Địa phương đầu tiên phát hiện dịch tả lợn châu Phi là Hưng Yên, sau đó là Thái Bình và kéo theo các tỉnh khác. Hiện tại 5/6 địa phương công bố có dịch nằm tại miền Bắc.
Dịch tả lợn châu phi đã xuất hiện tại 6 địa phương trên cả nước.
Bộ NN&PTNTN cho biết, ngày 22-27/02, bệnh DTLCP đã được phát hiện tại một hộ chăn nuôi lợn rừng tại khu Đầm Lấm, Phường Ngọc Thuỵ, Long Biên. Toàn bộ 25 con lợn rừng nuôi dương tính với bệnh đã được xử lý tiêu hủy bằng phương pháp chôn.
Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Cục Thú y phối hợp với địa phương tổ chức xử lí tiêu hủy toàn bộ đàn lợn, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, lấy mẫu lợn của các hộ xung quanh xét nghiệm đều cho kết quả âm tính. Đến nay, không có phát sinh lợn bệnh tại địa phương này.
Ngày 27/02/2019, bệnh DTLCP cũng đã được phát hiện tại một hộ chăn nuôi lợn rừng tại xã Văn Xã, huyện Kim Bảng. Toàn bộ 15 con lợn dương tính với bệnh đã được xử lý tiêu hủy bằng phương pháp chôn.
Từ ngày 01-27/02/2019, bệnh DTLCP xảy ra tại 35 hộ, 9 thôn của 7 xã gồm: xã Trung Nghĩa thuộc thành phố Hưng Yên; xã Yên Hòa và xã Đồng Than thuộc huyện Yên Mỹ; xã Bãi Sậy thuộc huyện Ân Thi; 02 xã Nghĩa Dân và xã Đức Hợp thuộc huyện Kim Động. Toàn bộ 1.628 con lợn dương tính với bệnh đã được xử lý tiêu hủy bằng phương pháp chôn (với trọng lượng tiêu hủy hơn 140.526 kg).
Đây đang là địa phương có mức độ thiệt hại nặng nề nhất kể từ khi phát hiện dịch.
Từ ngày 13-27/02/2108, bệnh DTLCP xảy ra tại 36 hộ, 9 thôn của 5 xã (gồm các xã: Đông Đô, Tây Đô thuộc huyện Hưng Hà; Lô Giang thuộc huyện Đông Hưng; Đông Hải và An Dục thuộc huyện Quỳnh Phụ). Toàn bộ 370 con lợn dương tính với bệnh đã được xử lý tiêu hủy bằng phương pháp chôn (với trọng lượng tiêu hủy hơn 20.973 kg).
Tính từ 18-27/02/2108, bệnh DTLCP xảy ra tại 20 hộ, 12 thôn, 5 xã (gồm: Chính Mỹ, Đông Sơn, Lưu Kiểm và Liên Khê của huyện Thủy Nguyên; xã Nam Hưng của huyện Tiên Lãng). Toàn bộ 231 con lợn dương tính với bệnh đã được xử lý tiêu hủy bằng phương pháp chôn (với trọng lượng tiêu hủy hơn 9.882 kg).
Ngày 23-27/02/2019, bệnh DTLCP xảy ra tại hộ ông Lê Văn Thanh, thôn Tân Ngữ 2, xã Định Long, huyện Yên Định. Toàn bộ 226 con lợn dương tính với bệnh đã được xử lý tiêu hủy bằng phương pháp chôn (với trọng lượng tiêu hủy hơn 5.886 kg).
Như vậy, tính tới thời điểm hiện tại, tổng cộng có 6 địa phương có lợn dương tính với DTLCP.
Tại Hội nghị triển khai công tác phòng, chống DTLCP và các bệnh khác ở động vật trên cạn tại các tỉnh phía Nam vào hôm qua 27/2, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, theo khảo sát, phần lớn virút DTLCP lây lan nhanh là do việc giết mổ, vận chuyển heo từ vùng dịch. Do đó, việc hạn chế hoặc ngăn cấm vận chuyển heo tùy theo khu vực, thời điểm và tình hình dịch bệnh cũng có thể là giải pháp hợp lí, không ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi, tiêu dùng.