Trong báo cáo đề án tái cơ cấu toàn diện PVN giai đoạn 2017-2025 gửi Bộ Công Thương, PVN cho biết tiến hành tái cơ cấu đầu tư toàn bộ từ vấn đề bộ máy nhân sự cho đến việc chuyển dịch tập trung cho lĩnh vực chính, đồng thời tiếp tục giảm hoặc giãn, thoái vốn ở những lĩnh vực ngoài sản xuất kinh doanh hiệu quả thấp.
PVN đề xuất hàng loạt cơ chế đặc thù để 'đại cải tổ' bộ máy. Ảnh petrovietnam.com.vn |
Lãnh đạo PVN thừa nhận một loạt bất cập còn tồn tại như quản trị thiếu đồng bộ, không theo kịp biến động và thay đổi của nền kinh tế thị trường. Hệ thống tổ chức chưa tinh gọn, trùng lắp, nhiều tầng nấc, đầu mối chịu trách nhiệm xử lý chưa đến cùng.
Công tác đầu tư, việc quản lý danh mục đầu tư chưa bài bản, chuyên nghiệp, còn tồn tại đầu tư dàn trải, dẫn đến khó khăn trong việc huy động vốn, hiệu quả đầu tư thấp.
Công tác quản lý tài chính và chi phí còn tồn tại bất cập, thiếu tính hệ thống và kịp thời. Trong khi đó công tác kiểm tra, giám sát chưa tốt, chưa tập trung đánh giá, phân tích các tồn tại cơ bản, nhiều trường hợp các đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc khắc phục các kiến nghị hay các cảnh báo rủi ro của đoàn kiểm tra, giám sát…
Trước một loạt bất cập nội tại PVN cũng như những khó khăn thách thức khách, PVN đã đề ra phương án tái cơ cấu toàn diện PVN giai đoạn 2017-2025.
Theo PVN, tập đoàn này định hướng sẽ tinh gọn bộ máy, giảm đầu mối quản lý từ 23 ban xuống còn 13 ban, từ 3 văn phòng đại diện (VPĐD) xuống còn 2 VPĐD.
Hàng loạt ban được sáp nhập như: ban kế toán và kiểm toán sáp nhập với ban tài chính; ban hợp tác quốc tế sáp nhập với văn phòng; ban thanh tra sáp nhập với ban pháp chế; ban xây dựng sáp nhập với ban đầu tư phát triển…
Từ nay đến năm 2019 PVN cho hay sẽ thoái vốn toàn bộ khỏi các công ty con như: Tổng công ty Bảo dưỡng - sửa chữa công trình dầu khí (PVMR), Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí (PVC), Công ty cổ phần PVI (Tiền thân là Công ty Bảo hiểm dầu khí Việt Nam)...
Riêng đối với Tổng công ty Khí VN (PVGas), Tổng công ty Phân bón và hóa chất dầu khí (PVFCCo), Công ty cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau (PVCFC)…, PVN chỉ thoái vốn một phần từ nay đến 2020.
Đặc biệt, trong giai đoạn này PVN chưa tiến hành cổ phần hóa (CPH) đối với Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) mà phải chờ đến năm2025, khi PVEP có lãi 3 năm trước khi CPH.
Với các đơn vị PVN nắm 100% vốn điều lệ sẽ giảm từ 5 xuống còn 2 đơn vị. Cụ thể, PVN giữ lại PVEP và Công ty TNHH một TV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS), bỏ PV Oil, PV Power và BSR.
Những doanh nghiệp PVN nắm nhiều hơn 50% vốn điều lệ cũng giảm từ 11 xuống còn 8 đơn vị. Các doanh nghiệp liên doanh, liên kết mà PVN giữ ít hơn 50% vốn điều lệ bị cắt từ 12 xuống còn 8 đơn vị…
Đáng chú ý, trong văn bản gửi Bộ Công Thương, PVN cũng xin chính phủ cho hưởng một số quy định đặc thù như: được giữ lại 32% lãi dầu khí nước chủ nhà, được giữ lại 50% tiền cổ phần hóa/thoái vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, được tăng tính chủ động và tự chịu trách nhiệm, được mở rộng phân cấp phân quyền trong đầu tư dầu khí.
Đồng thời xin trích 17% doanh thu từ các dự án dầu khí trong nước để lập quỹ tìm kiếm thăm dò. Song song đó, PVN còn đề nghị Bộ Tài chính tiếp tục đứng ra bảo lãnh các khoản vay để thực hiện dự án nhà máy điện, giúp PVN tiếp cận nguồn vay chi phí thấp…
Đối với Bộ Công thương, PVN kiến nghị Bộ xem xét và trình các cấp thẩm quyền cơ chế đặc thù hút đầu tư nước ngoài vào hoạt động dầu khí trong nước, có tính đến ưu tiên các vùng nước sâu, xa bờ, vùng nhạy cảm, các mỏ nhỏ, mỏ có điều kiện kinh tế cận biên.
Nhà máy sản xuất dầu diesel Đồng Tháp sắp vào quy hoạch phát triển ngành Dầu khí?
Bộ Công thương cho rằng, đề xuất của Công ty Sức sống xanh về việc đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất dầu diesel ... |
Kiện toàn BCĐ Nhà nước các dự án trọng điểm về dầu khí
Thủ tướng Chính phủ quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước các dự án trọng điểm về dầu khí (BCĐ) để giúp Chính phủ, Thủ ... |