Sắp diễn ra: Hội làng nét xưa trong lòng Hà Nội | |
Trải nghiệm khác lạ ở Borneo, bờ đông Malaysia |
Giếng cổ Chăm Pa được phát hiện ra đời từ cuối thế kỷ 10. Ảnh: Quang Nam |
Theo ông Cẩm, giếng cổ Chăm Pa này nằm gần tháp Chăm Khương Mỹ và ra đời từ cuối thế kỷ 10.
"Chúng tôi ghi nhận giếng cổ này có cấu trúc hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 1,3m và độ sâu gần 15 mét. Xung quanh thành giếng được làm bằng gạch, nguồn nước ở trong giếng rất trong", ông Cẩm nói.
Hiện Trung tâm quản lí di tích và danh thắng tỉnh Quảng Nam đang phối hợp các chuyên gia tiếp tục nghiên cứu và bảo tồn để phát huy những giá trị di sản về những dấu tích Chăm Pa ở trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Giếng cổ này có cấu trúc hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 1,3m và độ sâu gần 15 mét, xung quanh thành giếng được làm bằng gạch. Ảnh: Quang Nam |
Trước đó, khoảng tháng 8/2014, khi thi công đường cao tốc qua địa phận xã Duy Trinh (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) các công nhân cũng đã phát hiện hệ thống kiến trúc Chăm Pa có niên đại vào khoảng thế kỷ 9 đến thế kỷ 12 nằm sâu dưới lòng đất.
Sau khi khai quật, Viện Khảo cổ học Việt Nam nhận định đây, là nơi tập giảng kinh có quy mô lớn và được sử dụng trong thời gian dài của Vương quốc Chăm Pa.
Hằng năm, từ kinh đô Trà Kiệu, vua sẽ triệu tập giới tăng lữ về nơi trên để giảng kinh sách, luyện các nghi lễ thờ cúng...
Theo Trung tâm quản lí di tích và danh thắng tỉnh Quảng Nam, Vương Quốc Chăm Pa là một Quốc gia độc lập, tồn tại tại miền Trung, Việt Nam. Cương vực của Chăm Pa lúc mở rộng nhất trải dài từ dãy núi Hoành Sơn ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía Nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía Tây của nước Lào ngày nay.