Mới đây, dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Dù đại diện Thanh tra Bộ GD&ĐT đã lên tiếng giải thích về một số điểm trong dự thảo lần này, nhưng dự thảo này vẫn đang gây nhiều ý kiến tranh luận. Xem chi tiết toàn văn dự thảo Tại đây.
Th.sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp. Ảnh: Đình Tuệ. |
Th.sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cũng góp ý một số điều đối với dự thảo nói trên.
- Theo ông, dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục vừa được ban hành để lấy ý kiến có điểm gì chưa hợp lý hay không?
Những ngày qua khi nghiên cứu toàn văn dự thảo nghị định này, tôi thấy rằng văn bản này tồn tại một số điều bất hợp lý.
Thứ nhất, nếu theo lời phân tích của lãnh đạo Thanh tra Bộ GD&ĐT cho là dự thảo nghị định này không áp dụng đối với giáo viên thì kĩ thuật lập pháp đang có vấn đề. Vì nghị định này xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục, đối tượng áp dụng phải là người dạy học và người quản lý giáo dục hay các đối tượng khác. Nếu dự thảo này bỏ qua một nhóm chủ thể đa số phổ biến là giáo viên thì thực sự không ổn.
Thứ hai, về mức xử phạt vi phạm hành chính. Hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác cho dù là ai thì hiện nay đều được xử lý theo Điều 5 của Nghị định số 167/2013, mức phạt từ 100.000 - 300.000 đồng. Số tiền này có thể bằng với một ngày lương, tương xứng mức độ nguy hiểm của hành vi đối với xã hội.
Còn với giáo viên, thu nhập không cao mà áp dụng quy định xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể mà phạt từ 10 - 30 triệu đồng. Chỉ vì một hành vi mất kiểm soát trong lúc nóng giận mà có thể bị phạt mất từ 5 - 7 tháng lương là không tương xứng với hành vi gây ra. Mức hình phạt là quá nghiêm khắc, không phù hợp với mức thu nhập của Việt nam hiện nay.
LS Đặng Văn Cường chỉ ra điểm chưa hợp lý của dự thảo nghị định mới. Video: Đình Tuệ. |
- Có ý kiến cho rằng, một số điều khoản trong dự thảo nghị định này có dấu hiệu 'luật chồng luật' và có phần cứng nhắc khi áp dụng với giáo viên. Ông nghĩ sao về ý kiến này?
Nếu không quy định về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm và thân thể trong dự thảo nghị định này thì chúng ta vẫn có văn bản khác để áp dụng như Nghị định 167/2013 để xử lý vi phạm hành chính. Cho nên tôi nghĩ không cần đưa điều khoản này vào dự thảo này.
Hơn nữa, ngoài việc giáo viên vi phạm sẽ bị xử lý theo Nghị định 167 thì họ còn là công chức (hoặc viên chức) nên bị kỉ luật theo Nghị định 34 về xử phạt hành chính với công chức/viên chức. Ví dụ khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương... là hình phạt khá nghiêm khắc. Giáo viên là đối tượng đặc thù trong quan hệ lao động, không đơn thuần là dịch vụ giáo dục mà là quan hệ thầy trò, đạo đức xã hội mà ta luật hóa quá chi tiết các hành vi như vậy.
Khi ta đưa nhiều hành vi đáng ra bị điều chỉnh bởi đạo đức mà ta lại luật hóa làm căng thẳng mối quan hệ thầy trò, đồng nghiệp và không phù hợp với môi trường giáo dục. Ta chỉ luật hóa những điều mà đạo đức không thể điều chỉnh được.
- Nghĩa là dự thảo này có nhiều điều khoản trùng với các quy định ở văn bản quy phạm pháp luật khác, thưa ông?
Như đã phân tích ở trên, các hành vi vi phạm của giáo viên sẽ được xem xét có thể xử lý ở mức phạt hành chính hay phải xử lý trách nhiệm hình sự sao cho phù hợp. Các quy tắc trong đời sống xã hội rất đa dạng và thành một thể thống nhất. Ban hành văn bản này thì phải nghiên cứu sự tác động của văn bản khác, chứ không thể tự ý ban hành một văn bản mới.
Đây là điều rất quan trọng trong hoạt động lập pháp, quy trình lập pháp rất chặt chẽ vì tác động tới toàn xã hội. Để ra được một văn bản có tính khả thi, đảm bảo hiệu quả thì người soạn thảo phải có trình độ nhất định, không thể vì lợi ích của ngành mình mà không quan tâm đến văn bản pháp luật khác.
- Trong dự thảo nghị định này có quy định, hành vi sửa điểm thi bị phạt tới 15 triệu đồng, làm lộ bí mật đề thi chỉ bị phạt 30 triệu đồng. Theo ông mức phạt này có phải là quá nhẹ?
Hành vi làm lộ bí mật đề thi , sửa điểm thi bị phạt tới 30 triệu đồng có phải là quá nhẹ nhàng. Video: Đình Tuệ. |
Đây rõ ràng là hành vi cố ý làm trái, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi thành công vụ. Nên ở những kì thi quan trọng như học sinh giỏi, thi THPT quốc gia, những đề thi được xác định là bí mật quốc gia mà lại bị thay đổi kết quả thi thì phải xử lý hình sự. Chế tài như vậy là hợp lý vì tương xứng với tính chất của sự việc.
Cho nên, nếu ta quy định phải phạt tới 30 triệu đồng với hành vi sửa điểm thi, làm lộ bí mật đề thi sẽ chồng chéo với quy định hiện có. Điều này sẽ tạo ra tiền lệ xấu và sự tùy tiện trong áp dụng pháp luật.
Ví dụ, những người trong hội đồng chấm thi có thể sẵn sàng vi phạm sửa điểm để hưởng lợi gấp hàng trăm, hàng nghìn lần số tiền nộp phạt. Nếu ta để nguyên chế tài hình sự với hành vi lộ bí mật nhà nước bằng hình phạt nghiêm khắc sẽ mang tính răn đe.
- Vậy ông có góp ý gì để dự thảo lần này có thể được hoàn chỉnh hơn?
Đây là văn bản dưới luật, không thể dùng các hành vi đã được mô tả trong luật hình sự để 'hành chính hóa' quan hệ hình sự dẫn tới sự tùy tiện trong áp dụng pháp luật. Đối tượng, phạm vi áp dụng, nội dung của dự thảo cũng cần phải xem xét lại.
Theo tôi, các chuyên gia pháp lý cũng như các giáo viên nên có những góp ý cụ thể đối với từng câu chữ cụ thể. Làm sao văn bản này phải làm cho mối quan hệ giữa thầy trò, trong giáo dục phát triển tốt hơn. Nếu văn bản ra mà bị chồng chéo, mâu thuẫn mà không phù hợp thì làm xói mòn đạo đức thầy trò, gây ức chế cho người dạy - người học, hiệu quả giáo dục không đảm bảo.
Pháp luật luôn luôn được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với xã hội và định hướng sự phát triển tốt cho xã hội.
- Cảm ơn ông về cuộc trao đổi!
'Cần định lượng được thế nào là xúc phạm, tránh việc giáo viên bị phạt oan'
Đó là ý kiến chia sẻ của PGS.TS Bùi Thị An - nguyên Đại biểu Quốc hội của TP Hà Nội trước dự thảo Nghị ... |
Dự thảo phạt thầy mắng trò, trò mắng thầy: 'Không muốn đạo đức nhà giáo được đo đếm bằng tiền'
Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải lượng hóa các mức phạt và phân định rõ ranh giới giữa phạt nghiêm khắc với xâm phạm ... |
Video giáo viên chia sẻ nhiều băn khoăn về dự thảo phạt 20 triệu nếu mắng học trò
Cùng nghe một số giáo viên chia sẻ suy nghĩ về một số nội dung của dự thảo Nghị định xử phạt trong lĩnh vực ... |
'Thầy mắng trò mà bị phạt tới 20 triệu đồng thì sẽ khó dạy được học sinh ngỗ ngược'
Nhiều ý kiến lo lắng, nếu thầy đánh mắng học trò chỉ vì muốn các em tốt lên mà bị phạt nặng thì rất dễ ... |
Clip học sinh ngây thơ lo lắng: 'Trót dại mắng thầy cô mà bị phạt 20 triệu thì không biết lấy tiền đâu để nộp'
Cùng nghe một số em học sinh chia sẻ suy nghĩ về một số nội dung của dự thảo Nghị định xử phạt trong lĩnh ... |
'Trường học phải giữ được cái uy, không nên cứ phụ huynh phản ánh là đuổi giáo viên, học sinh thích làm gì thì làm'
Đó là quan điểm của TS.Nguyễn Tùng Lâm khi trao đổi các vấn đề liên quan đến dự thảo nghị định xử phạt hành chính ... |
Dự thảo Nghị định xử phạt hành chính trong giáo dục đã 'hành chính hóa' quan hệ dân sự?
Theo LS Đặng Văn Cường, dự thảo Nghị định xử phạt hành chính trong giáo dục mà Bộ GD&ĐT mới ban hành đã 'hành chính ... |