Sắp có chuyến tàu cao tốc chỉ 18 ngày xuyên Việt Nam - Liên bang Nga

18 ngày đi xuyên lục địa từ Hà Nội Việt Nam đến Moscow Liên bang Nga trên chuyển tàu tốc hành xuyên biên giới.

Theo RZD Logistics, công ty trực thuộc Tổng Công ty Đường sắt Nga, tàu tốc hành Nga – Việt có thể coi là một trong những giải pháp thiết yếu cho thực trạng giao thông hiện nay nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng.

Dự kiến khởi hành mỗi thứ 6 hàng tuần, tàu container tốc hành được cho là thực sự thiết yếu đối với những đơn hàng có yêu cầu khắt khe về mặt thời gian, khi mà thời gian vận chuyển bằng tuyến đường này chỉ bằng khoảng một nửa so với việc kết hợp đường sắt và đường biển qua eo biển vùng viễn đông và ngắn gấp 3 lần so với vận tải đường biển qua Saint – Petersburg.

sap co chuyen tau cao toc chi 18 ngay xuyen viet nam lien bang nga
Tàu tốc hành Việt Nam - Lien bang Nga nhận được rất đông sự quan tâm của doanh nghiệp Việt Nam

Tại hội nghị bàn tròn xung quanh Diễn đàn doanh nghiệp và Hội trợ triển lãm công nghiệp Nga – Việt, bà Irina Baginova, Giám đốc chuyên môn phòng Vận tải đa phương tiện,

RZA Logistics cho biết, Việt Nam là thị trường hết sức tiềm năng với nền kinh tế mở, bên cạnh đó là rất nhiều điều kiện thuận lợi, thu hút nhà đầu tư nước ngoài từ Chính phủ Việt Nam.

"Dự án đường sắt container cao cấp nối liền Liên bang Nga và Việt Nam đã được triển khai ngay từ đầu mùa xuân năm 2017, dự án được Chính phủ Nga công nhận là dự án giao thông tốt nhất năm 2017", bà Baginova cho biết.

“Con đường tơ lụa” này là một hành lang giao thông quốc tế nối liền các nước ở vùng Vịnh, Iraq, Ấn Độ, Nga và châu Âu lại với nhau, mở ra cơ hội tiếp cận thị trường nội địa châu Âu không thể tốt hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Theo bà Baginova, chuyến tàu tốc hành sẽ khởi hành từ Hà Nội, lên Đồng Đăng (Lạng Sơn) và xuyên qua biên giới, chạy dọc theo lãnh thổ Trung Quốc để tới Moscow.

Tuyến đường sắt này đã tồn tại từ rất lâu về trước bằng nhiều lý do, trong đó có sự phát triển trong mối quan hệ song phương Nga và Việt Nam, tuyến đường sắt này đã được nối liền trở lại, mang theo nhiều lợi ích phát triển cho cả hai bên.

Hợp tác phát triển kinh tế giữa hai bên không thể thiếu được sự đầu tư cho hệ thống giao thông. Chúng ta đã quen với việc vận chuyển hàng hóa từ Liên bang Nga đến Việt Nam thông qua nhiều hình thức khác nhau nhưng việc vận chuyển bằng tàu tốc hành này sẽ mang lại nhiều ưu điểm về mặt thời gian.

Thông thường, việc vận chuyển hàng hóa giao thương giữa hai nước sẽ mất ít nhất 40 đến 45 ngày thông qua đường biển, điều này cho thấy việc vận tải qua đường sắt sẽ tiết kiệm ít nhất 20 ngày.

Không chỉ lợi ích hơn vận tải đường biển, bà Baginova còn cho rằng, vận tải đường sắt sẽ tiết kiệm hơn nhiều so với đường hàng không, đặc biệt với những chuyến hàng lớn.

Tuy tiết kiệm được thời gian nhưng chi phí sẽ cao hơn. Bà Baginova ước tính, một container 26 tấn sẽ tiêu tốn khoảng 6.000 USD, thay vì 3.000 USD thông qua đường thủy.

Những lô hàng như thực phẩm, điện tử, hay những sản phẩm yêu cầu gắt gao về thời gian thì vận tải đường sắt được cho là phù hợp hơn cả. Bà Baginova cũng cho biết, chuyến tàu khi đi qua mỗi đất nước sẽ được đảm bảo an toàn tuyệt đối khi di chuyển trên lãnh thổ của đất nước đó.

Bên cạnh đó, việc hợp tác với doanh nghiệp vận tải tại Việt Nam sẽ đảm bảo quá trình vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới được thực hiện một cách đơn giản nhất, chỉ cần một giấy xuất nhập khẩu cho toàn bộ chuyến đi.

Bà Babinova cho rằng, hiện nay, khách hàng chưa hiểu rõ được nhu cầu của mình và đưa cho họ những gì họ cần là nhiệm vụ của công ty xuất nhập khẩu.

sap co chuyen tau cao toc chi 18 ngay xuyen viet nam lien bang nga Đội cận vệ bí ẩn nhất nước Nga bảo vệ Tổng thống Putin

Với sứ mệnh bảo đảm an toàn tuyệt đối cho Tổng thống, Cơ quan Bảo vệ Liên bang Nga (FSO) được đánh giá là đơn ...

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.