Nơi dự kiến tạc bức phù điêu 86 tỉ vào vách núi

Hiện trường dự kiến tạc bức phù điêu vào vách núi Bà Hỏa gần với đường sắt, bên cạnh là điểm giao cắt của nhiều tuyến phố, cửa ngõ ra vào TP Quy Nhơn (Bình Định).
Nơi dự kiến tạc bức phù điêu 86 tỷ vào vách núi - Ảnh 1.

Phác thảo toàn cảnh bức phù điêu “Lạc Long Quân - Âu Cơ” và cội nguồn đại đoàn kết dân tộc trên vách núi Bà Hỏa, cửa ngõ ra vào TP Quy Nhơn. Tỉnh Bình Định đang thu thập ý kiến về huy động chi khoảng 86 tỷ đồng tạc bức phù điêu trên vách núi.

Nơi dự kiến tạc bức phù điêu 86 tỷ vào vách núi - Ảnh 2.

Theo lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao Bình Định, đơn vị thi công sẽ cắt sâu vào trong núi từ 20 đến 25 m tạo mặt phẳng đứng để tạc phù điêu. Phần diện tích mặt đất làm quảng trường nhỏ, sinh hoạt cộng đồng. Bức phù điêu có đường cong dài 81,5m, vị trí cao nhất là 35 m, hệ thống sân vườn, cảnh quan kiến trúc phụ trợ rộng 3.000 m2.

Nơi dự kiến tạc bức phù điêu 86 tỷ vào vách núi - Ảnh 3.

Dự án gây nhiều tranh cãi về việc có thể khiến người điều khiển phương tiện lưu thông qua khu vực mất tập trung, từ đó xảy ra tai nạn. Phía bên dưới chân núi Bà Hỏa, nơi dự kiến tạc bức phù điêu sát nút giao giữa đường Trần Hưng Đạo với Võ Nguyên Giáp, Đống Đa, Nguyễn Tất Thành (TP Quy Nhơn).

Nơi dự kiến tạc bức phù điêu 86 tỷ vào vách núi - Ảnh 4.

Khu vực này có hàng nghìn người dân và du khách qua lại mỗi ngày. Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Vũ Hoàng Hà lo ngại việc tạc phù điêu vào vách núi Bà Hỏa sát nhiều tuyến đường giao nhau sẽ rất nguy hiểm.

Nơi dự kiến tạc bức phù điêu 86 tỷ vào vách núi - Ảnh 5.

Không chỉ ông Hà, một số chuyên gia khác cũng cho rằng việc tạc bức phù điêu vào vách núi ở gần nút giao thông khiến người đi đường say sưa nhìn vào bức phù điêu mà "quên" quan sát đường, dễ gây tai nạn.

Nơi dự kiến tạc bức phù điêu 86 tỷ vào vách núi - Ảnh 6.

Quá trình khoan thăm dò, các chuyên gia xác định núi Bà Hỏa, nơi dự kiến tạc bức phù điêu, có nền địa chất gồm đá núi lửa rhyolite, đá cao oxit silic (Si02) tương đối bền với thời gian nhưng dễ nứt nẻ. Loại đá thứ hai là cát kết, cuội kết... gọi chung là đá trầm tích, độ ổn định kém.

Nơi dự kiến tạc bức phù điêu 86 tỷ vào vách núi - Ảnh 7.

Vách núi Bà Hỏa không chỉ bên cạnh nút giao nhau 4 tuyến phố mà còn gần sát với đường sắt tuyến Quy Nhơn đi TP.HCM và ngược lại. "Trong trường hợp có đới đứt gãy chạy qua, đá trầm tích dễ bị sạt lở. Do vậy, đơn vị thi công đục, đẽo vách núi đặt bức phù điêu sẽ khó giữ công trình được lâu, lãng phí", tiến sĩ Nguyễn Hoàng, chuyên gia Viện Khoa học và Công nghệ (Nhật Bản), nói.

Nơi dự kiến tạc bức phù điêu 86 tỷ vào vách núi - Ảnh 8.

Trong khi chờ đợi thu thập ý kiến người dân, chuyên gia về dự án tạc bức phù điêu, UBND tỉnh Bình Định đã chỉ đạo cơ quan chức năng có phương án phân luồng, tuyến bảo đảm an toàn giao thông thi công đào mương kỹ thuật cắt ngang đường để ngầm hóa hệ thống đường điện đoạn từ đường Võ Nguyên Giáp qua đầu đường phường Đống Đa (TP Quy Nhơn) nhằm tạo không gian thông thoáng cho mặt tiền núi Bà Hỏa.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.