Quy định mới chủ nuôi chó phải biết nếu không muốn bị phạt

Cơ quan chức năng sẽ phạt tiền từ 600 - 800 nghìn đồng đối với hành vi không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.

Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, tổ chức, cá nhân phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực thú y là 50 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với tổ chức.

quy dinh moi chu nuoi cho phai biet neu khong muon bi phat

Trong khi đó, điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 90/2017 quy định: phạt tiền từ 600 - 800 nghìn đồng đối với các hành vi sau:

- Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho chó (thay thế cho mức phạt từ 2 - 3 triệu đồng quy định tại Nghị định 41/2017/NĐ-CP);

- Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.

Ngoài ra, Nghị định 90 còn quy định phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng nếu:

- Không thực hiện việc giám sát dịch bệnh động vật tại cơ sở theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;

- Không theo dõi, ghi chép quá trình phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật.

Phạt tối đa 100 triệu đồng

Cụ thể, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không lập sổ sách, ghi chép, lưu giữ thông tin để truy xuất nguồn gốc động vật, sản phẩm động vật. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi giết mổ động vật trên cạn trong Danh mục động vật thuộc diện phải kiểm soát giết mổ nhưng không được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện kiểm soát giết mổ trừ các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ ở khu vực hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành yêu cầu của nhân viên thú y về xử lý động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y tại cơ sở giết mổ.

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi giết mổ động vật tại địa điểm không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng, buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vận chuyển động vật chết, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm để kinh doanh, tịch thu tang vật. Phạt tiền từ 60% đến 70% giá trị sản phẩm động vật nhưng không vượt quá 50.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm và sản phẩm từ gia súc, gia cầm không có dấu kiểm soát giết mổ, tem vệ sinh thú y, bao bì đánh dấu đã qua kiểm tra vệ sinh thú y.

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi giết mổ động vật, thu hoạch động vật thủy sản, sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm trước thời gian ngừng sử dụng thuốc thú y không theo hướng dẫn sử dụng; Đưa nước hoặc các loại chất khác vào động vật trước khi giết mổ. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng, đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 1 tháng đến 3 tháng đối với hành vi ngâm, tẩm hóa chất vào sản phẩm động vật.

Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 1 tháng đến 3 tháng, phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và tịch thu tang vật đối với một trong các hành vi sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật có chứa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi, thú y; Giết mổ động vật mắc bệnh, kinh doanh sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh theo quy định.

Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 3 tháng đến 6 tháng, tạm dừng giết mổ, buộc tiêu hủy sản phẩm và phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển, lưu giữ, giết mổ động vật để làm thực phẩm mà động vật đó bị sử dụng thuốc an thần không theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền. Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 3 đến 6 tháng, phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng và tịch thu tang vật đối với hành vi vận chuyển, kinh doanh, lưu giữ, giết mổ động vật chứa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi.

Đối với các hành vi vi phạm, nghị định cũng quy định buộc phải kiểm tra vệ sinh thú y sản phẩm động vật đối với hành vi vận chuyển, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm và sản phẩm từ gia súc, gia cầm không có dấu kiểm soát giết mổ, tem vệ sinh thú y, bao bì đánh dấu đã qua kiểm tra vệ sinh thú y. Trong trường hợp kiểm tra vệ sinh thú y không đạt yêu cầu buộc phải tiêu hủy hoặc xử lý nhiệt, chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm động vật.

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/9/2017.Các hành vi vi phạm hành chính được thực hiện hoặc phát hiện trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa lập Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y thì xử phạt theo quy định của Nghị định này.

Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: thuandx@vietnammoi.vn hoặc xuanthuandong@gmail.com

Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại: vietnammoi.vn

Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.