Nhìn lại một năm biến động của thị trường gọi xe Việt

2020 với sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi bộ mặt thị trường gọi xe công nghệ Việt khá nhiều.
Nhìn lại một năm biến động của thị trường gọi xe Việt - Ảnh 1.

Năm 2019 khép lại với việc cả be lẫn GoViet đều thay tướng. Ông Trần Thanh Hải, nhà sáng lập beGroup đã nhường chỗ cho bà Nguyễn Hoàng Phương. Trước đó, bà Lê Diệp Kiều Trang cũng nói lời chia tay với GoViet sau khoảng 4 tháng ngồi ghế nóng.

Nhìn lại một năm biến động của thị trường gọi xe Việt - Ảnh 2.

Bà Nguyễn Thái Hải Vân làm CEO Grab Việt Nam từ đầu năm 2020 (Ảnh: Grab Việt Nam).

Đầu năm 2020, tới lượt Grab Việt Nam thay CEO. Bà Nguyễn Thái Hải Vân sẽ thay thế ông Jerry Lim ở vị trí lãnh đạo của hãng gọi xe công nghệ gốc Singapore tại Việt Nam từ 1/2/2020.

Trước khi đầu quân cho Grab, bà Hải Vân từng có 17 năm kinh nghiệm công tác tại Unilever Việt Nam.

Nhìn lại một năm biến động của thị trường gọi xe Việt - Ảnh 3.

 Ngày 17/1, Thủ tướng Chính phủ đã kí quyết định 10/2020/NĐ-CP về vận tải và điều kiện kinh doanh vận tải có hiệu lực từ 1/4. Nghị định xây dựng với tinh thần xóa nhòa khoảng cách giữa các hãng taxi truyền thống và taxi công nghệ.

Sau 1/4, nếu muốn tiếp tục hoạt động kinh doanh vận tải theo hợp đồng, các xe đó phải thực hiện cấp lại phù hiệu và dán cố định trên xe ô tô kinh doanh vận tải. Các hãng gọi xe công nghệ có hạn cuối để thực hiện là 1/7/2021.

Nhìn lại một năm biến động của thị trường gọi xe - Ảnh 4.

Sáng ngày 10/3, Tòa án Nhân dân Cấp cao TP HCM phân xử vụ kiện tụng giữa công ty TNHH Grab và công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun). Trước đó, phiên tòa sơ thẩm đã kết thúc với kết quả không hài lòng từ cả hai bên.

Vinasun mong muốn nhận số tiền bồi thường 41,2 tỉ đồng với lí do Grab "cạnh tranh không lành mạnh". Ở chiều ngược lại, Grab cho rằng Tòa án Nhân dân cấp thành phố không đủ thẩm quyền giải quyết vụ án.

Kết quả, Tòa phúc thẩm y án tòa sơ thẩm. Theo đó, Grab sẽ phải bồi thường 4,8 tỉ đồng cho Vinasun. 

Nhìn lại một năm biến động của thị trường gọi xe - Ảnh 5.

Dịch Covid-19 xảy ra khiến nhiều ứng dụng gọi xe phải tạm dừng cung cấp dịch vụ tại nhiều thị trường hoạt động. Các dịch vụ gọi xe hai bánh, bốn bánh gần như đóng băng trong giai đoạn giãn cách đầu tháng 4.

Với việc các dịch vụ giao hàng và đặt món được hoạt động, nhiều ứng dụng bắt đầu triển khai thêm các mảng kinh doanh mới. be đi chợ và GrabMart là những ví dụ tiêu biểu

Nhìn lại một năm biến động của thị trường gọi xe - Ảnh 6.

Trung tuần tháng 7/2020, Gojek đã bắt đầu tiến hành việc thống nhất thương hiệu trên toàn khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, GoViet sẽ chuyển thành Gojek Việt Nam. Ông Phùng Tuấn Đức, Giám đốc vận hành GoViet sẽ đảm nhiệm vị trí CEO công ty.

Nhìn lại một năm biến động của thị trường gọi xe - Ảnh 2.

Gojek Việt Nam sẽ thay thế cho thương hiệu GoViet (Ảnh: Gojek Việt Nam).

Cùng với việc thay đổi thương hiệu, màu áo đỏ của GoViet cũng sẽ chuyển sang màu xanh-đen như nguyên bản Gojek tại Indonesia. Gojek sau đó nhanh chóng thâu tóm ví điện tử WePay của VCCorp. Trước đó, GoViet vẫn chưa cho phép thanh toán phi tiền mặt.

Nhìn lại một năm biến động của thị trường gọi xe - Ảnh 8.

Việc các ứng dụng gọi xe công nghệ thua lỗ là câu chuyện không mới. Tuy nhiên khi năm 2020 sắp kết thúc, bà Nguyễn Hoàng Phương, CEO beGroup bất ngờ công bố kế hoạch có lãi trong năm 2021. 

Ngoài be, Gojek cũng cho biết ở quy mô khu vực, toàn bộ các dịch vụ của công ty đều có biên lợi nhuận dương. Trước đó, các ứng dụng gọi xe rất ít khi nhắc đến lợi nhuận và thời điểm sẽ có lãi.

Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với thị trường gọi xe công nghệ khi chính một hình mẫu gọi xe đi đầu thị trường như Uber vẫn đang gặp khó khăn sau khi IPO.

Nhìn lại một năm biến động của thị trường gọi xe - Ảnh 9.

Đầu tháng 11/2020, Sở GTVT TP HCM đã ra thông báo số 13233 về việc điều chỉnh phân luồng giao thông trên các tuyến đường nội bộ tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Theo đó, các hãng taxi và xe công nghệ (hoạt động theo tinh thần Nghị định 10, là xe kinh doanh vận tải) sẽ đón khách tại làn D. Tuy nhiên phía sân bay cho rằng các hãng gọi xe công nghệ chưa kí hợp đồng nhượng quyền với sân bay, và yêu cầu xe công nghệ đón khách ở tầng 3, tầng 4, tầng 5 khu gửi xe.

Điều này khiến khách hàng phải đi xa và vất vả hơn để gặp tài xế. Tài xế công nghệ cũng sẽ phải chịu phí  gửi xe lên đến 25.000 đồng/lượt.

Nhìn lại một năm biến động của thị trường gọi xe - Ảnh 10.

Nghị định 126/2020 do Tổng Cục thuế có hiệu lực từ 5/12 quy định mức Thuế Giá trị Gia tăng (VAT) mà các hãng gọi xe công nghệ phải kê khai  trên doanh thu từ tài xế sẽ tăng từ 3% lên 10%. Điều này khiến các hãng gọi xe công nghệ buộc phải thay đổi chính sách để cân bằng quyền lợi của  các bên liên quan (công ty, tài xế, khách hàng).

Nhìn lại một năm biến động của thị trường gọi xe - Ảnh 3.

3 cái tên lớn nhất trên thị trường gọi xe công nghệ Việt

Cụ thể, Grab Việt Nam đã tăng giá cước, đồng thời thay đổi chiết khấu từ tài xế. Trong khi đó be cũng tăng mốc nhận thưởng, còn Gojek cũng tăng các mức giá cơ bản.

Nhìn lại một năm biến động của thị trường gọi xe - Ảnh 12.

Báo cáo của ABI Research về thị phần gọi xe công nghệ trong nửa đầu năm 2020 cho thấy Grab vẫn là ứng dụng gọi xe phổ biến nhất tại Việt Nam với 74,6%. Trong khi đó, Gojek (GoViet) và be đang so kè khá sát nhau: be chiếm 12,4% còn Gojek là 12,3%.

Nhìn lại một năm biến động của thị trường gọi xe - Ảnh 4.

Thị phần gọi xe công nghệ tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2020 (Nguồn: ABI Research, Đồ họa: Lê Quý).

Nhìn chung, Covid-19 khiến các ứng dụng gọi xe gặp khó khăn. So với cùng kì năm trước, số cuốc xe hoàn thành của mỗi ứng dụng đều giảm 50%-66%.

Nhìn lại một năm biến động của thị trường gọi xe - Ảnh 14.

Những thông tin về việc Grab và Gojek sáp nhập ngày càng xuất hiện nhiều trên mặt báo. Cả hai đều là những kì lân và được định giá từ 10 tỷ USD trở lên. Tại Đông Nam Á, gần như hai hãng gọi xe này đều chiếm lĩnh thị phần tại các quốc gia góp mặt.

Trong trường hợp sáp nhập, sức mạnh của công ty mới có thể sẽ tăng lên nhiều lần. Tuy nhiên vẫn chưa có những thông tin chính thức nào được phát đi từ hai công ty cho thấy việc sáp nhập đang đến gần.

chọn
D2D lội ngược dòng trong quý IV nhờ dự án Lộc An, vượt 98% mục tiêu lãi 2024
9 tháng đầu năm 2024, D2D lỗ sau thuế gần 3 tỷ đồng. Tuy nhiên trong quý IV, nhờ phát sinh doanh thu tại khu dân cư Lộc An và KCN Châu Đức, D2D lãi 91 tỷ đồng và vượt 98% kế hoạch lợi nhuận cả năm.