Dự thảo Nghị định xử phạt hành chính trong giáo dục đã 'hành chính hóa' quan hệ dân sự?

Theo LS Đặng Văn Cường, dự thảo Nghị định xử phạt hành chính trong giáo dục mà Bộ GD&ĐT mới ban hành đã 'hành chính hóa' quan hệ dân sự giữa người dạy - người học.
du thao nghi dinh xu phat hanh chinh trong giao duc da hanh chinh hoa quan he dan su Sở Giáo dục Hà Nội lên tiếng trước thông tin phụ huynh bị 'ép tự nguyện' tham gia chương trình sữa học đường
du thao nghi dinh xu phat hanh chinh trong giao duc da hanh chinh hoa quan he dan su Học sinh quá đông, Phòng Giáo dục Hoàng Mai muốn xây mới nhiều trường công, nâng tầng trường cũ
du thao nghi dinh xu phat hanh chinh trong giao duc da hanh chinh hoa quan he dan su Tiểu học Sơn Đồng yêu cầu giáo viên thoát facebook khi rộ thông tin 'tố' trường lạm thu
du thao nghi dinh xu phat hanh chinh trong giao duc da hanh chinh hoa quan he dan su Tiểu học Đô thị Việt Hưng yêu cầu giáo viên trả lại tiền thu nhiều khoản vô lý cho phụ huynh

Mới đây, Bộ GD&ĐT vừa đưa ra Dự thảo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Theo đó, có một số quy định như phạt tiền từ 10.000.000 đồng - 20.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự nhà giáo, cán bộ, nhân viên cơ sở giáo dục; đồng thời, buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm này... Xem chi tiết Tại đây.

Cần phân biệt rõ phạt hành chính và xử lý hình sự

Theo Thạc sĩ. Luật sư (LS) Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Hà Nội), khi đánh giá về mức chế tài thì những nhà chuyên môn thường không nói là cao hay thấp mà chỉ đánh giá là mức chế tài như vậy có phù hợp hay không. Nghĩa là mức chế tài đó có đủ sức răn đe, giáo dục, cải tạo đối với người có hành vi vi phạm, có đủ để răn đe, phòng ngừa chung hay không.

du thao nghi dinh xu phat hanh chinh trong giao duc da hanh chinh hoa quan he dan su
Thạc sĩ. Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Hà Nội). Ảnh: NVCC.

Với các hành vi vi phạm pháp luật thì có hai loại chế tài chủ yếu là chế tài hành chính và chế tài hình sự. Trong đó, những hành vi vi phạm pháp luật chưa tới mức nguy hiểm cho xã hội thì có thể áp dụng các chế tài hành chính quy định tại Điều 21 Luật xử lý vi phạm hành chính như: Cảnh cáo, phạt tiền, tước giấy phép, tịch thu tang vật...

Còn đối với những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, gây hậu quả nghiêm trọng, thì được xác định là hành vi 'nguy hiểm' cho xã hội và được quy định trong Bộ luật Hình sự. Khi đó, chế tài áp dụng với người vi phạm không phải là chế tài hành chính nữa, mà sẽ là hình phạt trong hệ thống hình phạt mà Bộ luật Hình sự đã quy định.

Nguyên tắc cơ bản trong áp dụng pháp luật là một hành vi vi phạm pháp luật chỉ bị xử lý một lần bằng một thủ tục, một loại chế tài. Nếu 1 hành vi vi phạm pháp luật đã bị xử lý hành chính thì không bị xử lý hình sự và ngược lại. Vì vậy, những hành vi như làm lộ bài thi, đề thi trong kỳ thi THPT quốc gia thì đây là hành vi làm lộ bí mật nhà nước, hành vi này sẽ bị xử lý hình sự chứ không thể xử lý hành chính.

Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sửa bài thi, sửa điểm thi, làm sai lệch kết quả của kỳ thi THPT quốc gia là hành vi vi phạm pháp luật hình sự sẽ bị xử lý về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, làm lộ bí mật nhà nước, cố ý làm trái... Chứ không thể bổ sung thêm chế tài hành chính để tạo ra sự tùy tiện cho người áp dụng pháp luật, muốn xử phạt tiền thì phạt, muốn bỏ tù thì bỏ tù.

"Trong xã hội luôn có các chuẩn mực để con người phải tuân theo, là cơ sở để đánh giá hành vi của con người là có chuẩn mực hay không, trong đó có chuẩn mực pháp luật, chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực văn hóa, tập quán...

Bởi thế, trong đời sống, mỗi con người không chỉ tuân thủ các quy tắc ứng xử của pháp luật, do Nhà nước đề ra hoặc thừa nhận, mà còn tuân thủ các quy tắc khác như: Đạo đức, tập quán, tôn giáo, quy chế, điều lệ, văn hóa... Đồng nghĩa với đó, không phải hành vi 'lệch chuẩn' nào cũng bị xử lý bằng chế tài của pháp luật", LS Cường nói.

Pháp luật chỉ quy định những hành vi có tính chất quan trọng, đặc thù, có tác động xấu tới xã hội thì mới áp dụng chế tài hành chính hoặc chế tài hình sự (hành chính hóa, hình sự hóa), việc quy định các chế tài này phải bằng thủ tục lập pháp và do Quốc hội quyết định trên cơ sở Hiến pháp và văn bản luật. Còn văn bản dưới luật thì không được phép tùy tiện đặt ra các chế tài.

Dự thảo đã 'hành chính hóa' quan hệ dân sự

du thao nghi dinh xu phat hanh chinh trong giao duc da hanh chinh hoa quan he dan su
Vụ việc một giáo viên dạy Tiếng Anh xúc phạm học viên hồi tháng 5/2018 gây bão mạng. Ảnh chụp màn hình.

Trong lĩnh vực giáo dục, do tính chất đặc thù nên nhiều quan hệ thầy - trò, quan hệ đồng nghiệp... được điều chỉnh bởi quan hệ đạo đức, văn hóa chứ không được "luật hóa" bởi các quy định, chế tài. Do đó, hành vi "xúc phạm danh dự, nhân phẩm..." giữa thầy - trò, đồng nghiệp thì nên xử lý theo quy chế, theo kỷ luật của ngành hơn là xử lý bằng chế tài hành chính.

Bởi suy cho cùng, việc áp dụng các chế tài hình sự, hành chính, kỷ luật, bị xã hội cười chê.... cũng chỉ nhằm mục đích là cải tạo, giáo dục người vi phạm và để răn đe, phòng ngừa chung. Đôi khi có những hành vi chỉ cần xử lý nội bộ, kỷ luật, phê bình... là đã đủ răn đe, mang lại hiệu quả rồi, chứ không cần phải đao to, búa lớn bằng các chế tài hành chính.

Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng: Trong Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nêu trên có rất nhiều nội dung chưa phù hợp như đã 'hành chính hóa' các giá trị đạo đức, một số hành vi nên để đạo đức điều chỉnh hoặc áp dụng xử lý bằng kỷ luật công chức, viên chức. Có một số nội dung lại có xu hướng 'hành chính hóa' quan hệ hình sự, gây ra sự mâu thuẫn, chồng chéo trong việc áp dụng các chế tài đối với các hành vi vi phạm quy chế thi trong kỳ thi quốc gia...

"Dự thảo lần này cần phải có sự đóng góp ý kiến trí tuệ của các chuyên gia pháp luật và các nhà quản lý trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Cho ra đời một văn bản pháp luật không khó, cái khó của nó là tính khả thi, đảm bảo hiệu quả, hiệu lực trong quá trình áp dụng, đi vào đời sống xã hội. Nếu ban hành một văn bản mà gây mâu thuẫn, chồng chéo với các văn bản khác, trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật thì văn bản đó sẽ phản tác dụng, cản trở sự phát triển của xã hội, sớm muộn cũng bị vô hiệu hóa hoặc bãi bỏ", LS Cường nhấn mạnh thêm.

du thao nghi dinh xu phat hanh chinh trong giao duc da hanh chinh hoa quan he dan su Bộ GD&ĐT có thay sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình mới từ năm học 2019 - 2010?

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT vừa có ý kiến xung quanh việc có triển khai chương trình, sách giáo khoa (SGK) mới đối với lớp 1 ...

du thao nghi dinh xu phat hanh chinh trong giao duc da hanh chinh hoa quan he dan su Bộ GD&ĐT: Triển khai dạy và học sách Công nghệ giáo dục là hoàn toàn tự nguyện

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT khẳng định, việc triển khai dạy và học tài liệu Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục là hoàn toàn ...

du thao nghi dinh xu phat hanh chinh trong giao duc da hanh chinh hoa quan he dan su Giáo viên dạy Toán: 'Học sinh không thể học tốt mà không làm bài tập, viết vẽ lên sách giáo khoa'

Theo ông Trần Mạnh Tùng - giáo viên dạy Toán Trường Lương Thế Vinh, việc để học sinh làm bài tập lên sách giáo khoa ...

du thao nghi dinh xu phat hanh chinh trong giao duc da hanh chinh hoa quan he dan su Sở Giáo dục Hà Nội lên tiếng trước thông tin phụ huynh bị 'ép tự nguyện' tham gia chương trình sữa học đường

Chiều 25/9, đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội đã có một số chia sẻ xung quanh đề án sữa học đường cho trẻ mầm non ...

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.