nhà máy chạy phập phù và nhiều lần phải đắp chiếu, đến cuối năm 2015 thì dừng hẳn. (Nguồn: Dân trí) |
HĐXX phiên tòa sơ thẩm |
Sau khi công bố Quyết định đưa vụ án ra xét xử, chủ tọa phiên toà điểm danh sự có mặt, vắng mặt của các bị cáo, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan…
4 bị cáo đều có mặt |
Trong phần thủ tục, luật sư Lê Văn Thiệp đề nghị triệu tập giám định viên. Trước đề nghị này, chủ tọa phiên tòa cho biết phiên xét xử diễn ra trong dài ngày nên tòa sẽ lưu ý đề nghị của luật sư.
Sau đó, đại diện VKS công bố bản cáo trạng dài 15 trang.
Đại diện VKS đọc bản cáo trạng |
Cựu TGĐ PV Tex Vũ Đình Duy (SN 1975, có học vị Thạc sỹ Công nghệ hóa học) xuất cảnh từ ngày 22/10/2016 và chưa nhập cảnh trở lại. Trước khi về Vinachem, ông Duy từng có nhiều năm giữ chức Tổng giám đốc Công ty CP Hoá dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVtex) từ ngày 15/7/2009 đến tháng 2/2014. Dưới thời Vũ Đình Duy, nhà máy liên tục lâm cảnh thua lỗ. |
Về hành vi nhận hối lộ của Trần Trung Chí Hiếu và Vũ Đình Duy khi liên kết thành lập PVTex Kinh Bắc, cơ quan điều tra cho biết, quá trình điều tra vụ án, Đỗ Văn Hồng đã chủ động khai báo về việc năm 2010, Hồng đã phải chi cho Duy và Hiếu mỗi người 3 tỉ đồng thông qua việc góp vốn thành lập PVTex Kinh Bắc.
Khoảng năm 2010, Vũ Đình Duy và Đỗ Văn Hồng trao đổi về việc liên kết thành lập PVTex Kinh Bắc nhằm sản xuất ống cuốn sợi, thùng carton để bán cho PVTex. PVTex sẽ bao tiêu toàn bộ sản phẩm làm ra, đồng thời tạo điều kiện cho PVTex Kinh Bắc ưu tiên mua sản phẩm của PVTex.
Duy, Hồng thống nhất vốn điều lệ của PVTex Kinh Bắc là 30 tỉ đồng, trong đó, Hồng được góp 70% (21 tỉ đồng) và giữ vị trí Chủ tịch HĐQT, PVTex góp 10%, 20% còn lại là của Duy và Hiếu, nhưng Đỗ Văn Hồng phải chi tiền nộp cho cả 2 người này với lý do để Hiếu đồng ý thành lập và “tạo điều kiện cho việc kinh doanh của PVTex Kinh Bắc được thuận lợi”.
Sau đó, Vũ Đình Duy nhờ em dâu là Đỗ Thị Thùy Linh; Trần Trung Chí Hiếu nhờ em rể là Trần Cường, đứng tên hộ số cổ phần. 6 tỉ đồng vốn góp của 2 người này được vợ Đỗ Văn Hồng mang đến nộp, ký tên Linh và Cường.
Tháng 5/2011, Hiếu và Duy đã để PVTex mua lại số cổ phần này và một số cổ phần khác để nâng tỷ lệ sở hữu lên 51%, chiếm dụng, hưởng lợi số tiền 6 tỉ đồng có được từ chuyển nhượng.
Cơ quan điều tra khẳng định có căn cứ để xác định Trần Trung Chí Hiếu và Vũ Đình Duy lợi dụng chức vụ, quyền hạn và sự ảnh hưởng của mình buộc Đỗ Văn Hồng phải chi cho mỗi người 3 tỉ đồng để tham gia góp vốn.
Ngoài ra, Đỗ Văn Hồng còn khai báo trong quá trình hợp tác, quan hệ với Vũ Đình Duy, Hồng đã phải chi phí cho Duy hơn 8,8 tỉ đồng để sửa nhà, góp cổ phần cho Duy tại PVC.KBC, nhưng do Duy bỏ trốn nên chưa làm rõ được nội dung này.
Với các hành vi trên, Trần Trung Chí Hiếu được kết luận đã vi phạm vào tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, và tội nhận hối lộ.
Bị can Đỗ Văn Hồng đã phạm vào tội Cố ý làm trái và có dấu hiệu phạm tội “đưa hối lộ”, nhưng do Đỗ Văn Hồng “bị ép buộc và đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác”, nên cơ quan điều tra không truy cứu trách nhiệm hình sự với Hồng về hành vi này.
Đỗ Văn Hồng cũng không bị xử lý hình sự về việc sai phạm trong đề xuất tạm ứng, sử dụng sai số tiền 25 tỉ để mua bán, chuyển nhượng lô đất 3.400 m² Tam Đảo cho gia đình Trịnh Xuân Thanh, vì Hồng vẫn hoàn thiện các hạng mục đã ký theo hợp đồng (dù đã dùng tiền tạm ứng vào việc mua đất).
Ngoài ra, các bị cáo khác bao gồm Đào Ngọ Hoàng, nguyên Trưởng phòng Thương mại hợp đồng PVTex, phạm tội Cố ý làm trái vì đã tham mưu, đề xuất, giải quyết việc tạm ứng 20 tỉ cho PVC.KBC.
Bị cáo Vũ Phương Nam, nguyên Kế toán trưởng kiêm Trưởng phòng Tài chính - kế toán PVTex, cũng phạm vào tội Cố ý làm trái vì đã thực hiện các thủ tục tạm ứng 20 tỉ cho PVC.KBC.
Vũ Đình Duy phạm vào tội Cố ý làm trái và Nhận hối lộ số tiền 3 tỉ đồng, bị tố cáo nhận của Đỗ Văn Hồng hơn 8,8 tỉ đồng.
Trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Nhận hối lộ” xảy ra tại CTCP Hóa dầu và Sơ sợi Dầu khí (PVTex) sẽ được TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử vào hôm nay (28/8), sai phạm của Vũ Đình Duy (nguyên TGĐ PVTex) đã được Cơ quan CSĐT làm rõ.
Tuy nhiên, sau khi hành vi phạm tội bị phát hiện, Vũ Đình Duy đã bỏ trốn, Cơ quan CSĐT đã ra quyết định truy nã vào ngày 26/6/2017.
Do thời gian điều tra đã hết nhưng chưa bắt được Vũ Đình Duy nên ngày 11/6/2018, Cơ quan CSĐT ra Quyết định tách vụ án hình sự, Quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án và Quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can đối với Vũ Đình Duy, khi bắt được Duy sẽ tiếp tục điều tra xử lý.
Theo Cáo trạng của Viện KSND Tối cao, nguyên TGĐ PVTex Vũ Đình Duy đã có hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, quyết định lựa chọn nhà thầu thực hiện Dự án không đúng năng lực, kinh nghiệm…
Cụ thể, PVC.KBC không đủ năng lực, kinh nghiệm nhưng vẫn được chỉ định và ký hợp đồng cùng nhà thầu liên danh HEERIM-PVC thực hiện gói thầu “Lập dự án đầu tư, thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công xây lắp Khu nhà ở cho cán bộ công nhân viên” của PVTex. Liên danh nhà thầu này đã thi công trái với thiết kế cơ sở được duyệt.
Bên cạnh đó, Vũ Đình Duy còn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về tạm ứng trong hợp đồng xây dựng, trực tiếp thực hiện và chỉ đạo cán bộ dưới quyền làm thủ tục tạm ứng 20 tỷ đồng cho PVC.KBC, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 19,4 tỷ đồng.
Ngoài ra, Vũ Đình Duy còn lợi dụng chức vụ quyền hạn và sự ảnh hưởng của mình, buộc Đỗ Văn Hồng (nguyên Chủ tịch HĐQT, kiêm TGĐ PVC.KBC) phải đưa 3 tỷ đồng để hưởng lợi cá nhân.
Như vậy, hành vi của Vũ Đình Duy đã phạm 2 tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Nhận hối lộ”. Qua lời khai của bị cáo Hồng, Hồng đã phải chi phí cho Vũ Đình Duy hơn 8,8 tỷ đồng để sửa nhà, góp cổ phần cho Duy tại PVC.KBC.
Cũng theo cáo trạng, sau khi được tạm ứng 25 tỷ đồng khi thực hiện một số hạng mục tại Dự án xây dựng nhà máy Polyester Đình Vũ, Đỗ Văn Hồng đã không sử dụng vào Dự án.
Nhưng Hồng và PVC.KBC vẫn hoàn thành các phần việc theo Hợp đồng, vì vậy, CQĐT không xử lý hình sự đối với bị can Hồng về sai phạm trong việc đề xuất tạm ứng, sử dụng sai mục đích. Tuy nhiên, hành vi này có liên quan đến việc mua bán, chuyển nhượng 3.400m2 đất tại thị trấn Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) nên CQĐT tiếp tục điều tra làm rõ.
Hôm nay xét xử nhóm cựu lãnh đạo PVTEX, Vũ Đình Duy vẫn đang bỏ trốn
Cố ý chỉ định nhà thầu không đúng quy định rồi sau đó ứng tiền xong không thực hiện dự án, Vũ Đình Duy và ... |
Số phận của Vũ Đình Duy trong vụ án PVTex
Do thời gian điều tra đã hết nhưng chưa bắt được Vũ Đình Duy nên ngày 11/6/2018, Cơ quan CSĐT ra Quyết định tách vụ ... |