Phân phối vắc xin ngừa Covid-19 là nhiệm vụ gian nan với ngành vận tải

Cả thế giới mong chờ sự ra đời của một vắc xin ngừa Covid-19, song phân phối nó tới hàng tỉ người trên thế giới là sứ mệnh gian nan với ngành vận tải.

Bloomberg nhận định giới doanh nghiệp vận tải trên thế giới chưa sẵn sàng xử lí những thách thức của việc phân phối vắc-xin Covid-19 từ các nhà sản xuất tới hàng tỉ người dân toàn cầu nếu quá trình nghiên cứu hoàn tất.

Hàng loạt ẩn số với ngành vận tải

Do áp lực lớn từ đại dịch, các hãng vận tải đang đối mặt với một loạt vấn đề từ công suất giảm trên các tàu chở container và máy bay chở hàng, cho tới tình trạng không chắc chắn về khoảng thời gian vắc xin ra thị trường.

Nhiều năm qua, các hãng tàu biển đã nỗ lực để giảm các thủ tục giấy tờ phiền hà và nâng cấp công nghệ lạc hậu. Nếu tình hình không cải thiện sớm, công nghệ lạc hậu và thủ tục rườm rà có thể làm chậm quá trình vận chuyển loại vắc xin để đưa thế giới thoát khỏi đại dịch mà chúng ta chưa từng chứng kiến.

Phân phối vắc xin ngừa COVID-19 là nhiệm vụ gian nan với ngành vận tải  - Ảnh 1.

Để vận chuyển số liều vắc xin đủ để bảo vệ toàn bộ dân số thế giới (mỗi người hai liều), các nước sẽ cần tới 16.000 máy bay chở hàng. (Ảnh: VOX)

Giới chuyên môn nhận định sản xuất vắc xin kịp thời đã là một nhiệm vụ gian nan, nhưng phân phối nó ra toàn thế giới còn nan giải hơn nhiều bởi sứ mệnh ấy phụ thuộc quá nhiều yếu tố khó lường.

Trong khi nền tảng cho nền kinh tế toàn cầu đang phải thu hẹp để ứng phó suy thoái, các hãng dược lại cần phải mở rộng quy mô để chuẩn bị cho ra mắt sản phẩm lớn và quan trọng nhất lịch sử hiện đại. Đây quả thực là một nghịch lí.

“Giới doanh nghiệp chưa sẵn sàng. Chúng ta phải thành thật với nhau. Chuỗi cung ứng vắc xin phức tạp hơn rất nhiều lần so với chuỗi cung ứng sản phẩm bảo hộ cá nhân", Neel Jones Shah, giám đốc phụ trách quan hệ với hãng bay tại công ty vận chuyển Flexport, có trụ sở tại San Francisco, nhận định trong một cuộc hội thảo của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp vận tải.

Neel Jones Shah nhận định đồ bảo hộ cá nhân như khẩu trang, găng tay phẫu thuật không thể hỏng nếu người ta bỏ mặc chúng trên đường băng vài ngày. Nhưng vắc xin không như vậy.

Thành công phụ thuộc vào sự phối hợp toàn cầu

Julian Sutch, giám đốc bộ phận vận chuyển dược phẩm của hãng vận tải hàng không Emirates SkyCargo, ước tính một máy bay chở hàng Boeing Co. 777 có thể vận chuyển 1 triệu liều vắc xin. Như vậy, để vận chuyển số liều vắc xin đủ để bảo vệ toàn bộ dân số thế giới (mỗi người hai liều), các nước sẽ cần tới 16.000 máy bay chở hàng.

Về lí thuyết, huy động 16.000 phi cơ vận chuyển vắc xin không khó, nhưng nó sẽ bất khả thi nếu các chính phủ không có kế hoạch phối hợp trên toàn cầu. Hiện tại, một cách để tăng năng lực vận tải hàng hóa là huy động toàn bộ máy bay chở khách đang "đắp chiếu" tham gia vận chuyển các sản phẩm - từ thiết bị y tế, thực phẩm và những thứ khác.

Yếu tố nữa liên quan tới năng lực vận tải là hệ thống làm lạnh. Giới chức y tế lưu ý rằng vắc xin có thể sẽ cần được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 - 8 độ C trong suốt quá trình vận chuyển. Một số loại vắc xin mới hơn có thể cần những hệ thống làm lạnh hiện đại hơn để bảo quản ở nhiệt độ - 80 độ C. Một sai lệch nhỏ có thể làm hỏng vắc xin.

Sự công bằng và khả năng tiếp cận với vắc xin cũng là yếu tố đáng quan tâm. Chính phủ phải nghĩ cách để một loại thuốc có qui trình vận chuyển với những điều kiện nghiêm ngặt và tốn kém như vậy có thể tới những vùng xa xôi hẻo lánh, khu vực kém phát triển - nơi mà doanh nghiệp phân phối dược phẩm bằng máy bay không người lái.

Giải pháp cho hàng loạt vấn đề như thế vẫn rất mơ hồ, và các doanh nghiệp vận tải biển nhận thức rằng họ cần phải làm rõ ẩn số. Song hiện tại họ chỉ có thể chờ tín hiệu từ các hãng dược.

Shah tiết lộ rằng Flexport đang thảo luận với hàng loạt hãng dược đang phát triển và sản xuất vắc xin nhưng vẫn chưa thể biết hãng dược muốn họ chuẩn bị thế nào cho hoạt động vận chuyển.

chọn
[LIVE] ĐHĐCĐ Đạt Phương: Khu đô thị tại Quảng Bình có thể sáng sủa vào 2025, dự án Cồn Tiến còn vướng 1 hộ dân
Năm 2024, Đạt Phương đặt kế hoạch doanh thu thuần hợp nhất 4.566 tỷ đồng và lãi sau thuế 343,5 tỷ đồng. Với mảng bất động sản, năm nay Đạt Phương sẽ tập trung triển khai khu đô thị Cồn Tiến và Casamia Hội An, đồng thời tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các dự án công nghiệp.