Ông chủ Hyundai Thành Công đầu tư lớn vào bất động sản

Sau thành công trong lĩnh vực ôtô, Công ty Thành Công đã tái cơ cấu thành mô hình tập đoàn với 2 mảng kinh doanh chính, là công nghiệp ôtô và đầu tư kinh doanh bất động sản.

Bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500) do Vietnam Report công bố mới đây,  Tập đoàn Thành Công Việt Nam đã vượt qua nhiều doanh nghiệp khác để vươn lên vị trí số 1.

Bảng xếp hạng này dựa trên tiêu chí doanh thu và tốc độ tăng trưởng kép của các doanh nghiệp Việt Nam. Với tập đoàn Thành Công, nhờ sự thăng hoa từ mảng phân phối các dòng xe du lịch mang thương hiệu Hyundai.

Ông chủ Hyundai Thành Công đầu tư lớn vào bất động sản - Ảnh 1.

Kế hoạch chuyển đổi từ xe công nghiệp sang xe du lịch đưa Tập đoàn Thành Công trở thành một trong những doanh nghiệp ôtô hàng đầu Việt Nam, với quy mô doanh thu khoảng 1 tỷ USD trong năm 2018.

Được thành lập từ năm 1999, Công ty TNHH cơ khí Thành Công mới ra đời khi đó tập trung vào các dòng xe công nghiệp như tải, xe đầu kéo. Năm 2004, doanh nghiệp xây dựng nhà máy sản xuất lắp ráp ôtô tại Đông Anh - Hà Nội, với thương hiệu xe tải Thành Công. Công ty cũng bắt tay với nhiều hãng xe tải, xe cẩu từ Trung Quốc như Dong Feng, Dong Yang để nhập xe về Việt Nam.

Đến năm 2007, Thành Công trở thành đối tác chính thức của Hyundai Công nghiệp nặng và thiết bị xây dựng tại Việt Nam. 2 năm sau đó, Công ty cổ phần Hyundai Thành Công mới được thành lập và đảm nhiệm vai trò lắp ráp, phân phối xe du lịch nhãn hiệu Hyundai tại Việt Nam. 

Nhà máy sản xuất và lắp ráp ôtô Hyundai Thành Công đặt tại Ninh Bình, có vốn đầu tư 40 triệu USD đi vào hoạt động từ đầu năm 2011.

Từ đó đến nay, doanh số Hyundai tăng dần đều qua các năm. Riêng năm 2018, có 63.526 chiếc xe mang thương hiệu Hyundai được bán ra trên thị trường, tăng trưởng gấp 2 lần so với năm 2017, ngang ngửa với doanh số của Toyota Việt Nam và chiếm khoảng 18% tổng lượng xe ôtô bán ra trên toàn thị trường.

Sản phẩm chủ lực bán chạy nhật của Hyundai là những dòng xe giá rẻ như Grand i10 (trên 22.068 chiếc), Accent (12.537 chiếc). Ở phân khúc cao cấp hơn, dòng SUV 5 chỗ Tucson cũng để lại dấu ấn với 6.938 chiếc được bán ra trong năm qua.

Kế hoạch chuyển đổi từ xe công nghiệp sang xe du lịch đưa Tập đoàn Thành Công trở thành một trong những doanh nghiệp ôtô hàng đầu Việt Nam, với quy mô doanh thu khoảng 1 tỷ USD trong năm 2018. Công ty có hệ thống trên 70 showroom Hyundai trên khắp cả nước và là đơn vị phân phối ôtô lớn nhất không nằm trong Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA).

Sau thành công từ mảng xe công nghiệp và ôtô du lịch, những năm gần đây Thành Công tái cơ cấu thành mô hình tập đoàn với 2 mảng kinh doanh chính là công nghiệp ôtô và đầu tư kinh doanh bất động sản.

Trong đó, Thành Công E&C, đơn vị thành lập cuối năm 2012 là đơn vị chủ chốt khi là chủ đầu tư, quản lý hầu hết các dự án bất động sản của Tập đoàn Thành Công, bao gồm cả nhà máy lắp ráp ôtô và tòa nhà trụ sở của tập đoàn.


Ông chủ Hyundai Thành Công đầu tư lớn vào bất động sản - Ảnh 2.

Phối cảnh Shilla Stay Resort.

Các dự án bất động sản được Thành Công triển khai những năm gần đây ở cả lĩnh vực nhà ở, khách sạn, văn phòng cho thuê tới khu nghỉ dưỡng. Có thể kể tới Tòa nhà căn hộ cao cấp 345 Đội Cấn, Thành Công Residence 1&2,  Khu Đô Thị Sinh Thái Cầu Đôi tại Hà Nội hay Khu Căn hộ 245 Hoàng Văn Thụ tại TP HCM.

Một trong những dự án lớn nhất của Thành Công là Shilla Resort, tổ hợp nghỉ dưỡng cao cấp nằm tại bờ biển Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Dự án gồm khu khách sạn với tòa khách sạn cao 9 tầng, Sub-building và VIP Villas và khu biệt thự với 34 căn biệt thự sang trọng. Dự án này đã xây xong phần thô và đang được hoàn thiện.
Ngoài ra, hệ sinh thái mảng bất động sản của Tập đoàn Thành Công còn được hoàn thiện bởi một số đơn vị thành viên khác như CTCP Xây dựng Thành Công số 3 chuyên trong lĩnh vực xây dựng các dự án bất động sản hay CTCP Du lịch Thương mại Cổ Loa, đang triển khai dự án đầu tư xây mới và nâng cấp Khách sạn Thủy Tọa với diện tích gần 10.000m2.

Bước phát triển của Tập đoàn Thành Công khá tương đồng với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng tại Việt Nam. Sau khi thành công với lĩnh vực cốt lõi, các công ty này có xu hướng mở rộng mô hình tập đoàn để đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư.

Điển hình là Công ty ôtô Trường Hải (Thaco), sau khi trở thành nhà phân phối, lắp ráp ôtô có thị phần lớn nhất Việt Nam đã chuyển hướng tích cực sang lĩnh vực bất động sản, sau đó là lĩnh vực nông nghiệp thông qua việc đầu tư vào Hoàng Anh Gia Lai.

Sau bất động sản, các doanh nghiệp này hoàn toàn có thể “lấn sân” sang nhiều lĩnh vực khác đang khát vốn như nông nghiệp, bán lẻ, hay thậm chí là tài chính ngân hàng.

Ô tô Thái Lan, Indonesia, Nhật Bản chiếm lĩnh thị trường xe nhập khẩu tại Việt NamÔ tô Thái Lan, Indonesia, Nhật Bản chiếm lĩnh thị trường xe nhập khẩu tại Việt Nam Xe Thái Lan, Indonesia tiếp tục "áp đảo" thị trường ô tô nhập khẩu Việt NamXe Thái Lan, Indonesia tiếp tục 'áp đảo' thị trường ô tô nhập khẩu Việt Nam VinFast gia nhập làng xe ô tô, thị trường xe trong nước nhiều biến chuyểnVinFast gia nhập làng xe ô tô, thị trường xe trong nước nhiều biến chuyển
chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.