Sở Nông nghiệp lý giải việc 22.000 dân Hà Nội bị ngâm trong lũ

Mưa lớn kết hợp thủy điện xả lũ, các sông hạ lưu đầy nước không còn chỗ tiêu thoát dẫn đến nhiều khu vực dân cư ngập úng lâu ngày. 

Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Hà Nội cho hay, tính đến chiều 7/8, mực nước của các sông Tích, Đáy, Bùi đều đã ở dưới mức báo động số 1. Lũ hết và các lệnh báo động lũ ban hành trước đó đã được rút.

Tuy nhiên, những đợt mưa lớn, diện rộng từ 17/7 đến nay đã gây ra thiệt hại lớn về kinh tế. Đến ngày 7/8 vẫn còn hàng trăm hộ dân ở huyện Chương Mỹ bị ngập.

Lượng mưa trung bình trên toàn thành phố các ngày 17/7-6/8 là 400 mm, trong đó trạm lớn nhất tại Ứng Hoà 566 mm, nhỏ nhất tại Láng 309 mm.

so nong nghiep ly giai viec 22000 dan ha noi bi ngam trong lu

Một số khu dân cư của huyện Quốc Oai bị cô lập do ngâp lụt trong đợt mưa cuối tháng 7. (Ảnh: Giang Huy)

Mực nước trên sông Tích (địa bàn huyện Quốc Oai) ở thời điểm cao nhất ở mức 8,6m, vượt báo động 3. Mức nước báo động 3 đã kéo dài 13 ngày liên tục làm một số khu dân cư của Quốc Oai bị cô lập.

Tại Chương Mỹ lũ trên sông Bùi (tại Yên Duyệt) đạt đỉnh lũ chiều 30/7 là 7,51 m (vượt báo động 3 là 0,51 m), đây được cho là mức lũ lịch sử cao nhất từ khi có số liệu so sánh tại đây. Tính đến ngày 7/8, nhiều địa bàn của huyện bị ngập 22 ngày.

Mưa lũ đã làm nhiều địa bàn dân cư, lúa, hoa màu bị ngập như Ba Vì, Phúc Thọ, Đông Anh, Sơn Tây, Đan Phượng, Thanh Trì, Phú Xuyên, Thạch Thất. Ba huyện bị thiệt hại nặng nhất là Quốc Oai, Mỹ Đức và Chương Mỹ.

Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Hà Nội Đỗ Đức Thịnh cho hay, đợt mưa lũ đã trên 4.600 hộ bị ngập (hơn 22.300 nhân khẩu); trên 4.400 ha lúa mất trắng và trên 5.000 ha ngập sâu; khoảng 500 ha hoa màu, 880 ha thuỷ sản, 300 ha cây lâu năm, 10km đường giao thông... bị ảnh hưởng.

Ước tính riêng thiệt hại tại hai huyện Chương Mỹ và Mỹ Đức đã lên tới khoảng 300 tỷ đồng.

Thế nào là "lũ rừng ngang"

Trước những thông tin trái chiều về khái niệm "lũ rừng ngang", tại buổi họp báo định kỳ của Hà Nội vào chiều 7/8, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chu Phú Mỹ đã được chỉ định giải thích "lũ rừng ngang" và lý giải việc ngập kéo dài ở một số xã của Chương Mỹ.

so nong nghiep ly giai viec 22000 dan ha noi bi ngam trong lu

Huyện Chương Mỹ là địa bàn thiệt hại nặng nề nhất trong đợt mưa lũ vừa qua. (Ảnh: Giang Huy)

"Lũ rừng ngang nghĩa là lũ từ phía ngang Hoà Bình trở về", ông Mỹ lý giải và cho biết việc xả lũ hồ Hoà Bình không ảnh hưởng đến việc ngập lụt của huyện Chương Mỹ.

Việc Chương Mỹ bị ngập do mưa từ Lương Sơn, Kim Bôi (Hoà Bình) và từ huyện Mỹ Đức (Hà Nội) tràn về dẫn đến bị ngập.

Lý giải thêm về khái niệm "lũ rừng ngang", Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Đinh Mạnh Hùng cho rằng chỉ có Chương Mỹ và một phần Mỹ Đức mới có lũ rừng ngang "tức là toàn bộ nước từ thượng nguồn đổ về".

Về lý do ngập kéo dài, Giám đốc Sở Nông nghiệp cho hay, địa bàn bị ngập nằm ở lưu vực sông Bùi, được quy hoạch là vùng thoát lũ.

Việc thoát lũ sông Bùi phải qua sông Đáy chảy vào sông Hồng. Tuy nhiên do hồ Hoà Bình xả lũ nên mực nước sông Hồng lên cao, việc tiêu nước của sông Đáy vào sông Hồng bị hạn chế.

Theo ông Mỹ, sau trận lụt năm 2017 tại Chương Mỹ, thành phố nghiên cứu phương án xây dựng trạm bơm tại khu vực Ba Thá để tiêu nước cho sông Tích, sông Bùi.

Nhưng khảo sát thực tế cho thấy, nếu xây dựng trạm bơm thì quy mô sẽ rất lớn, chi phí quá cao mà hiệu quả chưa thưc sự rõ.

Bằng mọi giá bảo vệ đê Tả Bùi

Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Đinh Mạnh Hùng cho biết theo thiết kế đê của sông Bùi, bên Tả Bùi thiết kế dương 7,5 m và Hữu Bùi thiết kế dương 7 m.

Khi nước sông Bùi dâng cao trên báo động số 3 (trên 7 m) sẽ cho phép tràn qua đê Hữu Bùi để bảo vệ an toàn cho đê Tả Bùi.

so nong nghiep ly giai viec 22000 dan ha noi bi ngam trong lu

Nước từ Lương Sơn, Kim Bôi (Hoà Bình) tràn về, cộng với lượng mưa tại chỗ gây ngập lụt tại nhiều địa bàn của hai huyện Quốc Oai, Chương Mỹ (Hà Nội). (Đồ hoạ: Việt Chung)

"Đê Tả Bùi bảo vệ cho huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Phúc Thọ và một phần của nội đô Hà Nội nên bằng mọi giá bảo vệ", Chủ tịch Chương Mỹ nói.

Việc để nước tràn qua đê Hữu Bùi khi nước vượt báo động 3 được lãnh đạo Chương Mỹ lý giải "là phương án từ xưa đến nay, hàng ngàn đời nay đã và đang tồn tại".

Chủ tịch huyện Chương Mỹ cho biết, chiến lược lâu dài là di dân toàn bộ vùng Hữu Bùi (xã Tân Tiến, Nam Phương Tiến, một phần của các xã: Thuỷ Xuân Kiên, Tốt Động và Hoàng Văn Thụ) để đảm bảo an toàn cho dân có cuộc sống ổn định.

Trước mắt huyện kiến nghị thành phố và trung ương nâng cấp cả đê Tả Bùi và Hữu Bùi để khi nước dâng bà con các xã yên tâm hơn.

Bên cạnh đó, huyện cũng kiến nghị đầu tư quy hoạch lại hệ thống giao thông, nước sạch để bà con sống chung với lũ bớt khó khăn.

Đê Tả Bùi (trên 14 km), Hữu Bùi (hơn 18km) thuộc loại đê cấp 4. Địa bàn TP Hà Nội có hơn 626 km đê được phân làm 5 cấp.

Việc phân cấp đê sông dựa vào các tiêu chí: dân số, diện tích bảo vệ; độ ngập sâu trung bình các khu dân cư so với mực nước thiết kế đê; lưu lượng lũ thiết kế.

Theo các tiêu chí trên, hơn 37 km đê Hữu Hồng, đoạn đi qua địa phận Hà Nội cũ được phân loại cấp đặc biệt.

10 năm trở lại đây, đã 3 lần nước tràn qua đê Hữu Bùi gây ngập lụt cho nhiều xã của huyện Chương Mỹ.

Lần đầu năm 2008, khi Hà Nội bị ngập lụt lịch sử trên diện rộng. Lần thứ 2 vào tháng 10/2017 và đợt ngập kéo dài từ cuối tháng 7 đến nay là lần thứ 3.

so nong nghiep ly giai viec 22000 dan ha noi bi ngam trong lu Đình làng Nam Hài vẫn ngập trong nước lũ, rác thải bủa vây tứ phía

Mặc dù nước đã rút, nhưng hiện Đình làng Nam Hài, thuộc xã Nam Phương Tiến vẫn ngập sâu trong nước, rác thải bủa vây ...

so nong nghiep ly giai viec 22000 dan ha noi bi ngam trong lu Ngập lụt ở Chương Mỹ: Mất cả 10 móng chân vì bị nước 'ăn'

Nhiều người dân xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) do thường xuyên phải lội nước lũ nên đã bị nước "ăn", lở ...

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.