(Ảnh: Báo Xây dựng) |
Liên quan đến Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 (Mỹ Lộc, Thái Thụy, Thái Bình), theo báo cáo của Ban QLDA Điện lực Dầu khí Thái Bình 2, đến giữa tháng 7 năm 2018, tiến độ tổng thể của Dự án đạt 82,68 %.
Trong đó, thiết kế đạt 99,54 %; mua sắm đạt 99,64 %; gia công, chế tạo và vận chuyển đạt 93,56 %; thi công đạt 78,56 %).
Theo Bộ Công thương, hiện dự án có một số tồn tại vướng mắc như vẫn chưa hoàn thành công tác mua sắm vật tư, thiết bị và lựa chọn nhà thầu phụ.
Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) ký hợp đồng trọn gói với giá trị 1,2 tỷ USD với tiến độ 39 tháng hoàn thành tổ máy 1, 45 tháng hoàn thành tổ máy 2 là thiếu khả thi, không thực tế trong điều kiện PVC chưa có kinh nghiệm làm tổng thầu EPC NMNĐ than.
Việc PVC sử dụng tiền tạm ứng của Dự án (1.080 tỷ đồng) vào mục đích khác đã ảnh hưởng đến nguồn lực trong triển khai Dự án. Năng lực tài chính của PVC hạn chế dẫn tới khó khăn hoặc không đảm bảo khả năng thanh toán, giải ngân cho các nhà thầu phụ.
Thời gian qua, PVC chưa chủ động thu xép được đủ nguồn vốn để triển khai công việc, không đủ nguồn lực tài chính và thiếu hụt nguồn tiền để thanh tọán cho các công việc đã hoành thành và tạm ứng cho các hợp đồng đã ký.
Cũng theo Bộ Công thương, dự án nhiệt điện Thái Bình 2 còn gặp khó khăn trong thu xếp nguồn vốn còn thiếu và số vốn vay nước ngoài chưa giải ngân được rất lớn, trong khi thời hạn giải ngân cuối cùng (ngày 28/9/2018) chưa được gia hạn.
Đáng chú ý là đến nay, một số thiết bị dù chưa đưa vào sử dụng nhưng đã bị quá thời hạn bảo hành của nhà sản xuất/nhà chế tạo.
Do vậy, việc Dự án tiếp tục bị chậm tiến độ sẽ dẫn đến tăng rủi ro liên quan đến chất lượng thiết bị đã quá thời hạn bảo hành của nhà sản xuất/nhà chế tạo.
Bên cạnh đó, theo Bộ Công thương, nhiều cán bộ của tổng thầu PVC và chủ đầu tư có biểu hiện tâm lý, lo sợ các rủi ro pháp lý nên xin chuyển công tác.
Càng về sau, tổng thầu càng khó khăn trong việc đảm bảo, duy trì nguồn nhân lực có chất lượng, kinh nghiệm quản lý tiến độ, đấu thầu, mua sắm.
Bộ trưởng GTVT yêu cầu có giải pháp mạnh khắc phục chậm, hủy chuyến bay |
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông sắp vận hành thử toàn bộ hệ thống |
Về dự án nhiệt điện Thái Bình 2, PVN kiến nghị chấp thuận chủ trương để Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo Ocean Bank giải tỏa số dư tiền gửi của PVC (khoảng 82 tỷ đồng) và đơn vị thành viên đang thi công tại Dự án là PVC - IC (khoảng 45 tỷ đồng) đang bị phong tỏa, để sử dụng cho dự án.
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hiện đơn vị này đang chỉ đạo Oceanbank xây dựng Phương án tái cơ cấu để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi triển khai thực hiện.
Theo đó, các khoản tiền gửi của PVN và các đơn vị thành viên tại Oceanbank sẽ được xử lý tổng thể trong Phương án tái cơ cấu Oceanbank và chi trả theo lộ trình sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án tái cơ cấu.
Bộ Công thương cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan sớm hoàn thiện, trình phê duyệt phương án tái cơ cấu Oeanbank.
Đáng chú ý là liên quan đến công tác thanh tra, PVN kiến nghị xem xét, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét không xử lý trách nhiệm hình sự đối với những cán bộ không thuộc diện điều tra, và những cán bộ có thể mắc phải những lỗi chuyên môn mà không cố ý, không vì động cơ cá nhân, lợi ích nhóm.
Về vấn đề này, Bộ KH&ĐT cho rằng PVN cần rà soát, xem xét, xác định mức độ sai phạm, trách nhiệm của các tập thể, cá nhân liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu và thực hiện hợp đồng EPC Dự án, xử lý theo thẩm quyền.
Bộ Công thương lại cho rằng việc xác định mức độ sai phạm của tổ chức, cá nhân tham gia dự án sẽ do cơ quan điều tra, cơ quan có chức năng xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.
'Tranh cãi định nghĩa Grab': CIEM đề nghị Bộ GTVT soạn thảo lại Nghị định | |
'Gắn mào taxi điện tử': Biến taxi công nghệ thành truyền thống |
Liên quan đến những tồn tại ở dự án nhiệt điện Thái Bình 2, Bộ Công thương đã đề nghị Chính phủ chấp thuận chủ trương điều chỉnh tiến độ vận hành.
"Việc điều chỉnh tiến độ không miễn trừ trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên theo Hợp đồng EPC đã ký và theo quy định của pháp luật", Bộ Công thương cho biết.
Ngoài ra, Bộ này cũng kiến nghị giao PVN chịu trách nhiệm xác định tiến độ điều chỉnh cụ thể (đảm bảo khả thi, sớm đưa nhà máy vào vận hành) để phục vụ quản lý, điều hành dự án.
Chỉ đạo Tổng thầu và các đơn vị liên quan tập trung nguồn lực để đẩy nhanh việc xử lý giá trị khối lượng dang dở, đẩy nhanh công tác nghiệm thu, hoàn thành hồ sơ thanh toán theo quy định để tạo dòng tiền phục vụ Dự án.
Kiểm soát, giám sát chặt chẽ công tác quản lý, sử dụng tài chính, công tác đấu thầu tại dự án đảm bảo đúng quy định của pháp luật và không phát sinh chi phí so với giá trị tổng mức đầu tư điều chỉnh lần 2 đã được phê duyệt.
Đánh giá toàn diện, chính xác, đầy đủ về khó khăn hiện nay của Dự án, nhất là vấn đề thu xếp vốn, kiến nghị Chính phủ phương án giải quyết.
PVN cũng được kiến nghị chỉ đạo các đơn vị liên quan rà soát, kiểm tra việc bảo dưỡng thiết bị của Dự án.
Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 (Mỹ Lộc, Thái Thụy, Thái Bình) có quy mô công suất 2x600 MW thuộc Trung tâm điện lực Thái Bình.
PVN đã phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 5844/QĐ-DKVN ngày 02 tháng 7 năm 2010. PVC được lựa chọn làm tổng thầu EPC của Dự án theo Hợp đồng EPC số 9256/HĐ-DKVN ngày 11 tháng 10 năm 2011 ký giữa PVN và PVC. Giá trị, tiến độ theo Hợp đồng EPC đã ký năm 2011 như sau: Giá trị Hợp đồng EPC là 918.534.603 USD và 5.874.182.835.390 đồng. Thời gian hoàn thành Tổ máy 1 và Tổ máy 2 tương ứng là 39 tháng và 45 tháng kể từ ngày 22 tháng 6 năm 2012 (ngày bắt đầu công việc theo Hợp đồng EPC). Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2016, Dự án được đưa vào vận hành thương mại tổ máy số 1 năm 2017, tổ máy số 2 năm 2018. |
Nhà đất 17:24 | 23/09/2019
Nhà đất 15:39 | 21/09/2019
Nhà đất 08:33 | 21/09/2019
Kinh doanh 17:41 | 27/07/2019
Kinh doanh 23:22 | 23/07/2019
Pháp luật 18:32 | 02/06/2019
Giáo dục 10:55 | 01/06/2019
Pháp luật 14:34 | 30/05/2019