Không hiểu từ bao giờ giáo viên sợ phụ huynh như vậy?

Nhiều giáo viên băn khoăn, một số phần trong dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giáo dục là chưa hợp lý, thậm chí tạo áp lực cho thầy cô.
thay khong duoc danh tro du chi veo tai la phan giao duc giao vien so phu huynh se tao ra nhung hoc tro hu hong Dự thảo Nghị định xử phạt hành chính trong giáo dục đã 'hành chính hóa' quan hệ dân sự?
thay khong duoc danh tro du chi veo tai la phan giao duc giao vien so phu huynh se tao ra nhung hoc tro hu hong Bộ GD&ĐT báo cáo Chính phủ về việc xuất bản, phát hành sách giáo khoa giai đoạn 2012-2017
thay khong duoc danh tro du chi veo tai la phan giao duc giao vien so phu huynh se tao ra nhung hoc tro hu hong Bộ GD&ĐT có thay sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình mới từ năm học 2019 - 2010?
thay khong duoc danh tro du chi veo tai la phan giao duc giao vien so phu huynh se tao ra nhung hoc tro hu hong Bộ GD&ĐT: Triển khai dạy và học sách Công nghệ giáo dục là hoàn toàn tự nguyện

Mới đây, Dự thảo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục vừa được đưa ra để lấy ý kiến nhân dân. Theo đó, có một số quy định như phạt từ 10-20 triệu đồng đối với giáo viên có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người học; phạt từ 20 - 30 triệu đồng đối với giáo viên có hành vi xâm phạm thân thể người học.

Ngược lại, nếu người học có hành vi tương tự đối với giáo viên thì cũng sẽ bị phạt hành chính với số tiền tương tự. Toàn văn dự thảo xem chi tiết Tại đây.

Dự thảo này đang thu hút sự chú ý của người dân, đặc biệt là các giáo viên với nhiều ý kiến khác nhau.

thay khong duoc danh tro du chi veo tai la phan giao duc giao vien so phu huynh se tao ra nhung hoc tro hu hong
Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong giáo dục đang được lấy ý kiến rộng rãi nhân dân. Ảnh minh họa: Đình Tuệ.

"Tôi cảm thấy tủi thân"

Chia sẻ về vấn đề này, cô giáo Hương Lan - một giáo viên dạy Toán THCS ở TP HCM tâm sự: "Tôi cảm thấy rất tủi thân khi dự thảo quy định có nhiều khoản phạt giáo viên như tội phạm! Biết giáo viên lương thấp mà xoáy vào là có phần thiếu lương tâm. Lương tháng 5 triệu mà bị 1 lỗi như véo nhẹ tai học sinh mà có thể bị phạt tới 30 triệu, bằng cả nửa năm lương thì còn ai dám đi dạy?

Theo tôi, dự thảo nghị định này có nhiều khoản chưa phù hợp với giáo dục. Giáo viên nào vì phạm thì chỉ cần cho họ xuống trực cổng, làm giám thị 1 học kỳ hoặc hình thức kỷ luật phù hợp nào đó cũng đủ cho họ trăn trở không ngủ nổi rồi! Muốn giáo dục giáo viên thì phải bằng cái tâm! Ép quá, các thầy cô không phục sẽ dẫn đến ức chế, tủi thân. Thậm chí có người còn tìm đến cái chết hoặc bị tâm thần...".

Cô Lan cho rằng, phạt tiền là hành xử đánh đồng không hợp lý đối với giáo viên, thầy cô về hưu rồi mà còn thấy xúc phạm chứ chưa nói gì đến giáo viên trẻ! Không hiểu từ bao giờ mà giáo viên đã hình thành sự ngại ngùng, lo sợ phụ huynh sẽ vào gặp thẳng hiệu trưởng khi xảy ra sự vụ gì? Từ đó dễ tạo nên hình ảnh giáo viên nịnh bợ học trò, bao che học trò hư chỉ vì bố mẹ em đó hay thưa gửi.

thay khong duoc danh tro du chi veo tai la phan giao duc giao vien so phu huynh se tao ra nhung hoc tro hu hong
Cô giáo Đỗ Thị Nga - Giáo viên Hóa học Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Ba Đình, Hà Nội). Ảnh: Đình Tuệ.

Còn cô giáo Đỗ Thị Nga - Giáo viên Hóa học Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Ba Đình, Hà Nội), dự thảo nghị định lần này có một số điều cần nghiên cứu lại, nhất là chế tài xử phạt đối với giáo viên.

"Về khía cạnh xử phạt hành chính với học sinh khi các em phạm lỗi trong nhà trường là không nên. Học sinh là đối tượng phụ thuộc vào gia đình, chưa làm ra của cải vật chất. Cần kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục các em thì sẽ tạo thuận lợi để học sinh phát triển toàn diện.

Còn với giáo viên, tôi nghĩ ban soạn thảo nên xem xét lại mức xử phạt cụ thể. Bởi với mức lương giáo viên nói chung hiện nay tính theo bậc lương nhà nước thường không quá cao, nếu xử phạt trong khoảng từ 10 - 20 triệu đồng thì chưa hợp lý.

Cần điều chỉnh mức phạt làm sao để cả giáo viên và học sinh đều tự giác thực hiện tốt quy định. Nếu không, giáo viên chỉ cần nhìn vào mức phạt đó thôi cũng đã ra rất nhiều áp lực, trong khi áp lực chuyên môn đã không hề nhẹ", cô Nga tâm sự.

Đánh học trò chưa hẳn là không tốt

thay khong duoc danh tro du chi veo tai la phan giao duc giao vien so phu huynh se tao ra nhung hoc tro hu hong
Th.sĩ Nguyễn Hằng Nga - Tổ trưởng bộ môn Ngữ văn, Trường THPT Hoài Đức B (Hà Nội). Ảnh: Đình Tuệ.

Trao đổi với chúng tôi, Th.sĩ Nguyễn Hằng Nga - Tổ trưởng bộ môn Ngữ văn, Trường THPT Hoài Đức B (Hà Nội) chia sẻ: "Giáo viên phải là người thực sự có tâm với nghề. Thương yêu học sinh thật sự. Mong muốn học sinh giỏi giang và thành đạt mạnh mẽ, khi ấy người giáo viên mới tìm mọi biện pháp để giáo dục học trò của mình. Giáo viên phải có trình độ chuyên môn vững để tạo được sự ngưỡng mộ của học trò về khía cạnh học thuật.

Đồng thời, các thầy cô phải giữ được tư cách đạo đức của nhà giáo để học sinh kính trọng về mặt nhân cách. Hiểu học trò của mình cả điểm mạnh lẫn điểm yếu để định hướng đúng cho sự phát triển của từng học trò. Giáo viên phải hay tâm sự, trò chuyện với học trò để truyền cảm hứng, chia sẻ với học trò như những người bạn".

Bà Nga cho rằng, trong 1 lớp học cũng như trong một gia đình, giáo viên phải đối xử công bằng với tất cả học sinh, có như vậy học sinh mới nghe lời và hạn chế việc phải phạt học trò. Tuy nhiên, nếu thầy đánh trò để trò biết tu tỉnh và học hành chăm chỉ hơn mà bị phạt thì có phần không hợp lý. Như thế đôi khi sẽ lại phản giáo dục.

"Vì nếu thầy đánh trò ở một chừng mực cho phép để phạt trò một cách thực tâm chính là thực hiện triết lý 'yêu cho roi cho vọt'. Còn nếu thầy không được quyền đánh trò tức là tước đi một phần cái uy của người thầy gây khó cho người thầy trong quá trình giáo dục", cô Hằng Nga nhấn mạnh.

thay khong duoc danh tro du chi veo tai la phan giao duc giao vien so phu huynh se tao ra nhung hoc tro hu hong Dự thảo Nghị định xử phạt hành chính trong giáo dục đã 'hành chính hóa' quan hệ dân sự?

Theo LS Đặng Văn Cường, dự thảo Nghị định xử phạt hành chính trong giáo dục mà Bộ GD&ĐT mới ban hành đã 'hành chính ...

thay khong duoc danh tro du chi veo tai la phan giao duc giao vien so phu huynh se tao ra nhung hoc tro hu hong Bộ GD&ĐT báo cáo Chính phủ về việc xuất bản, phát hành sách giáo khoa giai đoạn 2012-2017

Bộ GD&ĐT vừa có báo cáo gửi tới Văn phòng Chính phủ về việc xuất bản, phát hành sách giáo khoa giai đoạn 2012-2017.

thay khong duoc danh tro du chi veo tai la phan giao duc giao vien so phu huynh se tao ra nhung hoc tro hu hong Sở GD&ĐT Hà Nội lùi thời gian đóng thầu đề án sữa học đường tới 10/10

Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội vừa nhận được thêm hồ sơ tham gia đấu thầu của 4 đơn vị nữa nên sẽ kéo dài ...

thay khong duoc danh tro du chi veo tai la phan giao duc giao vien so phu huynh se tao ra nhung hoc tro hu hong Sở Giáo dục Hà Nội lên tiếng trước thông tin phụ huynh bị 'ép tự nguyện' tham gia chương trình sữa học đường

Chiều 25/9, đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội đã có một số chia sẻ xung quanh đề án sữa học đường cho trẻ mầm non ...

thay khong duoc danh tro du chi veo tai la phan giao duc giao vien so phu huynh se tao ra nhung hoc tro hu hong Học sinh quá đông, Phòng Giáo dục Hoàng Mai muốn xây mới nhiều trường công, nâng tầng trường cũ

Trước thực trạng học sinh ở nhiều trường tiểu học phải học luân phiên do thiếu phòng học, nhiều ý kiến cho rằng trường cần ...

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.