Tags

Quy hoạch Hòa Bình

Tìm theo ngày
Thông tin quy hoạch Hòa Bình mới nhất năm 2024

Thông tin quy hoạch Hòa Bình mới nhất năm 2024

Quy hoạch tỉnh Hòa Bình cung cấp cho các nhà đầu tư và độc giả quan tâm những thông tin chính xác, đầy đủ và quan trọng nhất. Chúng tôi cập nhật các thông tin mới nhất về khu đất có quy hoạch, quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển giao thông vận tải, quy hoạch hệ thống cảng, bến thủy nội địa trên địa bản tỉnh Hòa Bình

Đặc điểm địa lý của tỉnh Hòa Bình

Hòa Bình là một tỉnh thuộc vùng Tây Bắc Bộ, Việt Nam. Tỉnh Hòa Bình nằm giáp ranh giữa 3 khu vực: Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Phía bắc giáp tỉnh Phú Thọ

Phía đông giáp tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và thủ đô Hà Nội

Phía tây giáp tỉnh Sơn La

Phía nam giáp tỉnh Thanh Hóa.

Hòa Bình là tỉnh miền núi, có địa hình núi trung bình, chia cắt phức tạp. Tỉnh Hòa Bình phân chia thành 2 vùng: vùng núi cao nằm về phía tây bắc và vùng núi thấp nằm ở phía đông nam.

Trên địa bàn tỉnh có hệ thống sông ngòi phân bố khá đồng đều, có các sông lớn như sông Đà, sông Mã, sông Bưởi, sông Lạng, sông Bùi…

Các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Hòa Bình

Tỉnh Hòa Bình có 10 đơn vị hành chính bao gồm 1 thành phố và 9 huyện. Trong đó: Thành phố Hòa Bình gồm 12 phường, 7 xã; Huyện Cao Phong gồm 1 thị trấn, 9 xã; Huyện Đà Bắc bao gồm thị trấn, 16 xã; Huyện Kim Bôi bao gồm 1 thị trấn, 16 xã; huyện Lạc Sơn bao gồm 1 thị trấn, 23 xã; huyện Lạc Thủy bao gồm thị trấn, 8 xã; huyện Lương Sơn bao gồm 1 thị trấn, 10 xã; huyện Mai Châu Bao gồm 1 thị trấn, 15 xã; huyện Tân Lạc bao gồm 1 thị trấn, 15 xã; huyện Yên Thủy bao gồm 1 thị trấn, 10 xã.

Quy hoạch Hòa Bình về phát triển giao thông vận tải

Thông qua điều chỉnh, bổ sung cục bộ Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, với nội dung như sau:

1. Điều chỉnh 03 tuyến đường:

a) Đường tỉnh 440 (Phong Phú - Vân Sơn): Kéo dài tuyến ĐT.440 từ xã Vân Sơn theo ĐH.56 đến xã Thành Sơn, huyện Mai Châu (giao với ĐT.432B) và nối với đường tỉnh của tỉnh Thanh Hóa, toàn tuyến có chiều dài khoảng 35Km; giai đoạn 2021-2030 nâng cấp toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn cấp V.

b) Đường tỉnh 446 (Mông Hóa - Quang Tiến): Toàn tuyến có chiều dài khoảng 13,2Km; giai đoạn 2021-2030 nâng cấp toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn cấp V.

c) Đường tỉnh 450 (Từ xã Phú Cường, huyện Tân Lạc đến xã Sơn Thủy, huyện Mai Châu): Toàn tuyến có chiều dài khoảng 27,5 km; giai đoạn 2021-2030 nâng cấp toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn cấp V.

2. Bổ sung 01 tuyến đường:

Đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình-Mộc Châu) (ĐT.448B). Tuyến đường có điểm đầu tuyến giao với đường nội thị thị trấn Bo, huyện Kim Bôi tại lý trình khoảng Km0+300. Hướng tuyến đi về xã Bình Sơn huyện Kim Bôi, đến xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn và xã Mông Hóa thành phố Hòa Bình, sau đó kết nối với đường Hòa Lạc - Hòa Bình tại nút giao liên thông khoảng lý trình Km23+420 và đi trùng với đường Hòa Lạc - Hòa Bình đến khoảng Km29+000 tại phường Kỳ Sơn, thành phố Hòa Bình; hướng tuyến tiếp tục phát triển vượt qua sông Đà đi qua địa bàn các xã: Yên Mông, Hòa Bình, thành phố Hòa Bình, giao cắt với ĐT.433 (khoảng lý trình Km2+400) và kết nối với nút IC1 theo Quy hoạch tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu. Tuyến đường có chiều dài khoảng 39Km (chưa bao gồm đoạn trùng với tuyến Hòa Lạc - Hòa Bình). Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030 xây dựng toàn tuyến đạt tối thiểu tiêu chuẩn cấp III, các đoạn qua đô thị đầu tư theo quy hoạch đô thị được phê duyệt.

Quy hoạch tỉnh Hòa Bình về phát triển hệ thống cảng, bến thủy nội địa

Phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phát triển hệ thống cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 như sau:

1. Điều chỉnh cục bộ hệ thống cảng thủy nội địa

- Đưa ra khỏi quy hoạch Cảng khách Kho Ba (bờ trái sông Đà, phía hạ lưu đập Thuỷ điện Hoà Bình, cách đập thuỷ điện khoảng 2km, thuộc phường Thịnh Lang, thành phố Hoà Bình).

- Điều chỉnh công năng của Cảng Xi măng sông Đà (bờ trái sông Đà, phía hạ lưu đập Thuỷ điện Hoà Bình, cách đập thuỷ điện khoảng 8km, thuộc phường Tân Hòa, thành phố Hoà Bình) từ cảng hàng hóa thành cảng tổng hợp với diện tích vùng đất khoảng 20ha, vùng nước khoảng 8ha. Trong đó bổ sung thêm 01 bến khách trong cảng, công suất của bến khách đạt 10.000 khách/năm đến 2025, và đạt 15.000 khách/năm đến 2030.

2. Điều chỉnh cục bộ hệ thống bến thủy nội địa

2.1. Điều chỉnh cục bộ hệ thống bến thủy nội địa bến thủy nội địa trên sông Đà. Điều chỉnh, bổ sung 03 bến thủy đón khách; 08 bến thủy, cụm bến thủy hàng hóa và 11 bến tổng hợp trên sông Đà.

2.2. Điều chỉnh cục bộ hệ thống bến thủy nội địa trên sông Bôi gồm:

a) Bổ sung 01 bến đón khách và 08 bến, cụm bến hàng hóa.

b) Đưa ra khỏi quy hoạch bến Đồng Thung là bến hàng hóa trên bờ trái sông Bôi, thuộc xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy.

2.3. Phương án bố trí hệ thống bãi tập kết và kinh doanh cát, sỏi trên địa bàn tỉnh cụ thể: Bố trí 10 vị trí đồng bộ với vị trí cảng, bến thủy nội địa, tổng diện tích đất sử dụng là 28,495ha. Trong đó: Thành phố Hòa Bình 07 vị trí, diện tích là 26,125ha; huyện Lạc Thủy 03 vị trí, diện tích là 2,37ha.

3. Các nội dung khác giữ nguyên theo Quyết định số 883/QĐ-UBND ngày 31/5/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Trên đây là những thông tin mới nhất về quy hoạch Hòa Bình, mong rằng có thể đem lại cho độc giả đầy đủ các thông tin cần thiết về kế hoạch quy hoạch cũng như các dự án sẽ được triển khai trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.