Dân bất lực nhìn nước sông dần dần 'nuốt chửng' đất canh tác

Nhìn từng thửa đất màu mỡ đang dần dần bị nước sông "nuốt chửng", người dân xót xa nhưng không biết làm gì để ngăn chặn.
dan bat luc nhin nuoc song dan dan nuot chung dat canh tac 'Cát tặc' lộng hành: Dân bất lực 'nhìn' 2 sào đất trồng mía trôi theo dòng nước

Thời gian gần đây, nhiều người dân xã Điện Phong, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam "đứng ngồi không yên" vì đất đai màu mỡ của họ cứ dần dần bị sạt lở, chìm xuống lòng sông Thu Bồn.

Ông Nguyễn Thành Ngang (55 tuổi, ngụ xã Điện Phong) vừa dẫn chúng tôi đi dọc ven bờ vừa than thở: “Chỉ trong mấy năm trở lại đây, khoảng 500m2 đất trồng hoa màu của tôi đã bị sạt lở xuống sông. Diện tích đất bị thu hẹp nhưng chúng tôi chỉ biết nhìn thôi chứ không biết làm sao để cứu được”.

dan bat luc nhin nuoc song dan dan nuot chung dat canh tac
Bà Xuân chỉ phần đất sản xuất bị sạt lở, nước sông "nhấn chìm". Ảnh: Quang Nam

Bà Hà Thị Xuân là một trong những hộ bị mất nhiều đất nhất do tình trạng sạt lở gây ra.

Người nông dân này cho biết, gia đình bà đã mất tới 5ha đất ven sông. “Ruộng gia đình tôi ngày càng thu hẹp đi do nước sông cứ ăn vào. Nếu tình trạng sạt lở cứ xảy ra như vậy thì chẳng bao lâu nữa gia đình tôi sẽ không còn đất mà sản xuất”.

Theo bà Xuân, riêng địa bàn xã Điện Phong đã có 10ha đất sản xuất trôi xuống sông Thu Bồn trong một năm qua. Mặc dù người dân đã dùng bao tải và đóng cọc tre để gia cố bờ sông nhưng cũng không ngăn chặn được tình trạng sạt lở.

Đáng chú ý, cả ông Ngang và bà Xuân đều cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến đất đai bị sạt lở là do có tình trạng khai thác cát trái phép xảy ra trên sông Thu Bồn, đoạn chảy qua xã Điện Phong.

Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Lai, Chủ tịch xã Điện Phong thừa nhận, nạn mất đất sản xuất tại bãi bồi ven bờ sông Thu Bồn chảy qua xã Điện Phong là có thật.

dan bat luc nhin nuoc song dan dan nuot chung dat canh tac
Bờ sông Thu Bồn sạt lở nghiêm trọng khiến người dân mất đất sản xuất. Ảnh: Quang Nam

Theo ông Phong, nạn mất đất xảy ra từ khoảng năm 2007 đến nay. Nguyên nhân chủ yếu là do lũ lụt, thiên tai khiến đất đai bị nhấn chìm xuống sông Thu Bồn.

Để hỗ trợ bà con nông dân, chính quyền xã Điện Phong cũng đã thống kê thiệt hại để báo cáo cấp trên. Sau đó, tỉnh cũng đã hỗ trợ cho bà con 200 nghìn đồng mỗi sào ruộng.

Khi chúng tôi đặt câu hỏi có hay không tình trạng khai thác cát trái phép xảy ra trên địa bàn, ông Lai nói: “Việc khai thác cát cũng là nguyên nhân khiến đất sản xuất trôi xuống dòng sông, tuy nhiên xảy ra cũng lâu rồi”.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Chơi, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Điện Bàn cho rằng, vấn đề sạt lở đất sản xuất thì hầu như xã nào nằm dọc ven sông Thu Bồn cũng hứng chịu. Riêng xã Điện Phong gặp thiệt hại tương đối nặng nề. Trong năm vừa qua, người dân ở xã này vừa mất ruộng, vừa mất hoa màu.

dan bat luc nhin nuoc song dan dan nuot chung dat canh tac
Việc mất ruộng vườn khiến người dân thu hẹp diện tích canh tác hoa màu, ảnh hưởng đến thu nhập. Ảnh: Quang Nam

“Trước thực trạng sạt lở đất, thị xã đã kiến nghị tỉnh hỗ trợ 200 nghìn đồng mỗi sào cho bà con sau đợt lũ tháng 10 năm 2016. Còn việc người dân cho rằng sạt lở là do khai thác thì chúng tôi chưa thể khẳng định. Rất có thể do dòng chảy của sông thay đổi chính là nguyên nhân khiến hàng trăm hộ mất đất canh tác”, ông Chơi nói.

Hiện tại, để ngăn chặn tình trạng sạt lở đất và hoa màu của người dân dọc sông Thu Bồn, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam đang xây dựng mới 2.114m kè với hơn 38,2 tỷ đồng do ngân sách từ Trung ương hỗ trợ.

Dự kiến, bờ kè sau khi hoàn thành sẽ bảo vệ 50ha đất sản xuất, canh tác và 500 hộ dân sống trong khu vực thị xã Điện Bàn, Đại Lộc và Duy Xuyên, góp phần ổn định đời sống nhân dân.

dan bat luc nhin nuoc song dan dan nuot chung dat canh tac Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh bị hỏi dọa: 'Ông biết vụ Yên Bái như nào rồi chứ'

Bị can Nguyễn Trọng Phương nhắn tin khủng bố tinh thần Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh với nội dung: “ông còn gây khó dễ cho ...

chọn
Đấu giá đất ở Thanh Oai (Hà Nội): Chỉ có 12 trường hợp nộp đủ tiền
Tiếp tục thông tin về tiến độ nộp tiền sau trúng đấu giá đất tại huyện Thanh Oai (Hà Nội), ngày 16/9, lãnh đạo huyện cho biết: Với 68 thửa đất trúng đấu giá, đến thời hạn cuối cùng phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định, chỉ có 12 trường hợp nộp đủ tiền; 56 thửa đất không nộp tiền hoặc không nộp đủ. Đáng chú ý, 12 trường hợp nộp tiền có giá trúng cao nhất là 55,167 triệu đồng/m2.