Ninh Thuận đề xuất ưu tiên khai thác toàn bộ công suất dự án điện mặt mặt trời hơn 12.000 tỷ

Dự án Nhà máy điện mặt trời có tổng vốn đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng tại huyện Thuận Nam – Ninh Thuận có thời điểm phải cắt giảm hơn 80% công suất, gây khó khăn và áp lực rất lớn cho nhà đầu tư trong việc chi trả lãi vay cho ngân hàng theo phương án tài chính đã được phê duyệt.

UBND tỉnh Ninh Thuận vừa có văn bản gửi Bộ Công thương kiến nghị ưu tiên khai thác toàn bộ công suất cho dự án Nhà máy điện mặt trời (ĐMT) 450 MW kết hợp với đầu tư Trạm biến áp 500 kV Thuận Nam và các đường dây 500 kV, 220 kV đấu nối vào hệ thống điện quốc gia.

Đây là dự án do Công ty TNHH Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng.

Trong đó, hạng mục Trạm biến áp 500kV Thuận Nam và các đường dây đấu nối có giá trị đầu tư gần 2.000 tỷ đồng, được nhà đầu tư tự thu xếp kinh phí đầu tư và bàn giao cho EVN/EVNNPT quản lý, vận hành với mục tiêu giải tỏa công suất các dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh.

Ninh Thuận đề xuất không cắt giảm công suất dự án điện mặt mặt trời có vốn đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng - Ảnh 1.

Nhà máy điện mặt trời 450 MW rộng 557 ha tại huyện Thuận Nam - Ninh Thuận. (Ảnh: ĐMT Trung Nam).

UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, dự án đã đi vào hoạt động thương mại gần 10 tháng, đóng phần quan trọng trong việc giải tỏa công suất thông qua trạm biến áp 500 kV và đường dây 500 kV Thuận Nam – Vĩnh Tân.

Tuy nhiên, nhà đầu tư cho biết, hiện nay doanh thu của dự án chỉ xác định được một phần do giá bán điện dự án được xác định đối với phần công suất tạm tính thuộc quy mô 2.000 MW điện mặt trời khoảng 277,88/450MW được xác định giá bán điện áp dụng 9,35UScents/kWh theo Nghị quyết 115/NQ-CP ngày 31/08/2018.

Đối với phần công suất còn lại của dự án hiện nay chưa xác định được giá bán điện cụ thể làm cơ sở thanh toán, dẫn đến gây khó khăn và áp lực rất lớn cho nhà đầu tư trong việc chi trả lãi vay cho ngân hàng theo phương án tài chính đã được phê duyệt.

Đồng thời trong thời gian chờ bàn giao Trạm biến áp 500 kV Thuận Nam - Vĩnh Tân với giá 0 đồng cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo yêu cầu của Bộ Công thương, Dự án 450 MW, Trạm biến áp 500 kV Thuận Nam và các đường dây 500 kV, 220 kV vẫn tham gia hỗ trợ truyền tải cho các dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận và nhà đầu tư đang phải gánh các chi phí này nhưng vẫn đang bị cắt giảm công suất.

Phía nhà đầu tư cho biết, có thời điểm cắt giảm hơn 80%, tương tự như các nhà đầu tư khác trong cùng khu vực, là một thiệt thòi lớn cho doanh nghiệp.

Theo đó, UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị Bộ Công Thương, quan tâm xem xét chỉ đạo các đơn vị liên quan không cắt giảm công suất, ưu tiên khai thác tối đa công suất Dự án 450MW nhằm bù đắp các chi phí sản xuất kinh doanh như kiến nghị của Nhà đầu tư tại văn bản nêu trên.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.