Dự thảo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục vừa được đưa ra để lấy ý kiến nhân dân. Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo là phạt từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người học; phạt từ 20 - 30 triệu đồng đối với hành vi xâm phạm thân thể người học. Điều này khiến cho nhiều giáo viên băn khoăn.
Thầy giáo Trần Mạnh Tùng - Giáo viên dạy Toán Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều, Thanh trì, Hà Nội). Ảnh: Đình Tuệ. |
Theo thầy giáo Trần Mạnh Tùng - Giáo viên dạy Toán Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều, Thanh trì, Hà Nội), dự thảo Nghị định lần này đã có những điểm mới. Các nội dung của các điều khoản liên quan được thể hiện chi tiết hơn. Tinh thần chung của dự thảo lần này là tăng hình thức xử phạt. Qua theo dõi Nghị định 138/2013 đến nay thì vẫn còn những băn khoăn với dự thảo lần này.
Thứ nhất về dạy thêm - học thêm, với Nghị định 138 của Chính phủ và Thông tư 17 của Bộ GD&ĐT đã có các quy định tương đối đầy đủ. Tuy nhiên việc triển khai ở một số nơi chúng ta làm chưa tốt. Ở mỗi một tỉnh, việc xử phạt vi phạm quy định về việc này chỉ đếm trên đầu ngón tay, chưa có sự phân vai và quy trách nhiệm rõ ràng cho từng đơn vị, cá nhân.
Thứ hai về vi phạm đạo đức nhà giáo. Mối quan hệ giữa thầy - trò là khá khác biệt so với quan hệ dân sự thông thường. Và khi có những điều phát sinh về xúc phạm danh dự, nhân phẩm hay thân thể thì trước hết nên cư xử bằng những quy định của ngành. Bởi trong ngành giáo dục đã có đầy đủ các chế tài như Quy định về đạo đức nhà giáo năm 2008, ở chương IV của Luật Giáo dục năm 2015 cũng nêu rõ quy định của giáo viên và học sinh. Ngoài ra còn có luật dân sự và luật hình sự.
"Trước thực tế như vậy, nếu ta cố 'hành chính hóa' mối quan hệ giữa thầy - trò thì tôi cảm thấy có phần cứng nhắc. Nếu áp dụng dự thảo này, có lẽ thầy và trò chỉ nhớ mốc là bị phạt bao nhiêu tiền, sẽ có người hiểu câu chuyện về đạo đức nhà giáo được đo đếm bằng tiền, tôi và nhiều giáo viên khác không hề muốn có những cư xử kiểu như vậy. Ai cũng có lòng tự trọng, khi vi phạm mà bị kỉ luật ở mức độ khác thì tính răn đe có lẽ đã đủ hơn là bị phạt hành chính", thầy Tùng chia sẻ.
Ông Trần Mạnh Tùng chia sẻ quan điểm về dự thảo Nghị định xử phạt trong lĩnh vực giáo dục.
Do đó, thầy Tùng kiến nghị ban soạn thảo nên điều chỉnh dự thảo theo hướng giảm nhẹ mức kỉ luật. Khi vi phạm lần đầu thì có thể phê bình, cảnh cáo. Hoặc sẽ phải tăng các thông tin cụ thể để phân biệt thế nào là xúc phạm danh dự và xúc phạm thân thể học sinh.
Ví dụ, vụ cô giáo bắt học sinh ngậm ngang miệng một chiếc bút chừng vài phút ở Huế mà đã bị kỉ luật cũng có nhiều cách nhìn nhận khác nhau... Nếu không bổ sung được chi tiết thì nên chăng bỏ quy định này trong dự thảo.
Thầy giáo Vũ Khắc Ngọc. Ảnh: Đình Tuệ. |
Thầy giáo Vũ Khắc Ngọc - giáo viên dạy Hóa học tại hệ thống giáo dục Học mãi (Hà Nội) cho rằng: Nếu chúng ta có một bộ quy tắc quy định rõ ràng những hành vi nào bị phạt và phạt như thế nào để giáo viên, nhà trường căn cứ vào đó đưa ra các mức phạt phù hợp. Một khi cả nhà trường, học sinh và phụ huynh đồng thuận rồi thì sẽ không có ý kiến trái chiều về việc xử phạt đó.
"Tư tưởng 'yêu cho roi cho vọt' là xuyên suốt từ xưa đến nay. Không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước cũng áp dụng hình phạt. Ngay cả Hàn Quốc, Trung Quốc hay Singapore cũng áp dụng hình phạt đánh với học sinh hoặc không đưa ra quy định cấm. Với một số nước châu Âu hay Mĩ cũng không khuyến khích nhưng trong việc trách phạt xử lý học sinh đều phải có.
Ở Việt Nam hiện nay có những thế hệ phụ huynh mới, học sinh mới đòi hỏi nhiều hơn về sự tôn trọng. Nên những hành vi xúc phạm đến nhân phẩm và xâm phạm thân thể một cách nặng nề là rất khó chấp nhận. Các nhà trường cần ghi nhận và linh hoạt trong việc xử phạt với học sinh. Việc đưa ra quy định cấm cứng nhắc sẽ tạo ra rào cản với giáo viên trong việc dạy học sinh.
Trong một tập thể đông luôn có người này người khác. Điểm yếu của người Việt Nam là tính tuân thủ, tính kỉ luật trong lao động. Muốn cải thiện thì phải xây dựng được môi trường giáo dục đề cao tính kỉ luật. Tất nhiên không phải theo hướng bóp nghẹt sự tự do, sáng tạo cá nhân của trẻ nhưng cần có quy định để học sinh có ý thức tôn trọng những người khác", thầy Ngọc cho hay.
Thầy Vũ Khắc Ngọc chia sẻ ý kiến về dự thảo nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong giáo dục. Video: Đình Tuệ. |
Ví dụ việc học sinh nói chuyện trong giờ học. Ta không thể biến lớp học thành một môi trường im phăng phắc, ngột ngạt mà nên cho phép học sinh được quyền tự do phát biểu trong những điều kiện phù hợp. Khi bạn phát biểu hay thầy cô giảng bài thì không được gây mất trật tự mà phải biết lắng nghe. Nếu em nào cố tình vi phạm thì chắc chắn sẽ cần phải nhắc nhở, phê bình.
'Thầy mắng trò mà bị phạt tới 20 triệu đồng thì sẽ khó dạy được học sinh ngỗ ngược'
Nhiều ý kiến lo lắng, nếu thầy đánh mắng học trò chỉ vì muốn các em tốt lên mà bị phạt nặng thì rất dễ ... |
Bộ Giáo dục lý giải dự thảo xử phạt 20-30 triệu đồng với hành vi chửi, đánh học sinh
Đại diện Thanh tra Bộ GD&ĐT vừa giải thích một số điều trong Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh ... |
Clip học sinh ngây thơ lo lắng: 'Trót dại mắng thầy cô mà bị phạt 20 triệu thì không biết lấy tiền đâu để nộp'
Cùng nghe một số em học sinh chia sẻ suy nghĩ về một số nội dung của dự thảo Nghị định xử phạt trong lĩnh ... |
'Trường học phải giữ được cái uy, không nên cứ phụ huynh phản ánh là đuổi giáo viên, học sinh thích làm gì thì làm'
Đó là quan điểm của TS.Nguyễn Tùng Lâm khi trao đổi các vấn đề liên quan đến dự thảo nghị định xử phạt hành chính ... |
Không hiểu từ bao giờ giáo viên sợ phụ huynh như vậy?
Nhiều giáo viên băn khoăn, một số phần trong dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giáo dục là ... |
Dự thảo Nghị định xử phạt hành chính trong giáo dục đã 'hành chính hóa' quan hệ dân sự?
Theo LS Đặng Văn Cường, dự thảo Nghị định xử phạt hành chính trong giáo dục mà Bộ GD&ĐT mới ban hành đã 'hành chính ... |