Là loại cây phát triển phân nhánh, tán lá rộng, phượng vĩ được trồng phổ biến tại các thành phố lớn ở nước ta với tác dụng tạo bóng râm che mát những ngày nắng nóng. Hoa phượng khi nở có màu đỏ tươi cũng giúp cải thiện cảnh quan của đô thị.
Dạo quanh nhiều tuyến phố của Hà Nội, không khó để tìm ra những con đường ngập tràn phượng vĩ được trồng hai bên.
Cả đoạn đường Nguyễn Ngọc Vũ (Thanh Xuân) bên bờ sông Tô Lịch được trồng rất nhiều cây phượng với thân cây khá lớn.
Tuy nhiên, đây không phải loại cây có tuổi thọ cao. Phượng vĩ rất nhanh già đi và thân cây dễ bị mục nát, do đó tiềm ẩn các nguy cơ đổ gãy trong mùa mưa bão.
Sáng qua 26/5 đã xảy ra tai nạn đáng tiếc, cây phượng được trồng trong trường THCS Bạch Đằng, TP HCM bị bật gốc, ngã xuống và đè lên nhiều học sinh. Hậu quả nhiều em bị thương và 1 trường hợp tử vong.
Báo Nông nghiệp Việt Nam dẫn lời đại diện Sở Xây dựng TP HCM cho biết, cây phượng là loại cây nằm trong danh mục hạn chế trong khu vực đô thị, nhất là những cây phượng có đường kín trên 30 cm. Song ở Hà Nội hay TP HCM, loại cây này vẫn được trồng phổ biến ở những nơi đông người qua lại.
Một cây phượng lớn trong khuôn viên ĐH Bách Khoa Hà Nội.
Với đặc tính thân giòn, dễ gãy, chỉ cần một cơn mưa lớn, lốc hoặc bão sẽ dẫn việc cây phượng bật gốc, gây ra những tai nạn bất ngờ.
Trên đường Thanh Niên, hàng dài phượng vĩ được trồng hai bên đường. Đường Thanh Niên là nơi có nhiều phương tiện lưu thông vào giờ cao điểm.
Ở Hà Nội, có khá nhiều cây phượng có đường kính trên 30 cm.
https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/nhieu-pho-o-ha-noi-bat-ngan-phuong-vi-du-day-la-cay-han-che-trong-trong-do-thi-4320200527153817575.htm