Ngày 18/3, Bệnh viện Bình Dân TP.HCM tổ chức buổi trò chuyện “Sức khỏe cho mọi người” với chuyên đề Tìm hiểu phẫu thuật bằng robot.
Sau 3 tháng đưa robot vào phẫu thuật chữa trị các bệnh ung thư đại trực tràng, lồng ngực, phẫu thuật tim, phổi, dạ dày, thận…, bệnh viện này đã thực hiện thành công 66 ca. Trong các ca bệnh này có tới 20 ca mổ ung thư tuyến tiền liệt.
Tại buổi trò chuyện, có người bệnh cho rằng, chi phí phẫu thuật ung thư bằng robot còn khá cao, chưa được BHYT thanh toán. TS-BS Trần Vĩnh Hưng, Giám đốc bệnh viện, giải thích số tiền 80-100 triệu đồng mới chỉ là chi phí mua dụng cụ, còn chưa kể tiền công của bác sĩ và các chi phí khác. Chi phí xây dựng một phòng mổ bằng robot, bệnh viện tiêu tốn 100 tỷ đồng.
Robot thực hiện ca mổ. Ảnh: Lê Quân. |
Theo bác sĩ Hưng, Bệnh viện Bình Dân là bệnh viện công, phục vụ người dân không vì lợi nhuận. Hơn nữa, đây là cơ sở y tế tuyến cuối đầu ngành về ngoại khoa nam. Đây cũng là nơi đào tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật cao, sau đó chuyển giao cho các bệnh viện khác nhằm mang lại lợi ích cho người bệnh.
“Chúng tôi sử dụng kỹ thuật robot không lợi nhuận vì được UBND TP.HCM cho vay tiền để mua trang thiết bị và trả gốc trong vòng 7 năm không lãi. Đây là chương trình rất nhân văn của UBND TP để tất cả các cơ sở y tế được tiếp cận với kỹ thuật cao”, bác sĩ Hưng nói.
PGS-TS-BS Vũ Lê Chuyên cho biết phẫu thuật bằng robot mang lại nhiều tiện ích cho bệnh nhân, như khả năng luồn lách vào các khoảng nhỏ nhất và sâu một cách linh hoạt, chính xác.
Ngoài ra, nhờ khả năng kết nối với máy tính, phẫu thuật robot sẽ thực hiện mổ từ xa thuận tiện hơn trước. Các dụng cụ mổ do phẫu thuật bằng robot ngoài ưu điểm như khắc phục được những hạn chế của phẫu thuật mổ mở và phẫu thuật nội soi còn giảm nguy cơ tai biến, biến chứng, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh sau phẫu thuật. Cùng với đó là giảm tối đa các tổn thương mô.
Bác sĩ Trần Vĩnh Hưng, Giám đốc Bệnh viện Bình Dân. Ảnh: Khánh Trung. |
Phẫu thuật bằng robot hiện chỉ có thể can thiệp cho những bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn đầu. Với nhiều bệnh ung thư đa phần được phát hiện khi đã vào giai đoạn cuối, việc phẫu thuật bằng robot còn khá hạn chế đối tượng bệnh nhân.
Khi phẫu thuật bằng robot, phẫu thuật viên không được trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân, không cảm nhận được cảm giác những khối u hay các bộ phận lân cận. Điều này khống chế rất nhiều yếu tố cảm giác của một phẫu thuật viên.
Theo PGS Chuyên, trong tương lai hy vọng mũi tiếp xúc của robot sẽ được thiết kế thêm dây cảm giác. Dây này giúp phản hồi cảm giác rõ ràng đến phẫu thuật viên, giúp phẫu thuật viên phẫu thuật và phát hiện các yếu tố liên quan tốt hơn.
Bị bệnh trực tràng du học sinh về nước phẫu thuật bằng robot
Tin tưởng vào tay nghề của các bác sĩ trong nước cũng như giá cả hợp lý, bệnh nhân Hằng đã điều trị bệnh trực ... |
Cận cảnh robot hiện đại khoan hầm metro ở Sài Gòn
Thiết bị đào ngầm robot TBM hiện đại từ Nhật Bản có tổng chiều dài 70 m, nặng 300 tấn đang được đơn vị thi ... |