Qui tắc xuất xứ đối với mặt hàng rau quả trong VKFTA

Qui tắc xuất xứ đối với mặt hàng rau quả trong Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) gồm qui tắc chung và qui tắc cụ thể mặt hàng.

Qui tắc chung

Theo qui định tại Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA), hàng hóa sẽ được coi là có xuất xứ tại một Bên (Việt Nam hoặc Hàn Quốc) nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của Bên xuất khẩu.

Trường hợp 2: Được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của Bên xuất khẩu và chỉ từ các nguyên liệu có xuất xứ từ Việt Nam hoặc Hàn Quốc

Trường hợp 3: Không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của Bên xuất khẩu nhưng đáp ứng được các yêu cầu về Qui tắc xuất xứ được qui định cụ thể trong Phụ lục về Qui tắc xuất xứ cụ thể từng mặt hàng (Phụ lục 3-A) hoặc Phụ lục về các hàng hóa đặc biệt (Phụ lục 3-B).

Đối với trường hợp 3: Qui tắc xuất xứ cụ thể trong VKFTA chặt hơn so với AKFTA nhưng vẫn tương đối đơn giản. Cụ thể, để được hưởng ưu đãi thuế quan theo VKFTA, hàng hóa cần đáp ứng được một trong các tiêu chí sau:

- Đạt tỷ lệ Hàm lượng giá trị khu vực (RVC) theo qui định cụ thể tại phụ lục 2 Thông tư số 40/2015/TT-BCT (thường là trên 40%):

- Chuyển đổi mã HS (2 số, 4 số hoặc 6 số); hoặc

- Trải qua một công đoạn sản xuất hoặc chế biến nhất định (các sản phẩm dệt may) Cách tính RVC

VKFTA qui định hai cách tính RVC. Tùy theo cách tính nào có lợi hơn, doanh nghiệp có thể sử dụng theo cách đó:

Cách tính trực tiếp (còn gọi là phương pháp Build - Up):

RVC = (VOM / FOB) x 100%

Trong đó: VOM là trị giá của các nguyên liệu có xuất xứ (bao gồm trị giá của chi phí nguyên liệu có xuất xứ, chi phí lao động, chi phí sản xuất chung (overhead cost), lợi nhuận và các chi phí khác, trong đó:

Chi phí nguyên liệu là trị giá nguyên liệu, bộ phận hay hàng hóa có xuất xứ do người sản xuất mua hoặc tự sản xuất;

Chi phí lao động bao gồm lương, thưởng và các khoản phúc lợi khác cho người lao động;

Chi phí sản xuất chung là tất cả các chi phí phát sinh tại nơi sản xuất mà không phải là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí tiền lương trực tiếp (như chi phí điện, nước…);

Các chi phí khác bao gồm các chi phí liên quan đến việc xếp hàng lên tàu hoặc các phương tiện vận tải khác để xuất khẩu hàng, bao gồm nhưng không giới hạn bởi các chi phí vận chuyển nội địa, lưu kho bãi, bốc dỡ hàng tại cảng, phí môi giới và phí dịch vụ.

Cách tính gián tiếp (còn gọi là phương pháp Build - Down):

RVC = (FOB - VNM) / FOB x 100%

Trong đó VNM là trị giá nguyên liệu không có xuất xứ, cụ thể là:

Trị giá CIF của nguyên liệu, bộ phận hay hàng hóa tại thời điểm nhập khẩu; hoặc

Giá mua đầu tiên xác định được của nguyên liệu, bộ phận hay hàng hóa không xác định được xuất xứ tại lãnh thổ của Bên nơi diễn ra các công đoạn sản xuất hoặc chế biến.

Qui tắc cụ thể mặt hàng

Qui tắc cụ thể mặt hàng Hiệp định FTA Việt Nam – Hàn Quốc được tích hợp tại một Danh mục theo biểu thuế ở cấp độ HS 6 số, trong đó có những Qui tắc đối với mặt hàng rau quả như sau:





Các vấn đề khác

Qui tắc Tỷ lệ tối thiểu (De Minimis)

Hiệp định có quy định về Tỷ lệ tối thiểu (De Minimis) 10%, cụ thể với mặt hàng rau quả, hàng hóa không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã HS vẫn được coi là có xuất xứ nếu trị giá của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã HS không được vượt quá 10% tổng trị giá hàng hóa, hoặc trị giá của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ nói trên không được vượt quá 10% trị giá FOB của hàng hóa.

Qui tắc cộng gộp

Giống như nhiều FTA khác, VKFTA cho phép cộng gộp xuất xứ, theo đó hàng hóa hoặc nguyên vật liệu có xuất xứ tại một Bên, được sử dụng làm nguyên liệu tại lãnh thổ của Bên kia để sản xuất ra một thành phẩm đủ điều kiện được hưởng ưu đãi thuế quan, sẽ được coi là có xuất xứ tại Bên nơi diễn ra quá trình sản xuất hoặc chế biến thành phẩm đó.


chọn
Ông lớn bất động sản Thái Bình sắp làm khu công nghiệp đầu tay ở Hà Tĩnh
Dragon Group được biết đến là hệ sinh thái đa ngành sở hữu nhiều dự án bất động sản lớn ở Thái Bình. Sắp tới, doanh nghiệp này sẽ đầu tư thêm KCN Gia Lách mở rộng 194 ha tại Nghi Xuân, Hà Tĩnh.