Phương án quy hoạch đường sắt vùng Đồng bằng sông Hồng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố Hồ sơ Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để trình thẩm định, trong đó có tổng hợp quy hoạch hệ thống đường sắt trên địa bàn vùng.

Theo đó, tầm nhìn đến năm 2050, trên địa bàn vùng Đồng bằng sông Hồng sẽ quy hoạch 14 tuyến đường sắt, trong đó có 6 tuyến hiện có và 8 tuyến được xây dựng mới.

Quy hoạch các tuyến đường sắt hiện có đến năm 2030:

STT

Tuyến đường sắt

Chiều dài tuyến

Điểm đầu

Điểm cuối

Mục tiêu

1

Tuyến Hà Nội – TP HCM

1.726 km

Ga Hà Nội

(Giai đoạn sau năm 2030, sau khi xây dựng và khai thác tổ hợp Ngọc Hồi, điểm đầu tuyến chuyển về ga Ngọc Hồi)

Ga Sài Gòn (Hoà Hưng)

Nâng cấp, từng bước hiện đại hóa tuyến đường sắt Hà Nội – TP HCM để đạt tốc độ chạy tàu bình quân 80 - 90 km/giờ đối với tàu khách và 50 - 60 km/giờ đối với tàu hàng (sau khi có đường sắt tốc độ cao sẽ chủ yếu chạy tàu hàng)

2

Tuyến Hà Nội - Lào Cai (Yên Viên - Lào Cai)

296 km với tuyến hiện tại, sau khi hoàn thành khai thác vành đai phía Đông khu đầu mối Hà Nội, tổng chiều dài tuyến còn 284,5 km

Ga Yên Viên

Ga Lào Cai; có nối ray với ga Hà
Khẩu Bắc (Trung Quốc); phương án nối ray với Trung Quốc đảm bảo phù hợp
với tuyến mới khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Cải tạo, nâng cấp để đảm bảo an toàn khai thác. Trong vùng ĐBSH, bố trí cải tạo, mở rộng ga Hương Canh đáp ứng nhu cầu kết nối đường sắt chuyên dùng với trung tâm logistics ICD Vĩnh Phúc (thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc)

3

Tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng (Gia Lâm - Hải Phòng)

102 km (sau năm 2030, quy hoạch chuyển đoạn Gia Lâm - Lạc Đạo thành đường sắt đô thị, chiều dài tuyến còn khoảng 76,3 km

Ga Gia Lâm

Sau năm 2030: Ga Lạc Đạo

Ga Hải Phòng

 

Cải tạo, nâng cấp để đảm bảo an toàn khai thác, nâng cao năng lực thông qua

4

Tuyến Hà Nội - Thái Nguyên (Đông Anh - Quán Triều)

55 km

Ga Đông Anh

Ga Quán Triều

Cải tạo, nâng cấp để đảm bảo an toàn khai thác từng bước đưa vào cấp kỹ thuật đường sắt quốc gia (cấp III)

5

Tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn

167 km (giai đoạn sau năm 2030, sau khi xây dựng và khai thác tuyến vành đai phía Đông, chiều dài tuyến là 153,3 km)

Ga Hà Nội

Sau năm 2030: Ga Yên Viên

Ga Đồng Đăng

Cải tạo, nâng cấp để đảm bảo an toàn khai thác. Tiếp tục duy trì và khai thác có hiệu quả các tuyến nhánh hiện có như: Bắc Hồng - Văn Điển

6

Tuyến Kép - Chí Linh

38 km

Ga Kép

Ga Chí Linh

 

 

Quy hoạch các tuyến đường sắt xây dựng mới đến năm 2030:

STT

Tuyến đường sắt

Điểm đầu

Điểm cuối

Quy mô, chiều dài

1

Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Ga Ngọc Hồi

Ga Thủ Thiêm

Đường đôi, khổ 1.435 mm, chiều dài khoảng 1.545 km

2

Tuyến Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái

Ga Yên Viên Bắc

Ga Cái Lân

Đường đơn, khổ lồng 1.000 mm và 1.435 mm, chiều dài 129 km

3

Tuyến vành đai phía Đông TP Hà Nội

Ngọc Hồi - Lạc Đạo - Bắc Hồng

Đường đôi, khổ lồng 1.000 mm và 1.435 mm, chiều dài khoảng 59 km; chuyển đoạn Ngọc Hồi - Yên Viên, Gia Lâm - Lạc Đạo thành đường sắt đô thị phù hợp với lộ trình xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 Hà Nội và đường sắt vành đai phía Đông

4

Tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng (thuộc tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng)

Song song với tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội Hải Phòng (đến ga Nam Hải Phòng) kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế Hải Phòng với các khu bến cảng Đình Vũ, Nam Đồ Sơn và Lạch Huyện

Đường đôi, khổ 1.435 mm, chiều dài khoảng 102 km

 

Về tầm nhìn mạng lưới đường sắt quốc gia đến năm 2050, các tuyến đường sắt hiện có cơ bản được duy trì; từng bước đầu tư, nâng cấp, hiện đại hóa để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách địa phương; hoàn thiện kết nối đường sắt tại các khu đầu mối; duy trì các nhánh đường sắt nối cảng biển; tiếp tục cải tạo, mở rộng các ga đường sắt kết nối với đường sắt chuyên dùng, đường sắt đô thị. 

Với các tuyến đường sắt mới, các tuyến đường sắt trên các hành lang trọng yếu sẽ được hoàn thành: Các đoạn còn lại của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Đồng Đăng.

Bên cạnh đó, từng bước xây dựng các tuyến đường sắt kết nối vùng, liên vùng phù hợp nhu cầu từng giai đoạn: Đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh (bao gồm cả đoạn Nam Hải Phòng - Hạ Long), Hạ Long - Móng Cái, hoàn thành các tuyến đường sắt tại các khu đầu mối. Tuyến vành đai phía Tây TP Hà Nội: Đoạn Ngọc Hồi - Thạch Lỗi: Khổ lồng 1.000 mm và 1.435 mm, chiều dài khoảng 54 km.

 Ảnh chụp mà hình từ Hồ sơ. 

Hồ sơ cũng đưa ra danh mục dự án về đường sắt quan trọng và đề xuất thứ tự ưu tiên đầu tư.

Danh mục dự án lĩnh vực đường sắt quan trọng và thứ tự ưu tiên đầu tư:

  Ảnh chụp mà hình từ Hồ sơ.  

chọn
Bất động sản tuần qua (5/5 - 11/5): Đề xuất nhiều thay đổi về sổ đỏ, nhóm Xuân Cầu trúng dự án 5.500 tỷ ở Hoà Bình
Có thể đưa mã QR vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Samsung muốn đầu tư thêm 1 tỷ USD/năm vào Việt Nam; Sơn La công bố 9 dự án được phép mở bán... là những thông tin thị trường và dự án nổi bật tuần qua.