Những vụ chặt cây: Do tư duy ấu trĩ, rập khuôn, máy móc?

Lại một lần nữa, những vụ chặt cây liên tiếp trong chiến dịch ra quân xử lý vi phạm vỉa hè đang rung lên một hồi chuông báo động. Có thật những vụ chặt cây này đơn giản chỉ là tư duy ấu trĩ, máy móc rập khuôn khiến cây cối bị chết oan? Hay cây phải chết vì quá xấu, cong vênh, vi phạm luật? Hay vì lý do khác?
 

Luôn đổ lỗi cho cây!

Tôi còn nhớ, con đường tới chùa Hương đi qua những cánh đồng lúa rất đẹp. Mỗi lần tới đó, từ xa, tôi cứ mải miết ngắm con đường đất đi vào ruộng lúa, hàng cây ven đường tuyệt đẹp. Chúng tạo một cảm giác thanh bình mà làng quê Bắc Bộ nào cũng thấy.

Rồi bẵng đi gần một năm, tôi mới trở lại chùa. Vẫn con đường ấy mà sao bỗng thấy trống vắng. Cho đến khi ông anh đang lái xe chợt lên tiếng: “Mọi khi đi qua đoạn này, có hàng cây đẹp lắm đấy, giờ nó đâu rồi nhỉ?” Tôi chợt giật mình. Đúng rồi. Vậy là để có con đường mới, phải hy sinh hàng cây tuyệt đẹp ấy.

nhung vu chat cay do tu duy au tri rap khuon may moc
Những con đường làng đẹp cả trong ký ức, nhưng nếu vì mở đường, chúng cũng có nguy cơ bị chặt hạ. (Ảnh mang tính chất minh họa: Lekima Hùng)

Năm 2015, cả Hà Nội buồn bã vì hàng ngàn cây bị triệt hạ một cách oan ức. Khoảng 6700 cây xanh đã bị chặt hạ. Theo ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội trả lời trên báo Thanh Niên về con đường đẹp nhất Thủ đô: “Đường Nguyễn Chí Thanh có 381 cây bóng mát thuộc 15 loài. Do sự thiếu đồng bộ nên Sở Xây dựng đề xuất thay thế toàn bộ số cây này bằng cây vàng tâm và TP. Hà Nội đã chấp nhận”. Như vậy, chỉ là “thiếu đồng bộ mà chặt và thay cây, chứ đâu phải do cây mục rỗng, cong vênh, ảnh hưởng đến giao thông!”

2016, Hà Nội tiếp nhận một cơn bão số 1. Hơn 30.000 cây xanh bị quật đổ. Cây xanh gãy đổ đè lên các đường dây, cáp điện, làm bật vỉa hè và các ống cáp ngầm dẫn đến mất điện sinh hoạt và điện chiếu sáng đường phố, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân. Ước tính thiệt hại gần 200 tỷ đồng.

Nguyên nhân bởi có mật độ nhà cao tầng quá nhiều gây hút gió. Quá trình cải tạo, chỉnh trang vỉa hè Hà Nội những năm trước đây như hạ ngầm hệ thống điện, cáp thông tin, cải tạo hệ thống thoát nước, mặt hè… đã xâm hại đến hệ thống rễ của cây xanh đường phố. Nhưng người quay ra trách nhau, ai bảo trồng những loại cây dễ bị đổ khi mùa mưa bão. Người ta quên, người Pháp trước kia trồng cây ở Hà Nội, đều có nghiên cứu chặt chẽ và hài hòa với từng con phố.

nhung vu chat cay do tu duy au tri rap khuon may moc
Chuyện mới nhất ở xã Cẩm Yên: Không chỉ những cây xanh ở ven đường mà ngay cả những cây xanh ở bờ ao cũng bị chặt hạ. (Ảnh: Công Phương)

Dọn dẹp vỉa hè, tiện thể chặt hạ luôn cây!

2017, trong những ngày nóng bỏng của chiến dịch ra quân xử lý vi phạm trật tự đô thị, lấn chiếm lòng đường vỉa hè vừa qua, bỗng nhiên hàng loạt cây xanh lại bị đốn hạ với lý do vi phạm.

Mới gần đây nhất, xã Cẩm Yên chặt bỏ hàng cây xanh hai bên đường liên thôn gồm Yên Lỗ, Cẩm Bào, Kinh Dạ dài khoảng 3km. Khoảng 60 cây gồm nhiều chủng loại, kích cỡ khác nhau bị cưa chặt, trong đó, cây sấu là 20 cây, gốc cây khá to đã bị cưa máy ngang sát gốc nham nhở.

Những cây này đa phần đều trồng từ 10 năm trở lên, nhiều cây có đường kính khá to, đặc biệt, có những cây được xác nhận là không hề vi phạm hành lang vỉa hè, thế nhưng mà vẫn bị tận diệt. Nhà anh Cường thôn Cẩm Bào cho biết: “Nhà tôi có ba cây sấu rất đẹp và mát, nó có phải mọc giữa đường đâu, nó mọc sát bên hè để bà con thường hay ngồi dưới bóng mát của cây. Thế mà giờ đây bị họ chặt hết, vứt lại gỗ, mà chúng tôi phải chịu”.

nhung vu chat cay do tu duy au tri rap khuon may moc
Theo ông Kỳ, số cây xanh bị chặt hạ ở đường liên thôn không có cây cổ thụ, hầu hết là cây sấu, có cây 7 năm, có cây 3 năm.

Ông Kỳ, bí thư xã Cẩm Yên cho rằng, việc chặt cây to hai bên đường liên thôn là thực hiện chủ trương chung lập lại trật tự vỉa hè lòng đường của UBND thành phố Hà Nội. Tại hàng cây này thò ra thụt vào, không theo lề lối trật tự gì cả, chúng cản trở giao thông, lấn đường nên phải chặt hạ.

Trước thông tin ba thôn xã Cẩm Yên bị chặt cây trong khi lập lại trật tự vỉa hè, ông Trần Đức Nguyên, Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất (Hà Nội) nói: “Việc này là một sự rập khuôn máy móc kế hoạch số 60 của UBND huyện Thạch Thất khiến dư luận bức xúc”. Ông cho biết, trong thời gian tới, huyện sẽ kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm các cá nhân, tập thể trong vụ chặt cây xanh tại địa bàn Cẩm Yên. “Đây là bài học cho nhiều xã trên địa bàn huyện trong chiến dịch dọn dẹp vỉa hè. Sắp tới, huyện sẽ chỉ đạo xã Cẩm Yên có kế hoạch trồng lại toàn bộ cây xanh trên những vị trí hợp lý”.

nhung vu chat cay do tu duy au tri rap khuon may moc
Một số người dân cho hay, cây xanh được trồng hai bên đường, thuộc phần đất công nhưng chính quyền xã Cẩm Yên đã huy động ô tô tải, máy cưa điện chặt toàn bộ cây xanh khiến nhiều người dân không đồng tình (Ảnh: Công Phương)

Tương tự như vậy, UBND xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội trong đợt ra quân, đã chặt hạ hàng chục cây xanh bên quốc lộ 32. Nhiều cây (bàng, sữa, xoan…) đã trồng từ 10-20 năm, đường kính 30 -50 cm. Khi nhân dân bức xúc, thắc mắc, ông Chủ tịch UBND xã Đức Thượng cho biết: “Xã không chủ trương chặt cây, những cây này cong vênh, xấu, không phù hợp chủng loại nên cần loại bỏ”.

Ông nói vậy, nhưng nhân dân trong xã nhiều hộ không đồng tình bởi cây cối họ trồng và chăm sóc bao nhiêu năm mới được như vậy, có cây hoàn toàn không vi phạm mà lại bị chặt oan.

nhung vu chat cay do tu duy au tri rap khuon may moc
Không biết việc này là một việc này là do tư duy ấu trĩ thật hay không nhưng đây là bài học cho nhiều xã trên địa bàn huyện trong chiến dịch dọn dẹp vỉa hè.

Bao giờ trồng trả lại cho nhân dân cây?

Nhân dân trong các xã bị chặt cây đang lên tiếng hỏi các nhà chức trách bao giờ sẽ trồng lại cây như đã hứa. Mùa hè này, chắc chắn đường trong thôn xóm sẽ bị nắng chang chang, muốn có bóng mát, thì phải chờ UBND trồng lại, rồi chăm cho tới ít nhất 5,7 năm nữa, may ra mới lại có bóng mát như bây giờ. Chuyện dọn dẹp vỉa hè là chuyện đúng, nhưng làm gì cũng phải hợp lý và đúng đắn, đừng có nhân danh dẹp vỉa hè mà triệt hạ cây cối ven đường!

Liên tiếp các đường cây đã chết oan như thế. Chặt cây xong, ngổn ngang, vứt gỗ lại, còn lại gốc cây trơ trọi khiến cho người dân cũng thấy buồn lòng. Trẻ con người già đi lại dễ bị vấp ngã bởi những gốc cây cụt ấy. Không biết nhà quản lý sẽ lấy kinh phí ở đâu để trồng lại cây cho dân? Còn dân đang mong ngóng bao giờ nhà nước trồng lại để còn chăm cây mau cho bóng mát. Giờ đây ô nhiễm môi trường, nhiệt độ ngày càng tăng nóng nực. Sắp mùa hè, nắng chói chang, giờ đây ai còn dám ra đường! Anh Cường thôn Cẩm Bào cho biết: “Chúng tôi buồn, mà chẳng biết làm sao!”

Theo ông Trần Đức Nguyên, Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất (Hà Nội), việc này là một sự rập khuôn máy móc kế hoạch số 60 của UBND huyện Thạch Thất khiến dư luận bức xúc. Trong thời gian tới, huyện sẽ kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm các cá nhân, tập thể trong vụ chặt cây xanh tại địa bàn Cẩm Yên. “Đây là bài học cho nhiều xã trên địa bàn huyện trong chiến dịch dọn dẹp vỉa hè. Sắp tới, huyện sẽ chỉ đạo xã Cẩm Yên có kế hoạch trồng lại toàn bộ cây xanh trên những vị trí hợp lý”.
chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.