Tags

Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Lào Cai

Tìm theo ngày
Thông tin quy hoạch sử dụng đất tỉnh Lào Cai mới nhất

Thông tin quy hoạch sử dụng đất tỉnh Lào Cai mới nhất

Thông tin quy hoạch sử dụng đất tỉnh Lào Cai cung cấp những cập nhật mới nhất về quy hoạch sử dụng đất của 1 thành phố và 8 huyện.

Cập nhật thông tin quy hoạch sử dụng đất tỉnh Lào Cai mới nhất ở 9 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố và 8 huyện với 152 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn tại VietnamBiz.

Khái quát về tỉnh Lào Cai

Lào Cai là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Việt Nam, diện tích tự nhiên 6.364,25km­2, vị trí địa lý nằm ở các điểm:

- Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc.

- Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái.

- Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang.

- Phía Tây giáp tỉnh Lai Châu.

Độ cao trung bình ở các huyện, thị xã, thành phố:

- Thành phố Lào Cai: 100m

- Thị xã Sa Pa: 1.600m

- Huyện Bát Xát: 100m

- Huyện Mường Khương: 1.000m

- Huyện Si Ma Cai: 1.200m

- Huyện Bắc Hà: 1.200m

- Huyện Bảo Thắng: 100m

- Huyện Bảo Yên: 100m

- Huyện Văn Bàn: 200m

Vùng cao là vùng có độ cao trên 700m trở lên, vùng này được hình thành do hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi. Độ dốc địa hình khá lớn, chủ yếu từ 150m đến 200m. Lào Cai có 7 kiểu và 12 loại sinh khí hậu, phân thành 10 kiểu sinh khí hậu và 43 khoanh vi khí hậu. Có ba vành đai sinh khí hậu cơ bản và hai mùa tương đối rõ rệt: Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, còn mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Nhiệt độ trung bình từ 150C đến 200C, lượng mưa trung bình từ 1.800mm đến 2.000 mm.

Tổng số dân của tỉnh Lào Cai vào thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019 là 730.420 người, trong đó, dân số nam là 371.306 người, chiếm 50,8% và dân số nữ là 359.114 người, chiếm 49,2%.

Diện tích nhà ở bình quân đầu người năm 2019 của tỉnh Lào Cai là 22,9m2/người; trong đó, diện tích nhà ở bình quân đầu người khu vực thành thị cao hơn khoảng 1,9 lần so với khu vực nông thôn, tương ứng là 36,2m2/người và 19,3m2/người.

Lào Cai có vị trí địa kinh tế, địa chính trị, đóng vai trò trung tâm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là cầu nối, cửa ngõ không chỉ của Việt Nam mà cả các nước ASEAN với thị trường tỉnh Vân Nam và miền Tây Nam, Trung Quốc.

Lào Cai có hệ thống hạ tầng giao thông liên vùng, liên quốc tế, gồm: Đường bộ cao tốc, đường sắt, đường thủy và tương lai gần có đường hàng không.

Thông tin quy hoạch sử dụng đất tỉnh Phú Thọ

Những thông tin liên quan đến các khu vực quy hoạch sử dụng đất tỉnh Phú Thọ tại 1 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện trên địa bàn tỉnh, cụ thể:

- Đất có quy hoạch ở tỉnh Lào Cai;

- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030 tỉnh Lào Cai;

- Ký hiệu các loại đất trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất;

- Khu đất có quy hoạch là đất trung tâm thể hiện trên bản đồ Google vệ tinh.

Mục đích quy hoạch sử dụng đất tỉnh Lào Cai

Về quy hoạch, ngày 13/12/2019 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1804/QĐ-TTg về phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch vùng tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xây dựng Lào Cai trở thành trung tâm, cầu nối giao thương kinh tế, đối ngoại giữa Việt Nam và các nước ASEAN với thị trường vùng Tây Nam (Trung Quốc); trọng điểm về phát triển du lịch, dịch vụ, cửa khẩu, công nghiệp luyện kim, phát triển sản xuất nông nghiệp sạch đặc hữu cung cấp cho vùng và cả nước với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại; trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy tốt bản sắc dân tộc các nét đẹp của văn hoá các dân tộc vùng Tây Bắc, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, bảo vệ môi trường bền vững; xây dựng quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và chủ quyền quốc gia. Phấn đấu đến năm 2025, Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của vùng trung du và miền núi phía Bắc. Đến năm 2030, Lào Cai là tỉnh phát triển khá của cả nước. Đến năm 2050, Lào Cai trở thành một tỉnh dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, là tỉnh phát triển toàn diện của cả nước.

Định hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bố nguồn lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội phải đồng bộ với quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế, các cam kết trong các điều ước quốc tế đa phương và song phương mà Việt Nam là thành viên.

Đảm bảo tính liên kết, đồng bộ, khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng hiện có giữa các ngành và các vùng liên huyện, các địa phương trên địa bàn tỉnh; xác định cụ thể các khu vực sử dụng cho mục đích quân sự, quốc phòng, an ninh ở cấp tỉnh, liên huyện và định hướng bố trí trên địa bàn cấp huyện.