Phương án tuyển sinh vào lớp 10 được Sở giáo dục công bố với 4 môn thi bao gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và một môn thi khác đã trở thành tâm điểm trong mùa thi 2019. Thay vì 2 môn Ngữ văn và Toán như trước đây, gấp đôi môn thi vào 10 không những khiến áp lực học tập của học sinh thêm nặng nề, mà còn gây căng thẳng tới việc phân bổ thời gian và kiến thức của giáo viên phụ trách ôn thi.
Đến tháng 03/2019 tới đây, môn thứ 4 mới được công bố. Theo Sở GDĐT Hà Nội, môn thi thứ 4 sẽ là một trong các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân.
Đây tiếp tục là một thử thách khó nhằn cho người dạy và người học, bởi thời gian từ khi công bố môn còn lại cho đến lúc thi là quá ngắn (chỉ hơn 3 tháng), trong khi cấu trúc đề thi trắc nghiệm đòi hỏi học sinh phải có được kiến thức toàn diện cùng khả năng tư duy nhanh.
Việc công bố môn thi thứ 4 muộn vô hình chung đẩy học sinh và thầy cô vào thế bị động, khó có sự chuẩn bị chu toàn. Cộng với việc phải song song ôn luyện 3 môn Toán – Văn – Anh đã có trước đây càng khiến áp lực đè nặng lên các em.
Tháng 10/2018 Sở Giáo dục Hà Nội công bố đề thi mẫu các môn trắc nghiệm, đến nay vẫn chưa có thêm thông tin mới. Gia đình và nhà trường thấp thỏm chờ đến tháng 3 công bố môn thi thứ 4. (Trong ảnh, một thí sinh bật khóc sau môn thi Văn vào lớp 10 Hà Nội năm 2018). |
Một điều khiến các phụ huynh lo lắng không kém là khi môn thi thay đổi thì điểm chuẩn của các trường THPT sẽ có sự biến động. Với 2 môn Toán – Văn như trước đây, thời gian học tập dài, định lượng rõ ràng sức học cộng với việc theo dõi phổ điểm vào các trường khiến phụ huynh và học sinh có nhiều cơ sở để chọn trường phù hợp với năng lực và định hướng phát triển của mình.
Tuy nhiên, thêm môn Tiếng Anh và môn thi thứ 4 lại trở thành “biến số” khó lường, khó dự đoán, không chỉ ảnh hưởng tới kết quả thi của học sinh mà có thể còn làm xáo trộn điểm chuẩn vào các trường, phụ huynh và học sinh thêm khó khăn trong việc quyết định.
Số môn thi tăng lên gấp đôi khiến điểm chuẩn vào các trường THPT sẽ nhiều biến động, nhất là nhóm trường chuyên, trường uy tín với phụ huynh. Nguồn: Thanh Niên |
Chọn trường cấp III ngoài công lập… vẫn không nhẹ gánh
Số lượng học sinh dự thi THPT năm nay rơi vào khoảng 81.200 đến 83.200 học sinh (giảm từ 3.000 - 4.000 học sinh so với năm ngoái). Trong đó các trường công lập cũng được giao chỉ tiêu tuyển sinh chỉ từ 60.900 đến 62.900 học sinh (giảm khoảng 3.000 học sinh so với năm học 2018-2019), các trường ngoài công lập tuyển 20.300 học sinh (tương đương năm học 2018-2019). Chỉ tiêu của trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên dự kiến là 10.100 học sinh.
Với nhóm thí sinh chọn học lớp 10 ngoài công lập, các em không cần thi vào 10 chung của Sở GD&ĐT Hà Nội. Tuy vậy, số lượng thí sinh đăng ký vào khu vực này không hề giảm đi.
Mặt khác, trong xu thế chung các trường ngoài công lập ngày càng cạnh tranh, nâng cao chất lượng, thí sinh không phải thi 4 môn vào 10 nhưng vẫn phải tham gia một số bài kiểm tra năng lực đầu vào (IQ, năng lực tư duy, bài luận…). Cấu trúc dù có phần khác biệt, mới mẻ và mang đến hứng thú cho các em nhưng vẫn là một thử thách không nhỏ cần vượt qua.
Chưa kể với nỗi lo về 4 môn thi vào 10 sẽ khiến các trường ngoài công lập có nhiều hồ sơ ảo, liệu có lặp lại những quy định nộp hồ sơ gây tranh cãi như mùa thi 2018?
Học sinh “tối tăm mặt mũi”, phụ huynh thấp thỏm lo âu
Đón nhận quá nhiều sự thay đổi này, nhiều bạn học sinh đang vô cùng lo lắng, bởi việc học vốn đã không nhẹ nhàng, khối lượng bài tập nhiều đã khiến nhiều em không còn thời gian nghỉ ngơi, giải trí. Khi thêm 2 môn thi nữa đồng nghĩa với việc các em phải học, ôn luyện nhiều hơn mới hi vọng giành được suất vé vào trường THPT công lập.
Phụ huynh cũng vì kỳ thi vào 10 mà trở nên căng thẳng. (Ảnh: Người đưa tin) |
Câu chuyện nên hướng con đi thi trường nào, phân bổ thời gian ra sao… đang trở thành một trong những chủ đề được phụ huynh chia sẻ nhiều trong thời điểm hiện tại: “Con gái tôi rất quyết tâm vào trường top nội thành, tôi cũng theo sát cháu nhưng 4 môn thi cùng một lúc thật sự là một thử thách. Cháu học liên tục từ sáng đến tối, cuối tuần thì vào trung tâm luyện thi bổ sung kiến thức và vẫn không thôi lo lắng về môn thi thứ 4 chưa được công bố.” Chị Mai Lan, phụ huynh của một nữ sinh đang học tại THCS Dịch Vọng cho biết.
Chị Thu Hà (Phụ huynh THCS Nghĩa Tân) chia sẻ:“Tôi chỉ động viên, nhắc nhở con ôn tập chứ không dám thúc ép nhiều. Mình là người lớn còn thấy mệt mỏi, quá tải nữa là các con.”
Thi vào lớp 10 môn Ngữ văn: Thí sinh cần có kế hoạch học theo từng tháng để tránh bị 'loạn'
Theo thầy giáo Nguyễn Phi Hùng, để ôn thi vào lớp 10 THPT năm 2019 có hiệu quả, các thí sinh cần có kế hoạch ... |
Thời điểm 'vàng' để học sinh ôn luyện thi vào lớp 10 năm 2019 hiệu quả nhất là khi nào?
Khi nào mới là thời điểm 'vàng' để học sinh ôn luyện các kiến thức thi vào lớp 10 năm 2019 hiệu quả nhất chính ... |
Viết văn là 'chém gió', cố viết dài để được điểm cao: Sai lầm thí sinh nên tránh khi ôn thi vào lớp 10
Sau đây là 3 sai lầm mà thí sinh nên tránh khi ôn thi môn Ngữ văn thi vào lớp 10 THPT do cô giáo ... |
Nên thông báo sớm môn thi thứ tư vào lớp 10 ở Hà Nội
Năm nay, Hà Nội đổi mới phương án tuyển sinh vào lớp 10, tăng lên 4 môn thi. Trong đó, môn thứ tư sẽ được ... |