Như đã đưa tin, ngày 5/10 đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết đã lựa chọn được phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2019 - 2020. Theo đó, sau khi lấy ý kiến dư luận, Sở quyết định học sinh sẽ thi 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một môn tự chọn. Môn tự chọn sẽ được lựa trong số các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân. Môn thi thứ 4 này sẽ được công bố vào tháng 3/2019.
Thầy giáo Trần Mạnh Tùng - Giáo viên Toán, Trường THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội). Ảnh: TG. |
Để không gây xáo trộn và tạo điều kiện thuận lợi cho thầy, trò trong việc dạy, học và ôn thi, thầy giáo Trần Mạnh Tùng - Giáo viên Toán, Trường THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội) có một số góp ý như sau:
Ở thời điểm hiện tại, Sở GD&ĐT Hà Nội chọn phương án trên là hợp lí nhất, tương tự như thi THPT đã áp dụng trong một thời gian dài. Phương án này phát huy được mục đích giáo dục toàn diện, khắc phục được các nhược điểm của hai phương án kia.
Do là năm đầu tiên thay đổi nên Sở cần đảm bảo không gây xáo trộn và khó khăn nhiều cho học sinh. Theo tôi, nên thi Toán, Ngữ văn (120 phút) theo hình thức, nội dung như cũ, tránh thay đổi nhiều. Vừa rồi, TP HCM ra đề Toán thi vào lớp 10 theo kiểu mới, sáng tạo và nhiều yếu tố thực tế nhưng học sinh chưa quen nên kết quả rất thấp (51,5% học sinh có điểm Toán dưới trung bình).
Qua trao đổi với một số giáo viên Ngoại ngữ, chúng tôi thấy rằng, để đáp ứng tốt các yêu cầu về kỹ năng với môn Ngoại ngữ, nên thi ở dạng tự luận kết hợp một số câu hỏi trắc nghiệm (60 phút), trong đó có các dạng câu hỏi khác nhau, tương tự bài thi học kỳ chúng ta vẫn tổ chức ở cấp quận, huyện.
Nếu môn thứ 4 là: Vật lý, Hóa học, Sinh học thì nên thi trắc nghiệm 100%, khoảng 40 câu trong 60 phút. Do là năm đầu tiên đổi mới hình thức thi nên các môn này cần thiết kế nhẹ nhàng, thi trắc nghiệm để giảm thiểu các khâu trình bày, tính toán phức tạp mà vẫn kiểm tra được kiến thức, đánh giá được năng lực của học sinh. Thi trắc nghiệm những môn này còn giúp các em làm quen dần trước khi bước vào THPT và cũng là khâu chuẩn bị của Sở GD&ĐT Hà Nội cho phương án thi tổ hợp sau này.
Nếu môn thứ 4 là: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân thì nên thi tự luận 60 phút. Đề nên hỏi những nội dung cơ bản, đơn giản, tránh các yêu cầu ghi nhớ nặng nề, các kiến thức hàn lâm, vô bổ.
Thời gian công bố môn thứ 4 là cuối tháng 3, tức thời gian còn lại không nhiều, bởi vậy, môn thứ 4 không nên gây áp lực nhiều cho thầy và trò.
Để giúp giáo viên và học sinh thuận lợi trong việc học và ôn thi, Sở GD&ĐT Hà Nội cần khẩn trương xây dựng đề minh họa và công bố sớm với 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ trong tháng 10 hoặc đầu tháng 11/2018.
Ngay sau khi công bố môn thi thứ 4 (tháng 3/2019), Sở cũng nên công bố đề minh họa của môn thi đó để giáo viên và học sinh tham khảo, có hướng ôn luyện tốt hơn.
Dự thảo phạt tối đa 15 triệu với người sửa điểm thi: Không hợp lý vì 'hành chính hóa' hành vi có dấu hiệu hình sự?
Theo LS Đặng Văn Cường, dự thảo nghị định xử phạt hành chính trong giáo dục quy định với hành vi sửa điểm thi bị ... |
Hà Nội công bố phương án thi vào lớp 10 năm 2019
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm 2019 - 2020. |
'Cần định lượng được thế nào là xúc phạm, tránh việc giáo viên bị phạt oan'
Đó là ý kiến chia sẻ của PGS.TS Bùi Thị An - nguyên Đại biểu Quốc hội của TP Hà Nội trước dự thảo Nghị ... |
Video giáo viên chia sẻ nhiều băn khoăn về dự thảo phạt 20 triệu nếu mắng học trò
Cùng nghe một số giáo viên chia sẻ suy nghĩ về một số nội dung của dự thảo Nghị định xử phạt trong lĩnh vực ... |