Ninh Thuận có ba khu công nghiệp đang triển khai xây dựng

Trên địa bản tỉnh Ninh Thuận hiện đang có ba khu công nghiệp đang xây dựng hạ tầng là khu công nghiệp Du Long; khu công nghiệp Phước Nam và khu công nghiệp Thành Hải.

Theo báo Ninh Thuận, lãnh đạo tỉnh đã có cuộc họp về tháo gỡ khó khăn vướng mắc đẩy nhanh tiến độ đầu tư, thi công hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Theo báo cáo của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, hiện nay, trên địa bàn có ba khu công nghiệp (KCN). Đối với KCN Du Long, hiện khu công nghiệp này đã thi công hoàn thiện hạ tầng được 75 ha và san lấp mặt bằng trên phạm vi khoảng 131 ha, cơ bản hoàn thành các tuyến đường giao thông chính, ước tổng dự toán xây dựng công trình đạt khoảng 33% khối lượng.

Đối với KCN Phước Nam, hiện nay, hệ thống rãnh thoát nước của dự án đạt khoảng 40% khối lượng; cổng, tường rào bao quanh đạt 90% và đang chuẩn bị thi công phần kết cấu mặt đường theo thiết kế.

Còn lại KCN Thành Hải, tiến độ thi công các hạng mục công trình gồm xâng cấp, cải tạo Trạm xử lý nước thải và hạng mục đường giao thông nội bộ, hệ thống điện chiếu sáng đến nay cơ bản hoàn thành.

Đối với tình hình triển khai các dự án đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN), hiện nay, CCN Tháp Chàm đã hoàn thành đầu tư hạ tầng kỹ thuật và đi vào hoạt động; CCN Quảng Sơn tiến độ thi công hệ thống thoát nước mưa, nước thải và vỉa hè đạt 95% khối lượng; công tác lắp dựng tuyến đường dây trung áp, trạm biến áp có khối lượng đạt 70%

Đối với CCN Hiếu Thiện, chủ đầu tư đang phối hợp với Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện Thuận Nam triển khai điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm đất đai phục vụ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án. Còn lại CCN Phước Tiến, chủ đầu tư đang phối hợp với Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh để đo đạc chỉnh lý, cắm mốc, quy chủ đất đai…

Tại cuộc họp, các sở, ngành liên quan, địa phương và chủ đầu tư đã nêu lên một số khó khăn, vướng mắc; trong đó, chủ yếu về vướng mắc trong GPMB, công tác thu hồi đất và bồi thường tài sản trên đất nên dẫn đến quá trình đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại các KCN, CCN còn chậm.

Lãnh đạo tỉnh đề nghị Sở Công Thương, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, các sở, ngành liên quan và địa phương có KCN, CCN tập trung phối hợp rà soát, cùng nhà đầu tư tháo gỡ sớm những khó khăn trong quá trình thực hiện; chú trọng GPMB, đẩy nhanh hỗ trợ thủ tục pháp lý.

Liên quan đến dự án khu công nghiệp tại tỉnh Ninh Thuận, hồi tháng 5, lãnh đạo tỉnh cũng đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Cà Ná (tỷ lệ 1/2.000).

Khu công nghiệp Cà Ná thuộc địa bàn xã Phước Diêm, Phước Minh, huyện Thuận Nam có diện tích 827 ha; tiếp giáp các khu ruộng muối và núi Đá Bạc, đường tỉnh 701, Cảng cá Cà Ná, khu dân cư đô thị Cà Ná - Phước Diêm, cách quốc lộ 1 khoảng 450 m.

Dự án có mặt bằng tổng thể đất xây dựng nhà máy xí nghiệp khu công nghiệp với ba khu, diện tích 584 ha, chiếm 70% diện tích toàn khu công nghiệp. Bên cạnh đó bố trí đất xây dựng khu điều hành, dịch vụ; đất cây xanh, mặt nước, công trình hạ tầng kỹ thuật và giao thông.

Khu công nghiệp được phân hai kỳ đầu tư xây dựng hạ tầng; trong đó phân kỳ 1 diện tích 450 ha, thực hiện trong giai đoạn 2022 - 2025 và phân kỳ 2 diện tích 377 ha thực hiện từ 2026 đến 2027. Dự kiến kinh phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật khoảng 7.420 tỷ đồng.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.