PGS. TS Ngô Trí Long: Bộ GTVT không nên cấm 'GrabShare'

Chuyên gia kinh tế, PGS. TS Ngô Trí Long cho rằng Bộ GTVT không nên cấm dịch vụ đi chung xe (GrabShare) nhằm tiết kiệm nguồn lực, hạn chế xe cá nhân...
 
pgs ts ngo tri long bo gtvt khong nen cam grabshare
PGS. TS Ngô Trí Long (Ảnh: Di Linh).

Liên quan đến việc Bộ GTVT có tờ trình dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, PGS. TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường và giá cả đã chia sẻ một số quan điểm.

Cụ thể, ông Long cho biết rất hoan nghênh sự chủ động, cởi mở của Chính phủ trong việc tiếp cận và tận dụng thành quả của cuộc cách mạng 4.0, thể hiện qua các chính sách cụ thể trong thời gian qua.

Về dự thảo Nghị định thay thế nghị định 86, ông Long cho rằng có 3 nội dung cần lưu ý nhằm hoàn thiện, hiệu quả hơn trong việc quản lý hoạt động kinh doanh vận tải trong bối cảnh nền kinh tế số.

Không áp đặt, bó hẹp hoạt động đơn vị cung cấp phần mềm

Thứ nhất, PGS. TS Ngô Trí Long cho rằng cần phải đổi mới quan niệm về mô hình kinh doanh, thừa nhận thế mạnh của các đơn vị công nghệ là phát triển công nghệ phần mềm hiện đại để xử lý hệ thống dữ liệu lớn.

Theo ông Ngô Trí Long, trong nền kinh tế hiện đại, các doanh nghiệp có xu hướng chuyên môn hóa, tập trung đầu tư vào một hoặc một số công đoạn trong chuỗi giá trị, tìm cách tối đa hóa hiệu quả kinh doanh.

Ngoài các đơn vị cung cấp phần mềm ngoại như Uber, Grab (sắp tới là Go-Jek), hiện nay, một số doanh nghiệp nội địa như VATO, EMDDI và Viettel (ứng dụng Gonow) cũng đã đầu tư mạnh mẽ vào phân khúc kết nối vận tải (không trực tiếp thực hiện hoạt động vận tải).

Thế mạnh của các đơn vị công nghệ là phát triển công nghệ phần mềm hiện đại để xử lý hệ thống dữ liệu lớn (big data), kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI) để đưa ra đề xuất kết nối hành khách với phương tiện gần nhất và đề xuất hiệu quả nhất về giá cước cho mỗi chuyến đi cụ thể.

"Kết quả thí điểm theo Quyết định số 24/QĐ- BGTVT là minh chứng rõ ràng nhất cho hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ phần mềm trong hoạt động của các đơn vị vận tải, biến các hợp tác xã vận tải nhỏ lẻ trở thành đối thủ canh tranh đáng gờm, buộc các hãng taxi phải nhanh chóng cải tiến công nghệ, chất lượng dịch vụ để phục vụ hành khách tốt hơn", ông Long cho biết.

Theo vị này, dự thảo (Khoản 4 Điều 16) lại cho rằng doanh nghiệp công nghệ sẽ phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh và điều kiện hoạt động như một đơn vị vận tải, nếu như phần mềm của họ giúp cho việc điều hành vận tải và định giá.

"Quy định này không những làm biến đổi bản chất hoạt động của đơn vị cung cấp phần mềm, mà còn triệt tiêu phần lớn những ưu điểm mà các dịch vụ kết nối mang lại, biến nó trở thành đơn thuần là một kênh liên lạc không hơn không kém.

Quy định này cản trở sự sáng tạo của ngành kinh tế số, tạo ra gánh nặng thực thi và chi phí vô lý cho các doanh nghiệp, cuối cùng, ảnh hưởng tới người tiêu dùng.

Đây là tiền lệ nguy hiểm trong bối cảnh Chính phủ đang ra sức thúc đẩy, khuyến khích khởi nghiệp và phát triển nền kinh tế 4.0", PGS. TS Ngô Trí Long nêu quan điểm.

Vị này cũng mong rằng thay vì áp đặt, bó hẹp hoạt động của các doanh nghiệp công nghệ, dự thảo cần đưa ra các biện pháp khuyến khích các đơn vị này ngày càng tham gia sâu hơn vào việc ứng dụng khoa học công nghệ...; cho phép người dụng được hưởng thành quả của cách mạng công nghệ 4.0.

pgs ts ngo tri long bo gtvt khong nen cam grabshare
(Ảnh minh họa: Techsign.in)

Khuyến khích đi chung xe, GrabShare

pgs ts ngo tri long bo gtvt khong nen cam grabshare Grab lên tiếng về dịch vụ 'đi chung xe' ra mắt chưa đầy 2 tháng đã bị dừng

Thứ hai, PGS. TS Ngô Trí Long cho rằng cần tận dụng thành quả của kinh tế chia sẻ để tiết kiệm nguồn lực cho xã hội.

Theo ông Long, trong dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86 của Bộ GTVT vẫn còn các quy định ngăn cấm việc đi xe chung của các hành khách có nhu cầu di chuyển trên cùng một cung đường.

"Giải thích cho việc quy định này, Bộ GTVT mới chỉ căn cứ vào hiện tượng núp bóng xe hợp đồng để kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định, thường là các tuyến liên tỉnh và bằng xe từ 8 chỗ ngồi trở lên, mà không tính đến thực tế là ngày càng có nhiều nhu cầu sử dụng chung xe thuê (taxi, xe hợp đồng dưới 8 chỗ) để đi làm, đi học trong nội thành.

Đây là nhu cầu chính đáng của người dân và cũng phù hợp với chủ trương của Nhà nước trong việc hạn chế xe cá nhân, góp phần giảm tải ùn tắc giao thông, bảo vệ môi trường", ông Long nói.

Ông Long cũng kiến nghị cần phải xóa bỏ ngay những quy định chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý đối với xe khách liên tỉnh mà đưa ra những quy định làm hạn chế lựa chọn của người dân, hạn chế thành quả của kinh tế chia sẻ khi sử dụng dịch vụ vận tải trong nội tỉnh.

pgs ts ngo tri long bo gtvt khong nen cam grabshare Vì sao taxi truyền thống khẳng định 'Grab là đơn vị kinh doanh vận tải'?

Loại bỏ các điều kiện kinh doanh không cần thiết

Thứ ba, PGS. TS Ngô Trí Long cho rằng cần loại bỏ các điều kiện, thủ tục không cần thiết, tạo gánh nặng và phát sinh chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp.

Theo vị này, việc cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh là một trong những nhiệm vụ cũng như giải pháp được Chính phủ ưu tiên thực hiện trong năm 2018.

Cũng theo ông Long, mặc dù Bộ GTVT đã tiếp thu và cắt giảm nhiều nhưng trong dự thảo Nghị định gần nhất, vẫn còn một số thủ tục, yêu cầu còn chưa rõ mục tiêu quản lý, trong khi tạo gánh nặng, phát sinh chi phí không cần thiết cho doanh vận tải cũng như người dân.

PGS. TS Long nêu một số vị dụ như quy định đơn vị vận tải phải cung cấp thông tin về hợp đồng vận tải đến Sở GTVT trước khi thực hiện vận chuyển hành khách;

Quy định hợp đồng vận tải phải có thông tin "hạng giấy phép lái xe, số giấy phép lái xe" của lái xe, "năm sản xuất" sản xuất của phương tiện;

Quy định các đơn vị vận tải, đơn cung cấp phần mềm, thậm chí cả lái xe và hành khách phải sử dụng chữ ký điện tử hoặc chữ ký số trong quá trình giao dịch.

Ông Long cho rằng cần phải tôn trọng quyền tự quyết của doanh nghiệp và hạn chế đưa ra các điều kiện kinh doanh không cần thiết.

Và khi đưa ra bất kỳ một điều kiện hay yêu cầu nào hạn chế quyền tự chủ của doanh nghiệp cần phải xác định rõ mục tiêu quản lý, để làm gì, có tác dụng gì tảc dụng đó có bù đắp được cho chỉ phí của xã hội hay không?

"Tôi kiến nghị rằng cần phải có sự tham gia góp ý, phản biện của các cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính, nhằm kiên quyết loại bỏ các điều kiện kinh doanh không chứng minh được sự cần thiết, tránh tạo ra gánh nặng và chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp, qua đó, gián tiếp làm gia tăng chi phí người tiêu dùng và xã hội", ông Long nhấn mạnh.

pgs ts ngo tri long bo gtvt khong nen cam grabshare 'Grab sẽ là đơn vị kinh doanh vận tải'?

Trong báo cáo thẩm định về Dự thảo Nghị định thay thế Nghị đinh 86, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ GTVT làm rõ việc ...

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.