Nợ công tính đến cuối năm 2016: Tiệm cận mức 'cho phép' 65% GDP

Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước về vấn đề nợ công cho thấy Bộ Tài chính tổng hợp thiếu nợ nước ngoài của Chính phủ.
 
no cong tinh den cuoi nam 2016 tiem can muc cho phep 65 gdp
(Ảnh chỉ mang tính minh họa)

Liên quan đến vấn đề nợ công, báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2017 của KTNN mới đây cho thấy dư nợ công đến ngày 31/12/2016 là 2.868.881 tỉ đồng, tăng 5.012 tỉ đồng so với số báo cáo của Chính phủ bằng 63,71% GDP.

Trong đó, nợ Chính phủ 2.373.175 tỉ đồng, bằng 52,71% GDP nợ được Chính phủ bảo lãnh 461.635 tỉ đồng, bằng 10,25% GDP và nợ Chính quyền địa phương 34.071 tỉ đồng, bằng 0,76% GDP.

"Chỉ số nợ công đến cuối năm 2016 nằm trong giới hạn cho phép của Quốc hội (65% GDP)", báo cáo nêu rõ.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, nợ công tiếp tục gia tăng so với năm 2015, gần chạm ngưỡng được Quốc hội cho phép; hệ số thanh toán trả nợ là khá cao (tính cả đảo nợ là 20,6% tổng thu NSNN), đang có xu hướng tăng lên, gây áp lực bố trí nguồn trả nợ của NSNN.

Ngoài ra, lãi suất vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài tăng lên làm tăng chi phí huy động vốn và nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ.

Đáng chú ý là kiểm toán cho thấy Bộ Tài chính tổng hợp thiếu nợ nước ngoài của Chính phủ; chưa rà soát, đối chiếu thường xuyên nợ chính quyền địa phương.

Bộ KH&ĐT chưa cập nhật đầy đủ thông tin dự án theo kế hoạch tại Đề án định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vay ưu đãi khác của nhà tài trợ 2016-2020.

Nhiều dự án vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ và vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh sử dụng vốn không hiệu quả, phải khoanh nợ, cơ cấu lại nợ hoặc ứng vốn từ Quỹ tích lũy trả nợ để trả nợ nước ngoài.

Cụ thể là đến 31/12/2016 có 60 dự án vay lại chuyển nợ quá hạn (gốc, lãi, phí) 10.556 ttỉ đồng, chiếm 3,3% tổng dư nợ cho vay lại.

Trong đó các dự án Vinashin 8.180 tỉ đồng; 09 dự án được Chính phủ bảo lãnh phải ứng vốn từ Quỹ tích lũy trả nợ với dư nợ 4.618 tỉ đồng (đã được khoanh nợ) gồm:

Dự án Nhà máy xi măng Sông Thao; Nhà máy xi măng Hạ Long; Nhà máy giấy Phương Nam; Nhà máy xi măng Thái Nguyên; Nhà máy thủy điện Xekaman 3; Nhà máy xi măng Đồng Bành; Nhà máy mía đường Sông Con; Xi măng Tam Điệp và Giấy Việt Trì.

Ngoài ra, khoản ứng vốn từ Quỹ tích lũy trả nợ của VEC để thanh toán trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh 2.477 tỷ đồng chưa được VEC ký nhận nợ với Bộ Tài chính.

Một số địa phương chưa xây dựng hạn mức vay; không lập kế hoạch vay và trả nợ vay ; bố trí vốn cho các công trình không trong danh mục đăng ký ; 11/47 địa phương được kiểm toán có mức dư nợ tại 31/12/2016 vượt 30% vốn đầu tư xây dựng ngân sách cấp tỉnh theo quy định của Luật NSNN.

"Cá biệt, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngân sách địa phương năm 2016 vẫn đảm bảo đủ cho nhu cầu chi đầu tư xây dựng cơ bản nhưng tỉnh xây dựng đề án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và đã huy động được 500 tỉ đồng là không phù hợp, gây lãng phí vốn do hàng năm ngân sách vẫn phải trả một khoản lãi 33,8 tỷ đồng", báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho biết.

no cong tinh den cuoi nam 2016 tiem can muc cho phep 65 gdp Kiến nghị giảm 120 năm thu phí hoàn vốn của 40 dự án giao thông

Kiểm toán Nhà nước kiến nghị giảm tới 120 năm thu phí hoàn vốn của 40 dự án giao thông của Bộ GTVT và địa ...

no cong tinh den cuoi nam 2016 tiem can muc cho phep 65 gdp 'Choáng' với tổng mức đầu tư dự án xây dựng tăng... vài chục lần

Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho thấy có dự án xây dựng điều chỉnh tổng mức đầu tư tăng tới vài chục lần.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.