Ở huyện Vị Xuyên, lũ làm sập 11 căn nhà, 278 nhà bị ngập úng và đất đá trôi vào nhà; 8 nhà có nguy cơ bị sập do sạt lở, phải di dời; 10 hộ bị lũ cuốn trôi hoàn toàn tài sản. Lũ còn làm hư hại gần 100 ha đất trồng hoa màu, cây ăn quả, phá hủy hàng chục ô tô, xe máy, máy cày, nhà bè, lồng nuôi cá...
Trước tình hình nhiều người dân sống trong vùng nguy hiểm, UBND huyện đã yêu cầu các xã hỗ trợ chỗ ở tạm thời, đồng thời trích kinh phí từ nguồn dự phòng của xã hỗ trợ các nhu yếu phẩm cho các hộ, huy động các lực lượng tại chỗ dọn dẹp nhà cửa, tài sản và hỗ trợ các gia đình sớm ổn định cuộc sống.
Dân bản sơ tán tài sản đến nơi an toàn
Ở bản Tham Còn, nhiều căn nhà bị đổ sập hoàn toàn, cả bản tan hoang.
Theo lời kể của người dân, thời điểm xảy ra lũ quét cả ngọn đồi như rung chuyển, tiếng thác dữ gầm thét dữ dội, những tảng đá lớn như mái nhà ồng ộc lăn xuống trắng xóa cả đoạn suối trải dài từ đỉnh đồi xuống cây cầu và những nhà dân ở hạ nguồn.
Anh Lý Văn Toòng dắt trâu ra khỏi vùng nguy hiểm
Những thân cây to bị quăng quật bong tróc hết vỏ, nổi trắng cạnh những tảng đá lớn khiến ai nấy nhìn vào đều không khỏi khiếp sợ.
Giữa con suối nước cuồn cuộn chảy xiết, anh Lý Văn Toòng (30 tuổi) nhọc nhằn cõng trên lưng bao tải lương thực và chuyển đến nơi ở tạm, tránh xa khu vực chân núi.
Anh kể: "Bây giờ tôi sợ nhất trời mưa, cứ thấy mưa nửa buổi không ngớt là sợ những ngọn đồi kia bất thình lình ụp xuống. Gia đình tôi quyết định chuyển ra xa khu vực bản để đến nơi an toàn".
Khi được huyện khuyến cáo tránh xa khỏi khu vực nguy hiểm, dễ sạt lở, người dân bảo nhau khuân vác tài sản rồng rắn thoát khỏi 'vùng đất dữ'.
Anh Toòng bên đống gỗ mót được sau khi căn nhà bị sập hoàn toàn
Anh Lý Văn Nam mệt mỏi vác bao tải thóc nặng khoảng nửa tạ: "Dù nhà không bị đánh sập nhưng tôi rất sợ nên cứ đi ra chỗ khác, dựng tạm nhà rồi ổn định cuộc sống".
Ông Lê Thanh Hải, Phó chủ tịch UBND huyện Vị Xuyên chia sẻ: "Người dân ở các bản xa xôi chủ yếu dựng nhà sát mép sông suối; có nhà ở giữa chân đồi, nơi có nguy cơ sạt lở rất cao mỗi khi mưa lớn... Mặc dù đã tuyên truyền rất nhiều, nhưng do tập quán sinh hoạt của bà con nên vẫn chưa thay đổi được nhiều".
Đa phần các gia đình bị lũ đánh sập nhà hiện đang sống tạm với người thân, sau đó sẽ tính đến phương án chọn địa điểm khác để dựng lại nhà mới, cách xa các con suối, hẻm vực.
Những bao tải thóc nặng khoảng nửa tạ được chuyển đến nơi ở tạm
Những tảng đá và thân gỗ lớn theo dòng lũ cuốn phăng nhiều ngôi nhà |
Một căn nhà ở bản Tham Còn chuẩn bị được tháo dỡ, chuyển ra địa điểm khác |
Xe máy bị hư hỏng do mưa lũ |
Hai vợ chồng anh Hơn (xã Cao Bồ) cõng con nhỏ chuyển đến nơi an toàn |
Việc đi lại của người dân gặp khó khăn khi nước suối dâng cao cộng với đá núi gây chia cắt |
Gia đình anh Lý Văn Nam nằm trên ngọn đồi cao. Mọi người thu dọn đồ đạc chuẩn bị di dời |
Trốn khỏi vùng đất dữ |
Chị Tình, người bản Tham Còn chia sẻ: "Những ngày mùa, mọi người vẫn hay mang vác nặng nên đều quen, không thấy quá mệt" |
Dòng suối cuộn nước sau trận lũ sáng 23/6 |
Để chia sẻ khó khăn với đồng bào miền núi phía Bắc bị thiệt hại nặng nề trong đợt mưa lũ vừa qua, mọi đóng góp xin gửi về: Chuyển khoản Báo VIETNAMNET: Ghi rõ ủng hộ MS 2018.143 (đồng bào miền núi phía Bắc) Số tài khoản: 0011002643148 Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account:VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |