Những nữ ngư phủ tuổi già vẫn bám biển mưu sinh

Sinh ra và lớn lên trên những con thuyền, nhiều người phụ nữ làng chài xem biển như chính là cuộc sống của họ.

Nghề đi biển được xem là cái nghề nguy hiểm, nhiều tình huống bất trắc có thể xảy ra mà không ai đoán trước được. Không biết từ bao giờ, những người phụ nữ miền biển đã thoát khỏi cái bóng “vọng phu” chủ động bám biển xây dựng hạnh phúc ấm no cùng gia đình. Họ ra khơi, buông lưới và bám biển từ thủa còn bé, đối với những người phụ nữ ấy, biển như chính là cuộc sống!.

nhung nu ngu phu tuoi gia van bam bien muu sinh
Dù đã già nhưng nhiều người phụ nữ vẫn cố bám theo nghề biển. Ảnh Hoài Nam

Khi nữ ngư thoát bóng “vọng phu”

Trải qua bao nhiêu thăng trầm, những nỗi đau mất mát và cả những khó khăn chất chồng trong cuộc sống đã dạy cho người phụ nữ vùng biển phải cứng cỏi, vững vàng và chủ động trong mọi việc.

Ở những làng chài ven biển Hà Tĩnh, việc ra khơi đánh có không chỉ là công việc của ngưỡng đàn ông mà còn là nghiệp chính của những người phụ nữ nơi đây. Một buổi sáng tinh mơ, chúng tôi về với vùng biển huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh).

Sau chuyến vượt sóng dài ngày, những con thuyền nằm tựa vào vai nhau như thể muốn “lấy lại sức”. Khi phần đông những người đàn ông tụm năm, tụm bảy chuyện trò, nghỉ ngơi dưỡng sức thì có nhiều người phụ nữ lại miệt mài sửa soạn, dọn dẹp chuẩn bị cho một chuyến ra khơi mới.

nhung nu ngu phu tuoi gia van bam bien muu sinh

Bà Lý lom khom chèo thuyền ra khơi đánh cá. Ảnh Hoài Nam

Dù năm nay đã ngoài 70 tuổi, nhưng vì cuộc sống mưu sinh, bà Đỗ Thị Lý (thôn Giang Hà, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) vẫn phải ra khơi bám biển.

Đang lom khom chuẩn bị ngư cụ để ra khơi, bà Lý cho biết, bà sinh ra và lớn lên từ vùng biển, vốn là dân làng chài chính gốc, cha mẹ gắn với thuyền và biển nên từ thủa còn bé, bà đã cùng cha chèo thuyền đi đánh cá. Sau khi lấy lập gia đình, bà tiếp tục lên thuyền phụ chồng đi biển.

Cuộc sống đang sung túc, đầm ấp thì vào năm 2003, trong một lần tai nạn khiến người chồng, người cha trụ cột của gia đình bị liệt chân trái. Kể từ ngày đó đến nay, một mình bà Lý phải chèo thuyền ra khơi kiếm bám biển đánh cá để kiếm tiền chăm chồng bị liệt giường.

nhung nu ngu phu tuoi gia van bam bien muu sinh
Trong mỗi chuyến ra khơi, các nữ ngư thường hỗ trợ nhau trong công việc. Ảnh Hoài Nam

“Nghề này thì đối với cành đàn ông cũng nguy hiểm, khó khăn chứ không kể đến người phụ nữ như chúng tôi. Tôi còn bị bệnh, sỏi mật, đã mổ 3 lần và từng được đưa ra nhà xác bệnh viện chờ lo hậu sự, nhưng do chồng giờ thì không đi lại được nên 15 năm nay tôi một mình chèo thuyền bám biển để mưu sinh, vì ngoài nghề này không có nghề nào khác nữa”, bà Lý bùi ngùi nói.

Với lối suy nghĩ biển sẽ không phụ lòng người nên gần 15 năm nay, một mình bà Lý chèo thuyền vượt biển để mưu sinh. Dẫu khổ cực là thế, biển đầy bão giông là thế nhưng người người phụ nữ ấy xem biển là một phần máu thịt, nên dù sướng khổ vẫn trọn đời.

"Cả cuộc đời tôi như gắn với biển, biến như chính cuốc sống của tôi. Giờ mà nghỉ đi biển ít ngày là thấy rất nhớ. Nghề này như đã ngấm vào người, hễ ở nhà vài ba ngày là đau nhức buồn chán. Khi đi biển câu được con cá, con mực là mọi mệt mỏi tan biến. Còn sức thì chúng tôi còn chèo ra khơi, vì đã là nghề thì phải trọn đời với nó”, bà Lý tâm sự.

''Biển như cuộc sống của tôi''!

Với người dân làng chài, hầu hết từ nhỏ đã biết đi biển, chẳng những đàn ông mà ngay cả phụ nữ cũng vậy. Họ yêu biển và bằng lòng với biển, dù bằng cách này hay cách khác để sống tiếp với nghề thì một khi biển còn thủy chung cùng người thì người vẫn mãi nặng lòng và gắn bó cùng biển.

Chính vì yêu biển, mến biển nên dù đã ngoài 60 tuổi nhưng hằng ngày bà Nguyễn Thị Thành, (60 tuổi), trú tại thôn Đông Hải, xã Thạch Kim vẫn dậy từ 4h sáng để soạn sửa ngư cụ ra biển kéo lưới bắt cá.

nhung nu ngu phu tuoi gia van bam bien muu sinh
Sau nhiều giờ kéo lưới, bà Thành mang chiến lợi phẩm vào bờ. Ảnh Hoài Nam

“Khi soạn sửa cơm nước cho chồng, cho con xong thì ra biển kéo lưới cùng người dân trong làng. Ngày nào trúng đậm, tôi kiếm được vài trăm ngàn, còn bình thường cũng kiếm được dăm chục ngàn, cũng có lúc kéo lưới lên mà không được con nào. Nghề đi biển với đàn ông đã vất vả, là đàn bà còn vất vả hơn.

Hiện tại may là con cái đã lớn, tự lo được cho cuộc sống của chúng. Còn hai ông bà già lo cho nhau, kiếm được thì chi tiêu trong gia đình, giờ mà nghỉ đi biển thì không có gì mà làm cả”, bà Thành chia sẻ.

Nghề đi biển cũng bấp bênh, bữa đầy ắp, bữa cạn kiệt. Nhưng dẫu vậy, với những người phụ nữ “cưỡi sóng, vượt gió” ở vùng quê này, biển đã ăn sâu vào máu thịt, vào tâm can.

Chính từ cái chất phác, mộc mạc vốn sẵn của người phụ nữ vùng biển pha cả cái sóng, cái gió của những tháng ngày lênh đênh trên biển nên trông họ mạnh mẽ, sắc sảo hơn.

nhung nu ngu phu tuoi gia van bam bien muu sinh Một tháng sau bão số 10: 'Chúng tôi giờ như người vô gia cư'

Những thiệt hại do cơn bão số 10 gây ra tại tỉnh Hà Tĩnh, quá sức tưởng tượng. Chỉ sau vài giờ, bão đã “quần ...

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.