Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt ngày 22/8/2014.

Quy hoạch xác định đến năm 2020, ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đạt công nghệ sản xuất tiên tiến, sản phẩm chất lượng cao, tiêu hao nguyên liệu và năng lượng thấp, đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường.

Quy hoạch dự báo nhu cầu trong nước của một số loại vật liệu xây dựng đến năm 2020 như sau:

TT

Loại sản phẩm

Đơn vị

Nhu cầu trong nước

Năm 2015

Năm 2020

1

Xi măng

Triệu tấn

56

93

2

Vật liệu ốp lát

Triệu m2

320

470

3

Sứ vệ sinh

Triệu sản phẩm

12,69

20,68

4

Kính xây dựng

Triệu m2

80

110

5

Vật liệu xây

Tỷ viên

26

30

6

Vật liệu lợp (xi măng cốt sợi)

Triệu m2

96,3

106,5

7

Đá xây dựng

Triệu m3

125

181

8

Cát xây dựng

Triệu m3

92

130

9

Vôi

Triệu tấn

3,9

5,7

Về xuất khẩu, dự kiến một số sản phẩm có lợi thế với tỷ lệ xuất khẩu như sau: Xi măng khoảng 20 - 30%, vật liệu ốp lát khoảng 25 - 30%, kính phẳng khoảng 20 - 30%, sứ vệ sinh khoảng 30 - 40%, vôi khoảng 30 - 50% so với tổng công suất thiết kế của mỗi loại.

Quy hoạch tổng công suất thiết kế nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng:

Loại sản phẩm

Đến năm 2015

Đến năm 2020

Xi măng

80 - 90 triệu tấn/năm

120 - 130 triệu tấn/năm

Vật liệu ốp lát (gạch gốm ốp lát và đá ốp lát tự nhiên)

450 triệu m2/năm

570 triệu m2/năm

Sứ vệ sinh

15 triệu sản phẩm/năm

21 triệu sản phẩm/năm

Vật liệu xây (gạch đất sét nung và vật liệu xây không nung)

26 tỷ viên quy tiêu chuẩn

30 tỷ viên quy tiêu chuẩn

Tấm lợp xi măng sợi

106 triệu m2/năm

Vôi

5-6 triệu tấn/năm

8-9 triệu tấn/năm

Đá xây dựng

120 - 130 triệu m3/năm

170 - 190 triệu m3/năm

Cát xây dựng

95 - 100 triệu m3/năm

130 - 150 triệu m3/năm.

Xem chi tiết: Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 TẠI ĐÂY.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.