Những cô giáo không chỉ làm nghề dạy chữ

“Không chỉ dạy chữ, dạy kiến thức mà còn dạy học trò làm người” – đó là quan điểm của hai cô giáo Bùi Thị Thùy (THPT Lê Thánh Tôn, Q.7) và cô giáo Nguyễn Ngọc Vân Anh (THPT Long Thới, Nhà Bè, TP HCM).


 

Dạy học trò qua những chuyến đi

Là giáo viên dạy Văn, khác biệt với nhiều giáo viên khác, đơn thuần truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm sống cho học trò qua các bài học trên lớp, cô Bùi Thị Thùy – giáo viên trường THPT Lê Thánh Tôn, Q.7 lại dồn hết tâm huyết nghề của mình qua từng chuyến đi ngoại khóa cùng các em học sinh.

Tự nhận mình là người “ham đi”, cô Thùy chia sẻ cô luôn mong có nhiều chuyến đi cùng học trò để được chia sẻ kinh nghiệm sống, được “truyền lửa”, dạy các em kiến thức nhiều hơn nữa ngoài bài vở trên lớp. Các hoạt động dã ngoại, vui chơi tập thể cùng những việc làm hết lòng của cô đã khiến các em thích thú, nhiều em coi cô như bạn sẵn sàng chia sẻ mọi vui buồn.

nhung co giao khong chi lam nghe day chu
Những hoạt động ngoại khóa bên ngoài lớp học kéo cô Thùy và học trò lại gần nhau hơn.

Cô Thùy kể về những chuyến đi do mình khởi xướng cùng sự phối hợp của học trò ánh mắt không giấu niềm vui lấp lánh: “Có lần mình cũng các em tổ chức hoạt động “một ngày đi để học”. Mình cho các em đến những địa chỉ xa thành phố, có ý nghĩa lịch sử và hướng các em tìm hiểu địa lý, lịch sử của điểm đến để các em trải nghiệm”. Chuyến đi mở rộng “vùng an toàn” ngoài lớp học đã thực sự khiến các em thích thú. Trong chuyến đi ngoài việc tổ chức hoạt động kỹ năng sống ngoài trời, cô còn hướng dẫn những tình huống xảy ra ngoài xã hội và cách ứng phó. “Mình luôn muốn các em học được càng nhiều kinh nghiệm sống càng tốt. Những điều này nếu chỉ nói trên bục giảng thì chỉ là lý thuyết. Mình thấy các em được đi, được trải nghiệm va chạm sẽ hiệu quả hơn”, cô chia sẻ.

nhung co giao khong chi lam nghe day chu
Các em học sinh hào hứng trong chuyến đi "Một ngày đi để học".
nhung co giao khong chi lam nghe day chu
Chân dung cô giáo nhiều tâm huyết với nghề, với học trò.

Bên cạnh những chuyến đi học hỏi kinh nghiệm sống, học trò các lớp được cô Thùy dạy cũng chia sẻ thường được cô cho tham gia các hoạt động thiện nguyện như tới bệnh viện Ung bướu hay các mái ấm, nhà mở. Lý giải những chuyến đi này, cô giáo bộc bạch: “Mình đưa các em đi để các em thấy mình may mắn, có ý thức vươn lên, biết chia sẻ với các mảnh đời bất hạnh”.

Không chỉ gần gũi, được học trò yêu mến, cô Bùi Thị Thùy còn khá “nổi tiếng” ở trường bởi những hoạt động năng nổ trong công tác Đoàn. Cô đảm nhiệm nhiều vai trò trong trường như: trợ lí thanh niên trường, tổ trưởng công đoàn, phó bí thư chi bộ. Trong công tác giảng dạy, cô cũng gặt hái được nhiều thành tích như: được vinh danh là nhà giáo trẻ tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh, 6 năm liên tục là chiến sĩ thi đua cơ sở, nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua thành phố; 3 lần nhận bằng khen của chủ tịch ủy ban thành phố. Năm 2015, cô được tuyên dương và mời giao lưu gương người tốt việc tốt do công đoàn sở giáo dục tổ chức.

Tạo “sân chơi” cho học trò tham gia

Cùng quan điểm trong việc giúp học trò trưởng thành, học hỏi được nhiều kinh nghiệm sống hơn, cô Nguyễn Ngọc Vân Anh, giáo viên môn Hóa trường THPT Long Thới, Nhà Bè TP HCM cũng tạo ra được nhiều sân chơi cho học trò của mình.

nhung co giao khong chi lam nghe day chu
Cô Vân Anh luôn đồng hành cùng học trò trong từng hoạt động.

“Môn Hóa thường được cho là khó nên mình vẫn luôn cố gắng để mỗi tiết học trở nên sinh động hơn, các em tiếp thu được nhiều hơn”, cô chia sẻ về các tiết học của mình. Những kiến thức môn Hóa với các phương trình khô khan được cô biến thành những giờ học thú vị. Chẳng hạn như cô cho học trò khảo sát các thành phần của phân bón, tìm hiểu các cây thuốc nam, phỏng vấn những bác sĩ đông y để tìm hiểu thêm… Môn Hóa nhưng cô vẫn cho các bạn đóng kịch, cùng lên phòng thí nghiệm thực hành, ghi chép và đúc rút kinh nghiệm. Học sinh khi được hỏi có “sợ” môn học này hay không đều cho biết các tiết học rất vui.

Cô cũng chia sẻ mình chọn cách dạy học theo dự án dù biết điều này rất khó khăn và mất nhiều thời gian vì: “Học dự án, em nào cũng có việc, cùng được tham gia. Các em đóng vai trò chủ đạo, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chính vì vậy phát huy được tính năng động, sáng tạo, trách nhiệm của từng em”. Cũng chính những dự án đã giúp học trò và cô giáo gần gũi nhau hơn. Chính vì vậy, tính đến nay đã về trường giảng dạy được 7 năm nhưng năm nào cô cũng có những hoạt động dự án để học sinh cùng tham gia với mình.

nhung co giao khong chi lam nghe day chu
Cho đến nay, dù đã 7 năm trong nghề, nhiệt huyết chưa bao giờ vơitrong cô giáo trẻ.

“Năm nay có con nhỏ, bận bịu nhưng mình vẫn quyết tâm lập dự án để học trò cùng tham gia, được học hỏi và trưởng thành hơn. Có cuối tuần, thay vì ngủ nướng, các em cùng mình tham gia đi một đoạn đường dài từ Nhà Bè lên tận phía Đông thành phố, di chuyển nhiều nhưng các em không mệt mà vui vẻ, đoàn kết chia việc ra với nhau. Sau đó trở về trường không ngơi nghỉ lại bắt tay cùng nhau trồng cây, dọn dẹp”, cô chia sẻ. Chính những sân chơi ngoài lớp học đó lại dạy các em rất nhiều và hiệu quả hơn hẳn những lời rao giảng trên lớp.

Những chuyến đi ngoài lớp học luôn đem lại rất nhiều khám phá thú vị cho học sinh nhưng không phải giáo viên nào cũng có thể toàn tâm toàn ý dành thời gian, công sức tham gia bởi nghề giáo vốn đã lắm bộn bề. Tuy vậy, những cô giáo như cô Bùi Thị Thùy và cô Vân Anh đã góp phần điểm tô thêm nét đẹp cho những ai đang làm công tác giáo dục.

Với các cô, người thầy không chỉ đơn giản là người truyền dạy kiến thức mà còn phải là một nhà tâm lí, một phụ huynh và hơn hết là một người bạn đối với học trò. Nói như cô Bùi Thị Thùy, “Đi dạy điều mình tâm niệm nhất là: nhà trường không chỉ dạy chữ, dạy kiến thức mà còn phải dạy làm người! Hãy yêu thương học trò bằng cả trái tim, nói bằng ngôn ngữ của các em, hiểu bằng suy nghĩ của các em, khi ấy món quà ta nhận được sẽ là vô giá!”.

chọn
Hình ảnh tiến độ KCN hơn 2.300 tỷ đồng của Ecoland ở Hưng Yên
Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp số 3 được thực hiện tại huyện Khoái Châu, huyện Yên Mỹ và huyện Ân Thi (tỉnh Hưng Yên) có quy mô 159,7 ha với tổng vốn đầu tư là 2.310 đồng.