Ông Nguyễn Thanh Nghị và nhiều cán bộ ở Kiên Giang bị kiểm điểm

Thanh tra tỉnh Kiên Giang đã có tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh về việc xử lí những sai phạm đất đai theo kết luận của Thanh tra Chính phủ.

Cụ thể, theo Zingnews, ngoài UBND tỉnh Kiên Giang, 22 đơn vị khác phải tổ chức kiểm điểm, xử lí cán bộ sai phạm. Đến nay, 9 đơn vị báo cáo kết quả, số còn lại đang thực hiện.

Hai nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang là các ông Phạm Vũ Hồng, Lê Văn Thi cùng 12 người nguyên là phó chủ tịch, thành viên UBND tỉnh giai đoạn 2011-2017 phải kiểm điểm rút kinh nghiệm.

Trong 6 nguyên Phó chủ tịch UBND bị kiểm điểm có ông Nguyễn Thanh Nghị, hiện là Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang; ông Mai Văn Huỳnh, Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc; bà Lê Thị Minh Phụng và các ông Mai Anh Nhịn, Lâm Hoàng Sa, Lê Khắc Ghi đã nghỉ hưu.

40 cán bộ bị kiểm rút kinh nghiệm còn lại là công chức tại các sở, ngành, UBND huyện Hòn Đất, Kiên Lương, Châu Thành, Giồng Riềng. Riêng huyện Phú Quốc có 21 cán bộ bị kiểm điểm rút kinh nghiệm, 5 cá nhân kỉ luật cảnh cáo và 11 người nhận kỉ luật khiển trách.

Về xử lý kinh tế, tỉnh Kiên Giang đã truy thu tiền thuế tài nguyên hơn 2,2 tỉ đồng. Đối với nợ đọng tiền sử dụng đất, tiền thuế đất, Cục Thuế tỉnh Kiên Giang thu hơn 822 tỉ đồng trong tổng số hơn 1.549 tỉ đồng.

Số tiền không có khả năng thu hồi trên 39 tỉ đồng do doanh nghiệp phá sản hoặc không triển khai dự án.

Vi phạm qui hoạch khu kinh tế Phú Quốc, ông Nguyễn Thanh Nghị bị kiểm điểm - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Thanh Nghị bị kiểm điểm do có nhiều sai phạm đất đai (Ảnh: Cổng thông tin điện tử Kiên Giang).

Trước đó, tháng 4 vừa qua, Thanh tra Chính phủ có thông báo Kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật trong công tác qui hoạch, quản lí và sử dụng đất đai, quản lí và khai thác tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011 - 2017.

145/145 đơn vị hành chính không lập qui hoạch sử dụng đất chi tiết

Phía thanh tra cho biết, việc lập kế hoạch sử dụng đất của tỉnh Kiên Giang và các đơn vị hành chính cấp huyện chưa kịp thời, chậm và vi phạm khoản 8 điều 21 của Luật đất đai 2003.

Toàn bộ 145/145 đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh đều không lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết. Do chậm phê duyệt nên đến tháng 2/2012 tỉnh mới được phân bổ chỉ tiêu qui hoạch sử dụng đất, từ đó qui hoạch sử dụng đất của tỉnh và các đơn vị cấp huyện được thẩm định và phê duyệt chậm so với qui định.

UBND tỉnh Kiên Giang đồng thời cũng chậm triển khai thực hiện điều chỉnh qui hoạch xây phân khu chức năng trong khu kinh tế Phú Quốc, khiến cho Ban Quản lí khu kinh tế Phú Quốc giao đất, cho thuê đất đối với một số tổ chức để thực hiện dự án đầu tư chưa phù hợp và vươt diện tích so với chỉ tiêu qui định.

Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lí rừng phòng hộ Phú Quốc và Vườn quốc gia Phú Quốc đã buông lỏng quản lí khiến tổ chức, cá nhân xây dựng hạ tầng trái phép trên đất nông nghiệp nhằm phân lô, tách thửa để nhượng quyền sử dụng đất.

Sở Tài nguyên & Môi trường đã vi phạm luật đất đai vì cho phép tách 17.808 thửa đất nông nghiệp trên địa huyện dẫn tới tình trạng nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, gây khó khăn trong quản lí đất đai.

Vi phạm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thiệt hại ngân sách nhà nước hơn 1.000 tỉ đồng 

Sở Tài chính tỉnh cũng xác định sai giá đất cụ thể để làm căn cứ thu tiền sử dụng đất đối với công ty Sovico Phú Quốc là chủ đầu tư dự án khu du lịch sinh thái đảo Phú Quốc chưa đúng qui định, phải truy thu về cho ngân sách nhà nước 17.720.429.168 đồng.

Vi phạm qui hoạch khu kinh tế Phú Quốc, ông Nguyễn Thanh Nghị bị kiểm điểm - Ảnh 2.

Sở Tài chính Kiên Giang cũng xác định sai giá đất cho dự án khu du lịch sinh thái đảo Phú Quốc (Ảnh: Báo Giao thông).

Về xử lí kinh tế, tỉnh Kiên Giang đã truy thu tiền thuế tài nguyên hơn 2,2 tỉ đồng. Đối với nợ đọng tiền sử dụng đất, tiền thuế đất, Cục Thuế tỉnh Kiên Giang thu hơn 822 tỉ đồng trong tổng số hơn 1.549 tỉ đồng.

Cục Thuế cũng đã vi phạm giảm 50% tiền sử dụng đất đối với chủ đầu tư một số dự án trên huyện Phú Quốc thuộc diện giao đất trước ngày 1/7/2014 nhưng có thời điểm bàn giao đất thực tế sau ngày 1/7/2014. Vi phạm này cần phải thu hồi về ngân sách nhà nước số tiền hơn 255 tỉ đồng.

Cục Thuế đồng thời cũng miễn tiền thuê đất với 10 dự án đầu tư khi chưa đủ điều kiện miễn giảm, cần phải thu hồi hơn 53 tỉ đồng.

UBND tỉnh Kiên Giang cũng vi phạm rất nhiều vấn đề liên quan đến công tác quản lí khoáng sản khi khoanh định mỏ đá vôi Cà Đa và mỏ đá vôi núi Nhà Vô vào diện không đấu giá khai thác khoáng sản.

Tổng Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Chủ tịch tỉnh Kiên Giang khẩn trương chấn chỉnh, chấm dứt việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trái với qui hoạch sử dụng đất.

Đặc biệt phải khản trương báo cáo Bộ Xây dựng về phương án điều chỉnh qui hoạch chung huyện đảo Phú Quốc theo định hướng phát triển thành đơn vị kinh tế - hành chính và rà soát lại tiến độ thực hiện dự án đầu tư chậm tiến độ.



chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.