'Thầy mắng trò mà bị phạt tới 20 triệu đồng thì sẽ khó dạy được học sinh ngỗ ngược'

Nhiều ý kiến lo lắng, nếu thầy đánh mắng học trò chỉ vì muốn các em tốt lên mà bị phạt nặng thì rất dễ sinh ra những lứa học trò như 'ông hoàng bà chúa', coi thường kỉ luật.

Đã có rất nhiều ý kiến lo lắng, góp ý về dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Theo dự thảo, với hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự và thân thể của người học, giáo viên có thể sẽ bị phạt rất nặng với mức phạt hành chính từ 10 - 30 triệu đồng (Xem toàn văn dự thảo Tại đây). Điều này khiến không ít giáo viên hình thành tư tưởng 'sợ học sinh', dù muốn các em học tốt hơn nhưng cũng không dám quát mắng các em vì sợ bị phạt...

Ranh giới giữa nghiêm khắc và xâm phạm học trò khó phân định

thay mang tro ma bi phat toi 20 trieu dong thi se kho day duoc hoc sinh ngo nguoc
Thầy giáo Nguyễn Quốc Bình - Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Lê Quý Đôn. Ảnh: Đình Tuệ.

Chia sẻ về vấn đề này, thầy giáo Nguyễn Quốc Bình - Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Lê Quý Đôn (Nam Từ Liêm, Hà Nội) nhận định: "Dự thảo lần này có đề cập việc xử phạt ở quy mô rộng và bao quát tất cả lĩnh vực và bậc học từ mầm non cho đến đại học. Theo tôi đó là cách nhìn đồng bộ, toàn diện và thống nhất hơn.

Tôi nghĩ đây là một cách nhìn mới về quản lý hành chính vì từ trước đến nay lĩnh vực giáo dục nhạy cảm, khi đề cập đến tiền nong và xử phạt đôi khi còn né tránh. Ngoài luật hình sự phải có quy định dân sự, hành chính. Vì vậy tôi rất ủng hộ, đó là cái điều chỉnh hành vi hoạt động trong giáo dục để làm sao đi vào quy củ, nề nếp, khoa học, đảm bảo quyền lợi người dạy và người học.

Riêng về điều 32, tôi băn khoăn về việc xúc phạm nhân phẩm học sinh, xâm phạm thân thể xử lý về mặt hành chính. Ở một khía cạnh nào đó có thể có tác dụng nhưng mức này khá cao và không phù hợp".

Ông Bình phân tích: Thứ nhất ta quan tâm đến phía học sinh, rõ ràng các em trong môi trường hiện đại có nhiều học sinh láu cá, nghịch ngợm. Có câu 'Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò'. Vì vậy, nếu không nhắc nhở, trách mắng ở một mức độ hợp lý thì khó giúp những học sinh này trưởng thành, học tập tốt hơn. Thầy mắng trò mà bị phạt tới 20 triệu đồng thì sẽ khó dạy được học sinh ngỗ ngược.

Thứ hai, trò bây giờ ứng xử đôi lúc không trung thực với những hiện tượng, biểu hiện va chạm thầy cô và học trò, không đúng với tính chất mức độ của vi phạm đó nên ranh giới để phân định khó. Nghề giáo lại là nghề đặc biệt liên quan đến con người, dù em nhỏ rất thông minh, nhanh nhẹn, có cách ứng xử vượt qua những cái chúng ta hiểu thông thường. Đến lúc đó tranh cãi giữa thầy và trò lại thành đôi co.

Thực sự trong xã hội hiện nay người thầy chịu rất nhiều áp lực, từ cơm áo gạo tiền cho đến quan hệ với phụ huynh, đồng nghiệp. Điều này có thể tạo ra áp lực mà làm cho người thầy trở nên nóng nảy, mất kiềm chế. Nhưng lúc đó do áp lực có bột phát; hành động, hành vi chưa sư phạm hoặc không sư phạm. Chúng ta phải xét ở khía cạnh đó, chứ không nên cái gì cũng quy chụp xúc phạm.

Do đó, quy định trong điều 32 chưa phù hợp và chúng ta nên xem xét lại. Có thể đưa vào Luật công chức, viên chức.

Nên đưa điều 32 vào Luật viên chức

thay mang tro ma bi phat toi 20 trieu dong thi se kho day duoc hoc sinh ngo nguoc
Ảnh minh họa: Đình Tuệ.

Bản thân các thầy cô có thể bị điều chỉnh bởi Luật viên chức rồi thì không nhất thiết đưa vào đây. Chúng ta nói tôn vinh thầy cô và thầy cô ở vị trí nhất định. Quan hệ thầy trò tôn kính nhưng rõ ràng bây giờ chúng ta chuyển sang giai đoạn này, người thầy với trò quan hệ tôn trọng và bình đẳng. Do đó, nhiều khi học sinh đang trong tuổi hình thành nhân cách chưa thể nào hiểu được thế nào là bình đẳng.

Thực tế đâu đó vẫn có một số trường hễ nhận được phản ánh của phụ huynh về giáo viên nào đó vi phạm quy định là sẵn sàng đuổi việc ngay, vô hình chung tạo ra cho giáo viên nỗi sợ vô hình với chính học trò của mình. Về điều này, thầy Nguyễn Quốc Bình nêu quan điểm:

"Đôi khi giáo viên chỉ nhắc nhở học sinh có thể chỉ là cái véo nhẹ vào tai các em chứ không có ác ý, một hành động như của một người cha, người chú, người anh trong nhà răn đe. Nếu là học sinh bình thường nhận ra điều đó là bình thường thì không sao. Nhưng có những em có tính cách khác thường hay được bố mẹ quá yêu chiều một cách quá mức thì lại nhìn nhận hành động này của thầy cô là nặng nề.

Nhật Bản có những người chuyên làm tư vấn tâm lý, có học sinh khi xử phạt khá nặng nề, chúng ta phải có hình thức giáo dục mức độ răn đe, phòng ngừa chứ không phải lấy cái đó để trừng phạt học sinh. Ta cần kế thừa văn hóa và có cách giáo dục phù hợp đặc thù dân tộc mình.

Tất nhiên, nếu 'yêu cho roi cho vọt' thì chúng ta cũng không chấp nhận chuyện giáo viên lạm dụng quyền để đánh học sinh. Nhưng rõ ràng, ta cần phải có hình thức để giáo dục ở mức độ răn đe, phòng ngừa là chính chứ không chỉ là để trừng phạt học sinh. Do đó, tôi kiến nghị đưa điều 32 vào phần sử dụng luật viên chức để xử lý giáo viên chứ không nên đưa vào dự thảo nghị định này", thầy Bình nói.

Dự thảo Nghị định Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục:

Điều 29. Vi phạm quy định về xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, nhân viên cơ sở giáo dục

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự nhà giáo, cán bộ, nhân viên cơ sở giáo dục.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, nhân viên cơ sở giáo dục.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 32. Vi phạm quy định về xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm thân thể người học.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.

4. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ giảng dạy từ 1 tháng đến 6 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.

Xem chi tiết toàn văn dự thảo Tại đây.

thay mang tro ma bi phat toi 20 trieu dong thi se kho day duoc hoc sinh ngo nguoc Dự thảo Nghị định xử phạt hành chính trong giáo dục đã 'hành chính hóa' quan hệ dân sự?

Theo LS Đặng Văn Cường, dự thảo Nghị định xử phạt hành chính trong giáo dục mà Bộ GD&ĐT mới ban hành đã 'hành chính ...

thay mang tro ma bi phat toi 20 trieu dong thi se kho day duoc hoc sinh ngo nguoc Bộ GD&ĐT báo cáo Chính phủ về việc xuất bản, phát hành sách giáo khoa giai đoạn 2012-2017

Bộ GD&ĐT vừa có báo cáo gửi tới Văn phòng Chính phủ về việc xuất bản, phát hành sách giáo khoa giai đoạn 2012-2017.

thay mang tro ma bi phat toi 20 trieu dong thi se kho day duoc hoc sinh ngo nguoc Sở GD&ĐT Hà Nội lùi thời gian đóng thầu đề án sữa học đường tới 10/10

Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội vừa nhận được thêm hồ sơ tham gia đấu thầu của 4 đơn vị nữa nên sẽ kéo dài ...

thay mang tro ma bi phat toi 20 trieu dong thi se kho day duoc hoc sinh ngo nguoc Sở Giáo dục Hà Nội lên tiếng trước thông tin phụ huynh bị 'ép tự nguyện' tham gia chương trình sữa học đường

Chiều 25/9, đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội đã có một số chia sẻ xung quanh đề án sữa học đường cho trẻ mầm non ...

thay mang tro ma bi phat toi 20 trieu dong thi se kho day duoc hoc sinh ngo nguoc Học sinh quá đông, Phòng Giáo dục Hoàng Mai muốn xây mới nhiều trường công, nâng tầng trường cũ

Trước thực trạng học sinh ở nhiều trường tiểu học phải học luân phiên do thiếu phòng học, nhiều ý kiến cho rằng trường cần ...

thay mang tro ma bi phat toi 20 trieu dong thi se kho day duoc hoc sinh ngo nguoc Tiểu học Sơn Đồng yêu cầu giáo viên thoát facebook khi rộ thông tin 'tố' trường lạm thu

Chiều 4/9, Trường Tiểu học Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) đã tổ chức cuộc họp bất thường với phụ huynh tại sân trường để ...

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.