Váo tháng 10/2018, theo báo Bưu điện Jakarta và trang mạng Thời báo Eo biển, chiếc máy bay chở khách Boeing 737 MAX 8 số hiệu JT-610 của Lion Air khởi hành từ Sân bay Quốc tế Jakarta đi Pangkal Pinang trên đảo Sumatra đã gặp nạn và rơi xuống biển khiến 189 người thiệt mạng.
Theo Straits Times, Lion Air từ lâu được biết đến là hãng hàng không quốc gia giá rẻ lớn nhất của Indonesia, với khoảng 40% thị phần.
Hãng này thường xuyên phục vụ các chuyến bay trong nước cũng như các chuyến bay ngắn quốc tế.
Ngay trước khi tai nạn xảy ra, hãng này đã lên kế hoạch đầu tư mở rộng với việc đặt hàng hơn 50 chiếc Boeing 737 MAX 8 hiện đại nhằm phục vụ các chuyến bay trong nước và khu vực.
Các vụ tai nạn khác liên quan đến máy bay của hãng hàng không giá rẻ Indonesia này gồm sự cố vào tháng 8/2013, một chiếc Boeing 737-800 của Lion Air chở 117 hành khách và phi hành đoàn từ Makassar đến Gorontalo đã đâm phải một con bò trong khi hạ cánh ở sân bay Jalaluddin và bị hất khỏi đường băng.
Được biết, năm 2006, Liên minh Châu Âu từng cấm Lion Air bay vào không phận của các nước thành viên do lo ngại về vấn đề an toàn. Đến tháng 6/2016, Lion Air đã bị loại ra khỏi danh sách đen về an toàn hàng không của Liên minh Châu Âu.
Vào ngày 10/3 vừa qua (theo giờ địa phương) chiếc mày bay Boeing 737 MAX 8 của hãng hàng không Ethiopian Airlines cũng gặp tai nạn tương tự với vụ rơi máy bay Lion Air của Indonesia hồi tháng 10 năm ngoái.
Máy bay rơi xuống biển Java chỉ vài phút sau khi cất cánh giết chết toàn bộ 157 hành khách và thành viên phi hành đoàn.
Kênh truyền hình quốc gia Ethiopia cho biết toàn bộ 149 hành khách đến từ 33 quốc gia và 8 thành viên phi hành đoàn đều thiệt mạng. Truyền thông Trung Quốc cho biết có 8 hành khách nước này có mặt trên máy bay.
Ngay sau khi tai nạn xảy ra, Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc đã ra lệnh cấm bay với những chiếc Boeing 737 Max 8.
Theo thông tin từ Onemileatatime, cho đến nay có khoảng 60 máy bay Boeing 737 MAX trong đội bay của các hãng hàng không Trung Quốc, bao gồm Air China, China Eastern, China Southern, Hhai Airlines, Shandong Airlines, Thâm Quyến Airlines và Hạ Môn Air.
Ngoài ra các hãng hàng không khác của Trung Quốc cũng mua dòng máy bay này nhưng số liệu không được công bố.