Theo yêu cầu của Văn phòng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có báo cáo một số vấn đề về việc xuất bản, phát hành sách giáo khoa giai đoạn 2012 - 2017 như sau:
Về nội dung và hình thức sách giáo khoa
Khi biên soạn sách giáo khoa để thực hiện trên phạm vi cả nước từ năm học 2002-2003, các tác giả đã thiết kế một số bảng số liệu để trống nhằm hướng dẫn học sinh tiến hành các thí nghiệm; xây dựng hệ thống bài tập đa dạng về hình thức (tự luận, trắc nghiệm, điền khuyết, nối đôi) nhằm rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy phù hợp với từng nội dung kiến thức, hướng dẫn học sinh tự học, đồng thời giúp học sinh làm quen với các dạng bài tập khác nhau trong kiểm tra, đánh giá theo xu thế chung của các nước trên thế giới.
Ảnh minh họa: Đình Tuệ. |
Khi thay sách giáo khoa từ năm học 2002-2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tập huấn giáo viên về việc sử dụng sách giáo khoa để tổ chức hoạt động học của học sinh theo phương pháp dạy học tích cực. Cụ thể là:
- Đối với các bài có thí nghiệm, học sinh cần được tổ chức tiến hành theo nhóm (hiện nay cơ số bộ thí nghiệm thực hành theo Danh mục thiết bị dạy học tối thiếu là 6 bộ thí nghiệm/bài thực hành) và ghi số liệu vào bảng trong Phiếu học tập (lập theo mẫu trong sách giáo khoa) để tính toán, phân tích, rút ra kết luận. Như vậy, học sinh không cần ghi số liệu thí nghiệm vào bảng trong sách giáo khoa.
- Đối với các dạng bài tập trắc nghiệm, điền khuyết, nối đôi, đánh dấu, học sinh phải ghi vào vở phương án trả lời (dự kiến), kèm theo lời giải thích để trình bày, thảo luận trên lớp, không ghi trực tiếp vào sách giáo khoa. Vì sách giáo khoa được sử dụng đang trong quá trình học sinh học tập để thu nhận kiến thức mới nên các bài tập được đưa ra với vai trò là "tình huống" để học sinh "dự đoán".
Dự đoán này của học sinh chưa chắc chắn đúng, thậm chí phần nhiều là chưa đúng, học sinh trong lớp có nhiều phương án lựa chọn khác nhau (nếu như "tình huống" hay) để tạo "mâu thuẫn nhận thức" trong quá trình dạy học.
Vì lí do đó nên trong quá trình dạy học, giáo viên cần sử dụng các dạng bài tập đó làm "tình huống học tập" để hướng dẫn học sinh ghi vào vở "dự kiến phương án trả lời và giải thích lí do lựa chọn" để trình bày, thảo luận, bảo vệ phương án đúng.
Như vậy mới thực hiện đúng tinh thần của phương pháp dạy học tích cực mà sách giáo khoa hướng tới. Nếu trong dạy học giáo viên cho học sinh trả lời bằng cách viết, vẽ trực tiếp vào sách giáo khoa rồi đánh giá kết quả là "đúng hay sai" thì hiệu quả hoạt động dạy học không cao, hạn chế trong việc phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Để quán triệt việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực và hạn chế viết vào sách giáo khoa trong quá trình thực hiện các hoạt động học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa, nhắc nhở học sinh có ý thức giữ gìn, không được viết, vẽ vào sách để sử dụng sách giáo khoa được lâu bền. Tuy nhiên, việc sử dụng lại sách giáo khoa hiện mới đạt khoảng 35%.
Về việc xuất bản, phát hành sách giáo khoa
Thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Chính phủ đã giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng chương trình, tổ chức biên soạn sách giáo khoa để thực hiện trên phạm vi cả nước từ năm học 2002-2003.
Ảnh tư liệu: Đình Tuệ. |
Để tổ chức biên soạn bộ sách giáo khoa, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định thành lập đội ngũ tác giả và tổ chức biên soạn sách giáo khoa; Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định sách giáo khoa và tổ chức thẩm định sách giáo khoa các môn học; Giao cho Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức bản thảo, biên tập, thiết kế-minh họa, đăng kí xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa.
Từ đó đến nay, việc in sách giáo khoa do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức thực hiện thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn các nhà in có đủ năng lực để bảo đảm chất lượng, tiến độ, giá thành hợp lí.
Do tính chất đặc thù của việc xuất bản, phát hành sách giáo khoa nên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam không được tự quyết định giá bìa sách giáo khoa. Theo quy định hiện hành thì sách giáo khoa là mặt hàng được quản lí giá bởi Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá). Từ năm 2011 đến nay, mặc dù giá cả thị trường có nhiều thay đổi, giá nguyên vật liệu làm sách tăng lên nhiều nhưng giá sách giáo khoa vẫn giữ nguyên.
Việc Nhà xuất bản Việt Nam tổ chức đấu thầu để lựa chọn các công ty in, phát hành sách giáo khoa thông qua các công ty cổ phần về thực chất là lựa chọn những công ty đủ mạnh, có khả năng in sách giáo khoa với chất lượng tốt, giá thành hạ, phát hành sách giáo khoa ở các địa phương để giảm chi phí vận chuyển (sách in ở khu vực nào cung cấp cho khu vực đó, không phải "chuyển về nhập kho, sau đó chuyển đến các công ty cổ phần sách và thiết bị tại các miền, rồi mới chuyển về các công ty phát hành sách địa phương" như được phản ánh), bảo đảm không bị lỗ hoặc lỗ ít trong bối cảnh giá nguyên vật liệu, nhân công tăng theo giá cả thị trường nhưng giá sách giáo khoa không thay đổi.
Ngoài ra Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam còn phải vay vốn ngân hàng để phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh này. Bên cạnh đó Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước nên phải đảm bảo nghĩa vụ với Nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn.
Cũng như vậy, toàn bộ các Công ty Sách-Thiết bị trương học, các đối tác phát hành, các đại lí, cửa hàng bán lẻ... trong kênh phân phối sách giao khoa đều hoạt động theo luật doanh nghiệp và chịu tác động của các quy luật của thị trường. Các cấp đại lí (bán hàng) phải tự hạch toán, tự cân đối... không được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước trong việc phát hành sách giáo khoa.
Toàn văn báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo Tại đây.
Bộ GD&ĐT có thay sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình mới từ năm học 2019 - 2010?
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT vừa có ý kiến xung quanh việc có triển khai chương trình, sách giáo khoa (SGK) mới đối với lớp 1 ... |
Bộ GD&ĐT: Triển khai dạy và học sách Công nghệ giáo dục là hoàn toàn tự nguyện
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT khẳng định, việc triển khai dạy và học tài liệu Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục là hoàn toàn ... |
Giáo viên dạy Toán: 'Học sinh không thể học tốt mà không làm bài tập, viết vẽ lên sách giáo khoa'
Theo ông Trần Mạnh Tùng - giáo viên dạy Toán Trường Lương Thế Vinh, việc để học sinh làm bài tập lên sách giáo khoa ... |
Sở Giáo dục Hà Nội lên tiếng trước thông tin phụ huynh bị 'ép tự nguyện' tham gia chương trình sữa học đường
Chiều 25/9, đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội đã có một số chia sẻ xung quanh đề án sữa học đường cho trẻ mầm non ... |
Bộ GD&ĐT lên tiếng về việc in cả bài tập vào sách giáo khoa của học sinh gây lãng phí
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ vừa chia sẻ một vài quan điểm về cách sử dụng sách giáo khoa (SGK) sao cho hiệu ... |