'Trường học phải giữ được cái uy, không nên cứ phụ huynh phản ánh là đuổi giáo viên, học sinh thích làm gì thì làm'

Đó là quan điểm của TS.Nguyễn Tùng Lâm khi trao đổi các vấn đề liên quan đến dự thảo nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

Những ngày qua, dư luận xã hội nhất là các tầng lớp giáo viên đang rất quan tâm tới dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Nhiều mức phạt hành chính cụ thể đối với từng hành vi không chuẩn mực của người dạy và người học đã được đề cập trong dự thảo.

Tuy nhiên, không ít ý kiến tâm tư của thầy cô cho rằng dụ thảo còn nhiều điểm cần phải lưu ý, tránh tác dụng ngược đến cả giáo viên và học sinh. Toàn văn dự thảo xem Tại đây.

truong hoc phai giu duoc cai uy khong nen cu phu huynh phan anh la duoi giao vien hoc sinh thich lam gi thi lam
TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội khoa học Tâm lý giáo dục Hà Nội. Ảnh: Đình Tuệ.

Là một chuyên gia về tâm lý giáo dục, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội khoa học Tâm lý giáo dục Hà Nội đã chia sẻ quan điểm của mình về dự thảo này.

- Ông có chia sẻ ra sao về những điều khoản đáng chú ý trong dự thảo Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục?

Từ trước đến nay, trong các nhà trường cũng đã thực hiện nhiều chỉ thị hay nghị quyết về vấn đề giáo dục cũng rất nhiều nhưng chưa dứt được những hiện tượng tiêu cực. Tôi cho rằng biện pháp tăng nặng chế tài hành chính lên sẽ giúp các chủ thể tự chịu trách nhiệm về hành vi của họ để ngăn chặn tiêu cực. Nhiều hành vi đã được 'luật hóa' bằng cách đưa ra những mức phạt cụ thể.

Tuy nhiên, trong nhà trường thì yếu tố giáo dục lúc nào cũng nên được đẩy lên hàng đầu. Vì nếu những người thực thi nhiệm vụ này không nắm được thì sẽ hình sự hóa, biến nhà trường trở thành nơi xử lý những vấn đề này thì không đúng tính chất của nhà trường.

Những nhà soạn thảo luật đã cân đối với những luật khác hay chưa? Xã hội cũng rất nhiều tiêu cực, cần phải xử lý một cách công bằng chứ không thể coi nhà trường là 'cái rốn' để xử lý tiêu cực được.

Cần phải đưa ra những mức độ cụ thể khi nào thì xử phạt mức này, khi nào thì xử phạt mức kia. Còn đối với nhà trường thì phải áp dụng giáo dục ngay cả với giáo viên, học sinh và phụ huynh. Phải có cơ quan thứ 3 khách quan đứng ra xử lý những vi phạm này. Đừng biến nhà trường thành nơi như đồn công an, tòa án được.

- Nhiều người lo lắng mức tiền phạt đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm hay thân thể của người học có thể từ 10 - 30 triệu đồng là quá cao. Con số này liệu có 'gây sốc' với giáo viên không thưa ông?

Quan điểm của tôi là một khi có ai vi phạm thì đầu tiên phải dùng biện pháp giáo dục. Nếu giáo dục lần thứ nhất, thứ hai không thay đổi thì mới xử phạt hành chính. Có người cho rằng số tiền 10, 20, hay 30 triệu kia là nặng hay nhẹ thì theo tôi cũng là điều không quá bất ngờ.

Cái chính là phải phân biệt rạch ròi từng phần một, vi phạm đến mức nào thì phải giáo dục trước, rồi sau đó mới tính bước tiếp theo. Ta phải thấy được sức mạnh của giáo dục. Phạt chỉ là để người ta chịu trách nhiệm.

Ở một góc độ khác cũng cần nhìn nhận, khi khung hình phạt tăng lên thì ít nhiều cũng có tác dụng trong việc ngăn chặn kịp thời để người ta phải suy nghĩ và không dám hành động sai trái.

truong hoc phai giu duoc cai uy khong nen cu phu huynh phan anh la duoi giao vien hoc sinh thich lam gi thi lam
Ảnh minh họa: Đình Tuệ.

- Không ít cơ sở giáo dục hiện nay có hiện tượng hễ giáo viên nào bị phụ huynh phản ánh là bị cho nghỉ việc. Điều này làm giáo viên rất áp lực và sợ học sinh. Quan điểm của ông về tư duy 'yêu cho roi cho vọt' ra sao?

Theo tôi tư tưởng 'yêu cho roi cho vọt' đến giờ đã có phần là lạc hậu. Ta không thể dùng hình phạt roi vọt để thay đổi con người. Về mặt nhân văn, nếu giáo viên không thương yêu, tôn trọng học sinh thì không bao giờ giáo dục được.

Ta đừng lấy cái đó để biện hộ cho sự nóng tính, vội vàng, thiếu năng lực sư phạm của các nhà giáo. Ta phải kiên quyết giữ kỷ cương của nhà trường, đạo đức của nhà giáo. Thầy cô phải có kĩ năng sư phạm để giáo dục các em.

Mỗi giáo viên phải xây dựng cho mình bản lĩnh, phương pháp giáo dục hay để vận dụng sáng tạo vào thực tế chứ không nên khuôn phép quá như trước đây. Với một số trường mà hễ phụ huynh phản ánh về giáo viên nào đó mà cho họ nghỉ việc thì tôi thấy người đứng đầu nhà trường phải xem xét lại chính mình. Đại diện nhà trường phải là những nhà giáo dục thì mới đưa ra những giải pháp.

Nguyên tắc của học trò là nếu chúng ta lùi thì nó lấn, lúc đó thầy cô sẽ bị mất hiệu lực giáo dục, uy của nhà trường. Thực sự nếu thầy cô có lỗi thì phải nhận với học trò nhưng phải yêu cầu học sinh tuân thủ nội quy của nhà trường, chứ không phải học sinh đóng tiền vào thì muốn làm gì thì làm.

Ta phải giữ gìn danh dự, nhân phẩm của nhà giáo. Hãy làm cho nhân cách của nhà giáo lớn lên. Nếu trường nào chỉ cốt giữ học trò mà không giữ được người thầy thì cũng khó giáo dục con em tốt được.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Dễ phát sinh tâm lý dè chừng học sinh?

Theo thầy giáo Đặng Xuân Giáp - Giáo viên Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Ba Đình, Hà Nội), việc cho ra đời dự thảo nghị định lần này cũng là cần thiết.

truong hoc phai giu duoc cai uy khong nen cu phu huynh phan anh la duoi giao vien hoc sinh thich lam gi thi lam
Thầy giáo Đặng Xuân Giáp - Giáo viên Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Ba Đình, Hà Nội). Ảnh: Đình Tuệ.

Thực tế thời gian qua, ở đâu đó vẫn xảy ra những hiện tượng tiêu cực như giáo viên hành hung trẻ nhỏ, xúc phạm học sinh hay ngược lại... Đa phần do sức ép quá lớn, người thầy có những lúc không thể giữ được sự bình tĩnh dẫn đến hành động, lời nói thiếu chuẩn mực và hơi quá với học sinh. Lúc đó, học sinh cũng không nhẫn nại được và vô hình tạo ra sự xung đột giữa thầy - trò. Khi bị thầy xúc phạm thì học trò có thể 'bật' lại thầy bằng lời nói hoặc hành động.

"Còn việc áp dụng mức phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng nếu vi phạm quy định thì có phần nặng nề. Thực tế đồng lương giáo viên đi dạy chỉ vài triệu đồng, nếu bị phạt thì có thể đi tong vài tháng lương thì áp lực đương nhiên đã nặng sẽ càng nặng hơn với những nhà giáo chúng tôi. Cảm giác đi dạy mà lúc nào cũng phải dè chừng thì không thể phát huy được kiến thức, kinh nghiệm của mình với học sinh.

Ta phải tìm hiểu nguyên nhân xem học sinh hư thì xuất phát từ đâu. Giáo viên kết hợp với phụ huynh xem căn nguyên ở đâu để tháo gỡ. Nếu là một hình phạt quá lớn như vậy thì chắc chắn 'giáo viên sẽ sợ học sinh' của chính mình. Do đó, ta cần xem xét lại nên giáo dục cho trẻ cái gì từ trong gia đình. Gia đình và nhà trường cần giáo dục cho các em từ suy nghĩ tới lời nói và hành động phải đúng đắn. Ta phải lấy chữ 'đạo' làm đầu", thầy Giáp cho biết thêm.

truong hoc phai giu duoc cai uy khong nen cu phu huynh phan anh la duoi giao vien hoc sinh thich lam gi thi lam Dự thảo Nghị định xử phạt hành chính trong giáo dục đã 'hành chính hóa' quan hệ dân sự?

Theo LS Đặng Văn Cường, dự thảo Nghị định xử phạt hành chính trong giáo dục mà Bộ GD&ĐT mới ban hành đã 'hành chính ...

truong hoc phai giu duoc cai uy khong nen cu phu huynh phan anh la duoi giao vien hoc sinh thich lam gi thi lam Bộ GD&ĐT báo cáo Chính phủ về việc xuất bản, phát hành sách giáo khoa giai đoạn 2012-2017

Bộ GD&ĐT vừa có báo cáo gửi tới Văn phòng Chính phủ về việc xuất bản, phát hành sách giáo khoa giai đoạn 2012-2017.

truong hoc phai giu duoc cai uy khong nen cu phu huynh phan anh la duoi giao vien hoc sinh thich lam gi thi lam Bộ GD&ĐT có thay sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình mới từ năm học 2019 - 2010?

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT vừa có ý kiến xung quanh việc có triển khai chương trình, sách giáo khoa (SGK) mới đối với lớp 1 ...

truong hoc phai giu duoc cai uy khong nen cu phu huynh phan anh la duoi giao vien hoc sinh thich lam gi thi lam Bộ GD&ĐT: Triển khai dạy và học sách Công nghệ giáo dục là hoàn toàn tự nguyện

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT khẳng định, việc triển khai dạy và học tài liệu Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục là hoàn toàn ...

chọn
Cận cảnh công viên hơn 7 ha ở huyện Gia Lâm đang xây dựng
Huyện Gia Lâm chuẩn bị cưỡng chế hơn 7 ha đất để xây dựng hoàn thiện dự án công viên trị giá gần 290 tỷ đồng.