Những nông trại 'cày view' bằng điện thoại, kiếm tiền từ giá trị ảo

"Nông dân" kiểu mới đang sử dụng các ''trang trại'' điện thoại để kiếm tiền trang trải cuộc sống hàng ngày.

Theo Vice, ngày nay một số công ty trả tiền cho việc bạn nhấp chuột nhiều lần vào các quảng cáo của họ. Điều này tạo ra một cộng đồng tìm cách gian lận số lượt xem để nhận tiền từ các trang giới thiệu đó.

Chỉ cần mua vài chục tới vài trăm cái điện thoại, những “dân cày” từ đất Mỹ đã có thể thu được lợi nhuận để trang trải cuộc sống hàng tháng mà không cần phải kiếm việc làm khác như lái xe hay giao hàng.

Ở Trung Quốc, mô hình “cày quảng cáo” này cũng phát triển. Chúng ta dễ dàng nhìn thấy các công xưởng với hàng trăm chiếc điện thoại được đặt trên giá , được vận hành bởi một vài người để kiếm tiền từ quảng cáo.

“Tôi có thể phân thân làm 4 trên Netflix. Bằng việc xem đi xem lại các đoạn giới thiệu của một ứng dụng, tôi có thể nhận được tiền. Tuy nhiên, tôi sử dụng 4 thiết bị di động khác nhau để xem quảng cáo cùng lúc và nhận được nhiều tiền hơn”, một chuyên gia trong ngành này chia sẻ.

Những nông trại 'cày view' bằng điện thoại, kiếm tiền từ giá trị ảo - Ảnh 1.

Một nông trại điện thoại của E Media. (Ảnh: Vice).

Trang trại điện thoại

Bằng việc tạo ra một “trang trại điện thoại” nhỏ, chuyên gia này sẽ bật cùng lúc các đoạn phim giới thiệu trò chơi, Netflix cũng như các trang khác. Các công ty không thể biết người dùng có thực sự xem những đoạn phim hay không. Đây là kẽ hở cho những dân ''cày view''. Họ chỉ cần thiết lập cho các thiết bị bật 24/7 và mỗi chiếc điện thoại có thể thu được một ít tiền từ mỗi thiết bị.

Công việc này không hề phạm pháp, chẳng có gì sai trái khi người dùng xem quảng cáo và nhận lại một khoản tiền cho bản thân. Năm ngoái, NBCUniversal đã có chiến lược quảng cáo thông qua ứng dụng WatchBack.

Người dùng tải phần mềm này về, xem các chương trình truyền hình qua nó và sẽ có cơ hội trúng thưởng 100 USD. Một số ứng dụng khác như Perk sẽ tính điểm xem các đoạn phim của người dùng và đổi chúng thành các sản phẩm.

Với lợi nhuận cao, công việc này thu hút được nhiều người trẻ tham gia. Ví dụ, Joseph D’ Alesandro đã kiếm được gần 2.000 USD/tháng từ việc làm này vào năm 2017. Từ khi học cấp 2, cậu đã tiếp xúc với công việc này và dần xây dựng riêng cho mình một trang trại ''cày view''. Tuy nhiên, cậu ta cho rằng, đây không hẳn là một công việc thật sự vì cậu chỉ cần thao tác rất ít với dàn máy móc của mình.

Một số người tham gia công việc này không chỉ đơn thuần là kiếm tiền, mà còn vì sở thích. Thông qua công việc này, họ có thể học hỏi thêm về mạng máy tính.

Những nông trại 'cày view' bằng điện thoại, kiếm tiền từ giá trị ảo - Ảnh 2.

Người tham gia có thể sử dụng nhiều thiết bị khác nhau để làm. (Ảnh: Weibo).

“Nếu được lựa chọn việc làm thêm, tôi thích làm việc này hơn là đi lái taxi hay giao thức ăn”, tài khoản Tommy chia sẻ.

Có rất nhiều người tham gia lĩnh vực này kiếm được hàng trăm USD mỗi tháng từ các ứng dụng chạy tự động trên thiết bị của họ. Tài khoản Goat_City cho biết họ kiếm được 700-800 USD/tháng. Chỉ cần đầu tư hơn 1.000 USD, họ có thể có trong tay một dàn ''máy cày'' tốt.

Lợi nhuận từ mỗi trang trại khác nhau, phụ thuộc vào quy mô thiết bị của họ. Với 20 chiếc điện thoại, bạn có thể kiếm được 50-100 USD/ ngày. Nhưng nếu bạn đầu tư ít hơn thì bạn vẫn thu được một khoản tiền nhất định. Bạn có thể mua những thiết bị cũ từ eBay hoặc Amazon để phục vụ cho công việc của mình.

Có những người tham gia chỉ để mua các vật dụng hàng ngày, nhưng có những ''dân cày'' chuyên nghiệp có thể tạo ra số tiền lớn, giúp họ mua sắm những món đồ chơi đắt tiền như máy bay điều khiển từ xa, máy điện tử Nintendo Switch và hơn thế nữa.

Kiếm tiền từ điện thoại đồng nát

Ở ''trang trại'' mà Vice tìm hiểu, họ sử dụng các thiết bị cũ mua từ eBay: 4 chiếc điện thoại Android TracFone ZTE, với giá 24.99 USD/ chiếc. Họ có những nhóm chia sẻ về công việc này, tư vấn cho nhau về chỗ mua đồ rẻ nhất cũng như cách để sử dụng chúng hiệu quả.

Thỉnh thoảng, họ có thể dùng máy tính cá nhân, nhưng sử dụng điện thoại giá rẻ cho hiệu quả tối ưu nhất. Những chiếc điện thoại mạnh có thể chạy gấp đôi hiệu năng.

Với cách làm truyền thống, người làm sẽ tải một ứng dụng về, tạo tài khoản và cắm máy. Trong cùng một thời điểm, sẽ có rất nhiều ứng dụng với hiệu năng làm việc khác nhau. Các nhà phát triển liên tục cập nhật phần mềm, nên người làm sẽ phải lựa chọn linh hoạt giữa các ứng dụng để có tổng hiệu suất làm việc tốt nhất.

Những nông trại 'cày view' bằng điện thoại, kiếm tiền từ giá trị ảo - Ảnh 3.

Một nông trại "cày view" có thể chỉ cần một người để vận hành. (Ảnh: Weibo).

Một số người làm không chỉ chạy nhiều điện thoại cùng một lúc, mà còn sử dụng phần mềm mô phỏng ngón tay và nhấp chuột trên thiết bị của họ. “Trong khi ứng dụng nghĩ rằng người dùng đang thao tác với quảng cáo thì thực tế là họ đang ngủ”, Goat_City nói.

Theo Vice, có một cộng đồng lớn trên Discord của E Media chuyên thảo luận về cách phát triển công việc này. Họ đề cập từ chỗ mua thiết bị giá tốt cho tới cách tự động hóa máy móc, sử dụng những phần mềm chuyên dụng để lừa các ứng dụng chống gian lận từ các công ty quảng cáo. Ngoài ra, họ liên tục tuyển thêm người hợp tác để tăng năng suất làm việc.

Rủi ro trong công việc là gì? 

Doanh thu của những người tham gia không phải luôn ổn định. Công việc này không đơn giản là mua điện thoại, cài đặt một số phần mềm rồi nhận tiền từ nó. Các bên công ty quảng cáo ngày càng có nhiều yêu sách bổ sung để giảm bớt thiệt hại từ những người này.

DoubleVerify, công ty chống gian lận quảng cáo đã hợp tác với Facebook và các bên khác để xác minh xem lưu lượng truy cập quảng cáo có đến từ người dùng thật hay không nhưng họ vẫn gặp rất nhiều bất cập.

Một số công ty quảng cáo như TV-TWO chọn giải pháp là đưa ra nhiều bước lựa chọn phức tạp để loại trừ khả năng gặp người dùng ảo.

Những nông trại 'cày view' bằng điện thoại, kiếm tiền từ giá trị ảo - Ảnh 4.

Doanh thu từ các nông trang "cày quảng cáo" không ổn định. (Ảnh: Vice).

Thêm vào đó, các ứng dụng hay bị lỗi, đòi hỏi người tham gia phải có cách thức để giám sát các thiết bị hoạt động trơn tru. Khá nhiều người đã bỏ cuộc vì không tìm ra giải pháp tốt để quản lý chúng.

Người dùng Goat_City sau khi chỉ thu được 10 USD/ngày với hơn 100 chiếc điện thoại đã quyết định bỏ công việc này. Nhiều người khác chuyển sang công việc mới vì sự đơn điệu từ những cú nhấp chuột vào quảng cáo.

Thế nhưng, những nông dân vẫn tiếp tục thử nghiệm những cách thức mới để vượt qua các phần mềm chống gian lận dù lợi nhuận thấp, thành viên trong discord của E Media cũng ra sức chia sẻ kiến thức của mình để mở rộng cộng đồng này. Công việc này sẽ còn tồn tại lâu dài.

chọn
Cận cảnh công viên hơn 7 ha ở huyện Gia Lâm đang xây dựng
Huyện Gia Lâm chuẩn bị cưỡng chế hơn 7 ha đất để xây dựng hoàn thiện dự án công viên trị giá gần 290 tỷ đồng.