Theo đó, đến năm 2030, vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) quy hoạch phát triển ba cảng hàng không quốc tế (CHKQT), gồm: Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài.
Tầm nhìn đến năm 2050, vùng quy hoạch ba cảng hàng không quốc tế, gồm: Vân Đồn, Hải Phòng, Nội Bài; và quy hoạch cảng hàng không quốc nội, gồm: Cát Bi, cảng hàng không thứ hai phía đông nam Thủ đô Hà Nội.
Định hướng phát triển hàng không trên địa bàn vùng cụ thể như sau:
STT |
Cảng |
Giai đoạn 2021 - 2030 |
Giai đoạn 2030 - 2050 |
1 |
CHKQT Nội Bài |
+ Xây dựng thêm 1 đường cất hạ cánh (CHC) phía nam; + Xây dựng bổ sung đường lăn nối, đường lăn song song, đường lăn thoát nhanh, đường lăn kết nối đảm bảo sự kết nối đồng bộ giữa đường CHC mới với đường CHC cũ; Nhu cầu diện tích đất của cảng khoảng 1.500 ha |
+ Xây dựng khu bay với quy mô 2 đường CHC phía nam, xây dựng đường lăn nối đảm bảo sự kết nối đồng bộ giữa đường CHC xây mới vào sân đỗ máy bay; + Xây dựng nhà ga T4, T5; Nhu cầu quỹ đất: 2.230 ha |
2 |
CHKQT Vân Đồn |
Công suất 5 triệu hành khách/năm |
Công suất 20 triệu hành khách/năm |
3 |
CHKQT Cát Bi |
Công suất 13 triệu hành khách/năm |
Phương án 1 nâng công suất lên 18 triệu hành khách/năm: + Mở rộng sân đỗ; |
Như vậy, về nhu cầu sử dụng đất, giai đoạn 2021 - 2030, tổng diện tích toàn cảng hàng không là 490,61 ha; giai đoạn 2030 - 2050, tổng diện tích toàn cảng hàng không 490,61 ha.
Ngoài ra, vùng dự kiến nghiên cứu, khảo sát, đánh giá khả năng quy hoạch thành cảng hàng không đối với một số sân bay phục vụ quốc phòng, an ninh; một số vị trí quan trọng về khẩn nguy, cứu trợ, có tiềm năng phát triển về du lịch, dịch vụ và các vị trí khác có thể xây dựng, khai thác cảng hàng không;... Trong đó, vùng ĐBSH có sân bay Gia Lâm, sân bay tại tỉnh Bắc Ninh.