(Ảnh minh họa) |
Liên quan đến dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô của Bộ GTVT đang gây tranh cãi, luật sư Trương Thanh Đức (Công ty Luật Basico) cho rằng những nội dung thay đổi trong dự thảo không phải đổi mới, không phải là đột phá.
"Những nội dung này mới chỉ là sửa chữa sai lầm, nhầm lẫn, vô lý, cản trở phát triển.
Vì vậy, dự thảo đã trình nhiều lần, tức là được soạn đi soạn lại nhưng không đạt yêu cầu", luật sư Trương Thanh Đức nói.
Cũng theo luật sư Đức, tên gọi "Nghị định quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô" không hợp lý và dài dòng.
Lý do, "điều kiện kinh doanh" đương nhiên nằm trong "kinh doanh" và do đó chỉ cần đặt tên là "Nghị định về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô".
Được biết, dự thảo của Bộ GTVT đưa ra định nghĩa kinh doanh vận tải như sau: "Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện các công đoạn của hoạt động vận tải để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.
Trong đó, có công đoạn trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe để vận chuyển hành khách, hàng hóa; quyết định giá cước vận tải".
Theo luật sư Đức, định nghĩa này có nhiều bất hợp lý như việc đưa thêm "mục đích sinh lợi" nhằm loại bỏ việc vấn chuyển nội bộ trong khi đó đây vẫn là sinh lợi nhưng không trực tiếp.
Về quy định đối với xe taxi tính tiền thông qua phần mềm (taxi điện tử) và xe hợp đồng điện tử, luật sư Đức cho đây là cần thiết, hợp lý.
Tuy nhiên, ông Đức cũng cho rằng việc yêu cầu gắn mào taxi và taxi điện tử là không cần thiết.
"Bởi lẽ, taxi thường thì vẫn có thể chạy ứng dụng của taxi điện tử. Hơn thế, quy định taxi điện tử thì lại biến thành taxi thường.
Đặc biệt, điều này không phù hơp đối với loại taxi không chuyên nghiệp, mang tính kết hợp, tận dụng khai thác theo mô hình kinh tế chia sẻ.
Việc phân biệt này, nếu có thì chỉ cần thiết cho việc quản lý nhà nước, không có ý nghĩa đối với hành khách - đối tượng hàng đầu cần hướng tới", luật sư Đức nên ý kiến.
PGS. TS Ngô Trí Long: Bộ GTVT không nên cấm 'GrabShare' |
Về quy định hợp đồng vận tải, luật sư Trương Thanh Đức cho rằng quy định với mỗi chuyến xe, đơn vị kinh doanh vận tải chỉ được ký kết 1 hợp đồng là không hợp lý, hạn chế quyền tự do giao kết hợp đồng, đi ngược việc khuyến khích kinh tế chia sẻ.
Đối với quy định khi thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh vận tải phải thông báo tới Sở GTVT nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải các thông tin cơ bản của chuyến đi, luật sư cho rằng gây tốn kém, phiền hà cho doanh nghiệp, chậm chễ cho hành khách.
Đặc biệt theo luật sư Trương Thanh Đức, Nghị định 86 hiện hữu đang tạo ra quá nhiều quy định bất hợp lý, gây khó khăn, tiêu cực, đội chi phí, tăng giá thành vận chuyển.
Luật sư dẫn dự thảo tờ trình Chính phủ cho biết Nghị định 86 có 51 điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Trong đó có 21 điều kiện chung, tuyến cố định có 4 điều kiện, xe buýt 6 điều kiện, taxi 13 điều kiện, hợp đồng du lịch có 5 điều kiện và hàng hóa có 2 điều kiện.
"Như vận riêng xe taxi đã có tới 34 điều kiện kinh doanh", luật sư Đức nói.
Đáng chú ý là theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, dự thảo Nghị định ngày 31/7/2018 cắt bỏ 12 điều kiện kinh doanh nhưng là bổ sung tới 85 điều kiện kinh doanh khác.
Vì sao taxi truyền thống khẳng định 'Grab là đơn vị kinh doanh vận tải'?
Các hiệp hội taxi truyền thống tiếp tục khẳng định Grab là đơn vị kinh doanh vận tải và cho rằng đang có sự đánh ... |