Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến 2030

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt ngày 22/1/2013.

Quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp với hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.

Các chỉ tiêu phát triển ngành đến năm 2030

Năm

2015

2020

2025

2030

Khách du lịch

Thu hút 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 37 triệu lượt khách nội địa;

Tăng trưởng khách quốc tế 8,4%/năm và nội địa 5,7%/năm

Thu hút 10,5 triệu lượt khách quốc tế, 47,5 triệu lượt khách nội địa; Tăng trưởng khách quốc tế là 7%/năm, nội địa 5,1%/năm

Thu hút 14 triệu lượt khách quốc tế, 58 triệu lượt khách nội địa; Tăng trưởng tương ứng 6% và 4,3%/năm

Thu hút 18 triệu lượt khách quốc tế, 71 triệu lượt khách nội địa; Tăng trưởng tương ứng 5,2% và 4,1%/năm

Tổng thu từ khách du lịch

207 nghìn tỷ đồng

372 nghìn tỷ đồng

523 nghìn tỷ đồng

708 nghìn tỷ đồng

Đóng góp của du lịch trong GDP

6%

7%

7,2%

7,5%

Số lượng cơ sở lưu trú

390.000 buồng

580.000 buồng

754.000 buồng

900.000 buồng

Chỉ tiêu việc làm

Tạo việc làm cho 2,1 triệu lao động (trong đó 620 nghìn lao động trực tiếp)

2,9 triệu (trong đó 870 nghìn lao động trực tiếp)

3,5 triệu (trong đó 1,05 triệu lao động trực tiếp)

4,7 triệu (trong đó 1,4 triệu lao động trực tiếp)

Nhu cầu đầu tư

Giai đoạn 2011 - 2015 là 18,5 tỷ USD

Giai đoạn 2015 - 2020 là 24 tỷ USD

Giai đoạn 2020 - 2025 là 25,2 tỷ USD

Giai đoạn 2020 - 2030 là 26,5 tỷ USD.

Theo quy hoạch, tổng nhu cầu đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư là 1.931 nghìn tỷ đồng. Trong đó, vốn từ ngân sách nhà nước chiếm 8 - 10% bao gồm cả vốn ODA; nguồn vốn từ khu vực tư nhân chiếm 90 - 92% bao gồm cả vốn FDI. 

Phát triển du lịch theo 7 vùng

Vùng

Hướng khai thác sản phẩm đặc trưng

Định hướng phát triển hệ thống khu, điểm, đô thị du lịch

Trung du, miền núi Bắc Bộ

Du lịch về nguồn, tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc; hệ sinh thái núi cao, hang động, trung du

Nghỉ dưỡng núi; nghỉ cuối tuần

Thể thao, khám phá

Du lịch biên giới gắn với thương mại cửa khẩu

12 khu du lịch quốc gia; 4 điểm du lịch quốc gia và 1 đô thị du lịch

Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc

Du lịch văn hóa gắn với văn minh lúa nước sông Hồng

Du lịch biển đảo

Du lịch MICE

Du lịch sinh thái nông nghiệp nông thôn

Du lịch lễ hội, tâm linh

Du lịch cuối tuần, vui chơi giải trí cao cấp

9 khu du lịch quốc gia; 8 điểm du lịch quốc gia và 2 đô thị du lịch

Bắc Trung Bộ

Tham quan di sản, di tích lịch sử văn hóa

Du lịch biển, đảo

Tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái

Du lịch biên giới gắn với các cửa khẩu

4 khu du lịch quốc gia; 6 điểm du lịch quốc gia và 3 đô thị du lịch

Duyên hải Nam Trung Bộ

Du lịch biển, đảo

Du lịch tham quan di tích kết hợp du lịch nghiên cứu bản sắc văn hóa

Du lịch MICE

9 khu du lịch quốc gia; 7 điểm du lịch quốc gia và 4 đô thị du lịch

Tây Nguyên

Du lịch văn hóa Tây Nguyên; tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên

Nghỉ dưỡng núi; tham quan nghiên cứu hệ sinh thái cao nguyên gắn với các sản vật hoa, cà phê, voi

Du lịch biên giới gắn với cửa khẩu và tam giác phát triển

4 khu du lịch quốc gia; 4 điểm du lịch quốc gia và 1 đô thị du lịch

Đông Nam Bộ

Du lịch MICE

Du lịch văn hóa, lễ hội, giải trí

Du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch giải trí cuối tuần, du lịch thể thao, du lịch mua sắm

Du lịch biên giới gắn với cửa khẩu

4 khu du lịch quốc gia; 5 điểm du lịch quốc gia và 1 đô thị du lịch

Đồng bằng sông Cửu Long

Du lịch sinh thái (miệt vườn, đất ngập nước)

Du lịch biển, đảo

Du lịch văn hóa, lễ hội

4 khu du lịch quốc gia; 7 điểm du lịch quốc gia.

Xem chi tiết: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 TẠI ĐÂY.

 

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.